Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002163553
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Fri - 04/19/2024 07:20
Tâm Tình từ Vovinam San Diego
Fri - 07/18/2014 20:56

Xem hình

Kính thưa Thầy Nguyễn Văn Chiếu,
Chánh Chưởng Quãn Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo
Kính thưa quí Thầy cô, quí anh chị em,


Xin cám ơn Thầy Chiếu đã lưu tâm gởi lời chia buồn đến gia đình huynh Phan Sơn, Phụ Tá Quãn Nhiệm Việt Võ Đạo San Diego.

Xin kính gởi một bài viết cũ của huynh Phan Sơn.

Xin được nói thêm, huynh Sơn là một người có tâm hồn cao đẹp. Huynh đến với Vovinam hơi trễ (gần 60 tuổi mới nhập môn), nhưng khả năng và ý chí cầu tiến, cũng như lòng yêu thích võ học của huynh đã làm cho chúng tôi phải khâm phục.

Huynh Sơn vào lớp, luyện tập nhọc nhằn như mọi người. Nhiều khi nhìn huynh cắn răng chịu đựng đau đớn khó nhọc qua từng đòn thế, chúng tôi cũng ái ngại. Nhưng thấy huynh kiên trì vượt qua tất cả trong mấy năm qua, chúng tôi cũng an tâm.
Trong bài viết dưới đây, huynh Sơn nói đến việc đưa đứa con vào học Vovinam. Đứa con học, rồi huynh vào lớp học theo. Chúng tôi hiểu huynh muốn làm gương cho con. Có điều huynh có thể chưa biết, là qua những giòng mồ hôi luyện tập nhọc nhằn, huynh cũng đã làm gương cho tất cả chúng ta trong Vovinam.

Người con của Huynh Sơn vừa vào đại học, cũng là một thanh niên có khả năng, có tâm hồn cao đẹp. Từ những ngập ngừng e ngại buổi ban đầu, sau mấy năm, em đã luyện tập xong trình độ Lam Đai Đệ Tam Cấp, chúng tôi đã chuẩn bị một dây đai vàng để mang cho em, nếu em đậu qua kỳ thi gắt gao của Việt Võ Đạo San Diego, và dự định sẽ trao cho em trách nhiệm Huấn Luyện Viên Vovinam.

Đứa con bất ngờ bị tai nạn qua đời. Huynh Sơn bỏ tập mấy tuần, rồi lại tìm về lớp võ. Chúng tôi thấy sự trống trãi cùng cực trong những giờ luyện tập của huynh! Nhưng huynh đệ gặp nhau, một cái nghiêm Lễ, một cái bắt tay! Có nhiều lúc tôi đã vội vã quay đi để tránh không cho môn sinh thấy giòng nước mắt. Nay thêm người phối ngẫu qua đời, còn biết nói gì hơn!

Hy vọng huynh Sơn vẫn tiếp tục sinh hoạt đều đặn với chúng tôi. Môn phái đối với huynh vẫn là một Đại Gia Đình. Hy vọng tình thương của Đại Gia Đình sẽ mang lại cho Huynh chút an ủi.
Trân trọng kính chào.
Môn Sinh Tống Minh Đường

-------------------------------------------------------
Tôi học Võ

Lâu lắm rồi mà tôi vẫn không quên được buổi sáng hôm ấy. Một buổi sáng, có gió thổi nhẹ, có nắng vàng rực rỡ, đó là buổi sáng mùa hè tiêu biểu của San Diego. Tôi đưa con đến trụ sở hiệp hội Người Việt ở Linda Vista để xin học võ Vovinam, Việt Võ Đạo. Võ sư là một người đàn ông khoảng chừng 40 tuổi, thấp, nhỏ con, bắp thịt không to cuồn cuộn nhưng toàn thân là một khối rắn chắc, vững chải. Dấu hiệu của nhiều năm tháng khổ luyện. Học trò chỉ khoảng mươi đứa, đứa lớn nhất độ chừng mười bảy, mười tám tuổi, như vậy thì nó thua thằng con út tôi khoảng ba, bốn tuổi.
Sau khi điền đơn, đóng lệ phí và mua võ phục, con tôi được vào tập ngay. Đứng nhìn mấy đứa nhỏ tập, tôi cảm thấy nôn nao, rạo rực trong lòng. Ước gì mình còn trẻ như bọn chúng, thì mình sẽ…Nhưng rồi, trong một thoáng lưỡng lự, tôi đến thưa thầy, xin thầy cho tôi được làm đệ tử của thầy. Thầy nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi từ chân đến đầu. Có điều gì đó trong ánh mắt của thầy, hình như là nghi ngờ? Có lẽ đầu tôi tóc đã bạc quá nhiều? Da mặt tôi đã nhen nheo?. Rồi thầy cười, đưa tờ đơn biểu tôi điền vào, lựa cho tôi bộ võ phục màu xanh lớn hết cở.

Mặc bộ võ phục màu xanh, thắt đai cùng màu áo, tôi trở thành võ sinh. Qua cái tuổi tri thiên mệnh, gần đến tuổi nhi nhỉ thuận, mà đi học võ, thiệt là chuyện không ngờ và cũng thiệt buồn cười. Hồi còn nhỏ, ưng đi học võ, ông già không cho, ổng sợ học võ đánh người ta, không tiền bồi cơm thuốc. Bây giờ ông già không còn nữa, nhưng trưa nay về nhà với bộ võ phục trên người trông oai phong, không biết vợ tôi sẽ phản ứng ra sao?

Thầy dẫn tôi đến trước lớp, giới thiệu – Đây là Bác Sơn, sẽ tập chung với chúng ta. Sắp nhỏ vỗ tay, tôi nhìn bọn chúng, cười vui như trẻ được quà. Thầy dạy tôi nghiêm lễ, cách chào của môn sinh Vovinam. Đứng nghiêm, hai chân sát vào nhau, tay trái duổi thẳng song song với chân trái, tay phải đặt lên tim. Bàn tay thép, trên trái tim từ ái. Cúi đầu chào và hai mắt mở to, nhìn người mình đang chào. Đúng là con nhà võ, chào nhau nghiêm trang và ý nghĩa làm sao. Tôi đứng chung vào hàng với mấy đứa nhỏ, thầy bắt đầu hướng dẫn phá tĩnh. Tập hít thở, hít vào thở ra. Sống trên cõi đời, tôi đã hít thở bao nhiêu không khí của bầu trời quê mẹ và bầu trời nơi xứ lạ. Nhưng thú thật, tôi chưa bao giờ hít thở một cách sâu sắc như kiểu hít thở mà thầy Huân hướng dẫn hôm nay. Hai chân mở rộng, cúi xuống, thót bụng lại thở hết ra. Từ từ đứng dậy, hai tay cong như hốt không khí đưa vào mũi, hít vào thật sâu, giữ hơi lại một vài giây. Cứ như vậy thở ra hít vào vài lần đã thấy người khỏe ra. Kế đến là những động tác tập cổ, tập tay, tập chân, nhưng tôi sợ nhất là những động tác kéo giãn gân chân. Từ thuở ấu thơ đến giờ, chưa một lần kéo cho gân chân giãn ra và có lẽ, các dây gân trong người tôi đã bắt đầu co rút lại, đi đứng không còn ngay thẳng như hồi còn trẻ nửa. Bây giờ lại kéo chúng ra, thật đau đớn vô cùng. Nhưng đã là võ sinh, làm sao dám không nghe lời thầy.

Phá tĩnh xong, thầy dạy cách đứng trung bình tấn và các thế gạt đở. Thầy nói, học võ phải học đở, gạt trước chứ không phải đấm đá. Tôi nghĩ, tưởng gì chứ gạt, đở ai mà không biết. Đời tôi tôi đã gạt, đở biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng tôi lầm to, sau khi coi thầy biểu diển bốn thế gạt mới biết người có nghề họ đở, gạt khác với những anh tay ngang nhiều lắm. Anh nào hung hăng đấm người có võ, họ chỉ dùng tay gạt mạnh ra thôi, không cần đánh trả, cũng đã biết mình đang chạm đá, nên dừng lại là hơn. Đứng trung bình tấn và tập bốn thế gạt gần nữa giờ đồng hồ, mồ hôi vãi ra ướt cả áo. Nghỉ giải lao chưa đầy năm phút thầy đã tập nhào lộn, té sấp, té ngữa, té bên trái, té bên phải. Không biết thầy có cố ý giằn mặt tôi không, chứ bảo tôi lộn tới, lộn lui và các thế té ngã thì xương thịt trong người tôi không có chổ nào không đau. Nhưng đã mang tiếng học võ mà không tập như những môn sinh khác thì biết ăn nói làm sao với thiên hạ bây giờ?

Trưa hôm ấy về đến nhà, chân đi khập khểnh, mặt nhen nhó. Vợ tôi hỏi:
- Sao trông anh có vẻ đau đớn vậy?
- Tôi tập võ
Nghe tôi nói cô ấy tôi không tin. Cổ hỏi lại con, hắn cũng xác định như vậy và còn nói thêm:
- Ba tập hăng lắm má ơi, chẳng thua gì bọn con
. Cổ lườm tôi một cái thật dài rồi nói
- Già rồi mà tập võ, gãy tay, gãy chân thì chịu chứ đừng hành tôi nhé

Hồi nhỏ cha tôi sợ tôi học võ đánh người ta không có tiền bồi cơm thuốc, lớn lên học võ vợ sợ gãy tay, gãy chân hành vợ.
Tôi để những giọt nước ấm vỗ nhẹ trên thân thể đang ê ẩm, cảm giác như hồi sinh. Tôi mĩm cười khoan khoái, như tự mình khám phá ra một điều gì mới mẽ, thích thú lắm. Tắm xong, một tô phở gà còn đang bốc khói và một lon bia lạnh để ở bàn ăn, chờ tôi.

Những ngày tháng kế tiếp, một tuần hai lần, chiều thứ năm và sáng thứ bảy tôi đều đến võ đường tập đều đặn. Một tuần làm việc, đầu óc căng thẳng với bao nhiêu toan tính, thi phi. Bước chân vào võ đường, mặc bộ võ phục màu xanh vào, chuyện đời như đã lãng quên. Nơi đây, bỏ quên ý niệm thời gian, tuổi tác. Hòa mình với trẻ thơ, với tiếng cười, với những giọt mồ hôi và đôi khi, với những giọt máu nóng. Để thấy con đường trước mắt còn dài, còn đẹp...
Thầy dạy các chiến lược tấn công, thầy ra đòn sắt bén, chính xác, nhanh gọn bao nhiêu thì tôi vụng về, lượm thượm bấy nhiêu. Thầy nói, hồi nhỏ đến giờ có học võ đâu chưa mà tay chân cứng đơ vậy? Tôi trả lời bằng nụ cười. Tôi thích nhất khi nghe thầy đọc bài thiệu và biểu diễn quyền. Long môn ngư vượt thủy, hổ khẩu viên tượng phi, long hổ phong vân hội, hổ long đồng xuất vũ, hồi đầu long hổ tụ. Mười đầu ngón tay cong lại như những trảo rồng, quyền cước ra lúc nhanh lúc chậm, lúc cương, lúc nhu, như long như hổ, tuyệt vời. Ngày xưa nghe các bạn học võ, nói mấy tháng đầu chỉ học đứng tấn thôi, đứng muốn sụm bà chè. Giờ mới nhập môn mà thầy Huân đã dạy cho nhiều thứ. Các chiến lược tấn công, phản đòn dao từ 1 đến 10, các thế tự vệ khi bị người ta nắm tay, nắm tóc, bóp cổ, kẹp cổ, nắm tay. Các thế phản đòn khi bị người ta đấm, đá…Vovinam có tính thực dụng là vậy, và chỉ học một thời gian ngắn thôi mà đã cảm thấy như mình là người “có võ”.
Tập võ Vovinam chung với lớp con cháu, mới thấy sự cực nhọc mà chúng trãi qua trong các giờ tập. Mới hiểu được, nhiều cháu tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã sớm ý thức được sự quan trọng của võ thuật trong đời sống, trong mối tương giao với xã hội. Nên chiu hy sinh những giờ xem tivi, giờ chơi game hay giờ ngủ nướng. Để đến võ đường cùng đổ mồ hôi.

Trong lúc tập đòn tự vệ nắm tóc, có vài cháu khi tôi bảo nắm tóc để tôi phản đòn, các cháu lưỡng lự không chịu nắm. Tôi bảo vài lần mới nhè nhẹ sờ tay lên đầu tôi. Tôi hỏi tại sao không nắm mạnh? Cháu trả lời, không dám. Khi tập phản đòn đá, phản đòn đấm với tôi, các cháu cố làm thật nhẹ, như là sợ tôi đau hay sợ đánh người lớn là phạm thượng, là không nên. Mỗi lần như vậy tim tôi chùng xuống, cảm động, nước mắt như muốn ứa ra. Nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt, cũng là một trong mười điều tâm niệm của Việt Võ Đạo, “Tôn kính người trên, thương mến đồng đạo”, đã được các cháu thể hiện trọn vẹn. Thật sung sướng, thật đáng hãnh diện.

Con trai tôi, ở nhà không chịu nói tiếng Việt, tính tình nhút nhát, rụt rè. Tập võ Vovinam hơn hai năm, bây giờ thầy Huân cho điều khiển lớp để phá tĩnh. Hắn mạnh dạn đứng trước lớp ra lệnh bằng tiếng Việt, với phong thái thật chững chạc, tôi vui mừng, xúc động vô cùng. Có tập võ chung với con cháu, chứng kiến sự trưởng thành của chúng mới niết công ơn khó nhọc của thầy. Thầy dạy Vovinam Việt Võ Đạo là những người sống với lời thề, “nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân, hiến ích”. Thầy dạy Vovinam, như võ sư Tống Minh Đường ví von “người lái đò trên giòng sông vô hạn”, đưa từng lớp người qua bên kia sông, để họ tìm về nẽo ý.

Ngày xưa cha tôi không cho học võ vì sợ đánh người ta, không có tiền bồi cơm thuốc. Tôi không biết trả lời làm sao. Nhưng bây giờ tôi biết chắc một điều là, người học võ, nếu cần dụng võ để tự vệ hay bênh vực lẽ phải thì cũng dụng võ với tinh thần bao dung, độ lượng, cảnh cáo giáo dục chứ không phải trả thù hay để hơn thua. Việt Võ Đạo đã dạy chúng tôi như thế.

Vợ tôi sợ người lớn tuổi tập võ sẽ gãy tay, gãy chân. Đã hơn hai năm rồi, thầy tôi cho tập qua: Nhập môn, Thập tự, Tứ trụ, Long hổ, Ngọc trản quyền và Tứ tượng côn pháp, cùng với hai mươi chiến lược tấn công, mười thế vật, mười thế tay không đoạt dao găm, song luyện, song đấu và nhiều thế phản đòn, tự vệ. Thầy còn bắt hít đất, nhảy công lực, té ngã, nhào lộn, sao ẩn đạp bụng… Tay chân tôi không những không gãy mà còn to, cứng, dẽo dai. Thân thể bớt đau nhức, tinh thần sáng suốt, vui tươi hơn những đêm cong lưng, miệt mài trên các trang web, rồi ý kiến, ý cò với những bài viết, mà thật ra chúng chẳng ăn nhằm gì tới mình. Cholesterol từ 230 giảm xuống còn 195. Áp suất máu bình thường trở lại. Những đêm dài mất ngủ, nằm tưởng đến những vì sao rơi cũng không còn nữa.

Trưa nay đi tập võ về, thấy vợ tôi đã dọn sang phòng khác, ngủ một mình. Tôi hỏi lý do, cô ấy nói, dạo này ông tập võ, tay chân cứng như đá. Ngủ lại ngáy to còn hay mớ, hay huơ tay, huơ chân. Tôi sợ ông đánh nhằm thì chết mất.
Tôi cười, thật vậy sao?

Lam Đai Đầu Bạc
Môn Sinh Phan Sơn




Tin liên quan:
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại [Mon - 07/11/2016 11:04]
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden [Sun - 06/19/2016 23:14]
Thầy trò tôi 30 năm ! [Thu - 06/16/2016 08:12]
Duyên tình của Vovinam - Tấn Đạt & Thanh Thùy [Mon - 10/12/2015 00:57]
Chương Trình Du Ngoạn sau Đại Hội Tournament [Sun - 07/05/2015 20:25]
Những lời chúc mừng từ quý đồng môn và thân hữu ! [Wed - 05/27/2015 18:15]
Viếng Thăm Seattle [Tue - 04/14/2015 19:56]
Tâm Thư số 2 - Vovinam tournament 2014 [Mon - 06/02/2014 09:44]
Suy cảm trong mùa Tưởng niệm Sáng Tổ [Wed - 04/23/2014 07:30]
Cảm nghĩ từ chuyến đi đến Tổ Đình [Thu - 03/13/2014 02:05]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Thầy trò tôi 30 năm ! [Thu - 06/16/2016 08:12]
Viếng Thăm Seattle [Tue - 04/14/2015 19:56]
Tâm Tình - Vài Cảm nghĩ [Sun - 09/29/2013 10:47]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.097 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.