Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002164635
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Thu - 04/25/2024 19:42
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thu - 06/16/2016 08:16

Xem hình

Tiểu Luận Võ Học
Lời Mở Đầu


Là môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo, chắc hẳn có đôi lần chúng ta đều có dịp nghe những lời bình phẩm của khán giả hoặc những người không có tập luyện Vovinam về những đường nét kỷ thuật trong nền võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo. Đó là những câu nói như: “ Võ Vovinam cũng không có gì đặc biệt, chẳng qua là lấy của môn nầy một chút, môn kia một chút, nghĩa là sự góp nhặt của một số kỷ thuật khác nhau của các võ phái khác như là đấm đá thì cũng tương tự như Taekwondo, Karaté; hoặc là cũng vật té như Judo,… Và cũng từ nhận thức sai lệch đó đã dẫn đến sự diễn giải sai ý nghĩa của câu nói “ Vovinam thái dụng mọi tinh hoa võ học của các môn phái khác…”.

Nhưng thực tế thì nền tảng võ học của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo là gì? Và căn bản nồng cốt của Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao? Căn cứ theo “ NỀN TÃNG VÕ HỌC CỦA VOVINAM _ VIÊT VÕ ĐẠO” thì :
“ Vovinam - Việt Võ Đạo đặt nền tãng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần dân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển” vào võ học cũng như trong đời sống.


Do đó Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy môn võ và vật cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chĩnh và hữu hiệu hơn.”
Như thế căn cứ theo câu nói về nền tãng kỷ thuật của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo vừa nêu, chúng ta đã nhận thấy được nguồn gốc hình thành và phát triển của hệ thống kỷ thuật đặc thù của môn phái chúng ta trong một chiều dài lịch sử gần 80 năm hình thành do Cố Võ Sư Sáng Tổ tạo nên. Cố Võ Sư Sáng Tổ, sau khi dã học hỏi, khảo cứu và lãnh hội được những căn bản quan trọng của nền võ học cổ truyền Việt Nam do dòng họ truyền thụ, Người đã làm một cuộc canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện để hình thành nên một phương pháp huấn luyện vô cùng khoa học và đơn giãn. Chúng ta đã nhận thấy những ưu điểm nầy qua các phần phân thế - ghép thành bài (quyền hay song luyện…) - tấn pháp và đặc biệt là phương pháp té ngã hoàn toàn khác hẳn với cách thức huấn luyện của võ cổ truyền Việt Nam. Chính các ưu điểm nầy đã gặt hái được những thành tựu lớn lao, tạo nên một sự phát triển rộng khắp cho môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo từ trong nước ra đến hải ngoại, chính là do sự phù hợp với trào lưu tiến hóa của xã hội, thích ứng với nhu cầu học tập của đa số dân chúng và đồng thời mang tính hiệu qủa (trong chiến đấu và học tập) cao.

Đặc biệt từ thời điểm 1940 trở đi, qua tìm hiểu thêm hai bộ môn võ thuật nổi tiếng ở thời đó là Quyền Anh (Boxing) và Nhu Đạo (Judo), Võ Sư Sáng Tổ đã hoàn thiện thêm về kỷ thuật võ học độc đáo của Vovinam - Việt Võ Đạo. Như chúng ta đã biết, Quyền Anh nổi tiếng về các lối đấm đơn giản nhưng tốc độ nhanh và đầy uy lực, thì để hóa giải các ưu thế trên của Quyền Anh, Võ Sư Sáng Tổ đã hoàn chỉnh thêm hệ thống kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo bằng các đòn phản công thực tiển, giản dị và vô cùng hiệu quả. Cũng như đối với bộ môn Nhu Đạo đã lừng danh thế giới với các thế vật, quăng quật, nhào lộn và té ngã, nhưng vẫn còn bị hạn chế là phải nắm được áo đối phương và té ngã trên thãm, thì Võ Sư Sáng Tổ đã bổ sung và hoàn thiện hệ thống giáo khoa kỷ thuật của Vovinam bằng các thế vật ở mọi tư thế kèm theo các thủ thuật bẻ tay, lừa đòn ở mọi tư thế mà không lệ thuộc vào trang phục của đối phương cùng với phương pháp té ngã trên sàn thông thường mà vẩn bảo đảm an toàn cho người môn sinh. (Trích và tham khảo luận án võ học của Võ Sư Nguyễn Văn Sen năm 1992 - Phần I - Nền Tãng Võ Học Vovinam - Việt Võ Đạo).

Như thế, trong phần trình bày ở trên, chúng ta đã được biết rằng Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy “môn võ và vật cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt” trong hệ thống giáo khoa kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo. Như vậy vấn đề nầy đã được thể hiện như thế nào trong hệ thống đòn thế kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo?

Trong phạm vi khả năng còn hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp của một cá nhân đối với nền võ thuật Việt Nam nói chung và Vovinam - Việt Võ Đạo nói riêng, chúng tôi cố gắng tìm hiểu và phần nào đó tìm cách chứng minh tinh thần và nội dung của câu nói trên. Tuy nhiên, với khả năng còn quá nhiều thiếu sót và hạn chế thì chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi các khuyết điểm hoặc sai lầm trong quá trình phân tích và chứng minh. Do đó chúng tôi tha thiết kính mong được sự chỉ dạy và hướng dẩn của Qúy Thầy, Qúy Võ Sư cùng các huynh đệ đồng môn để chúng ta có thể cùng nhau chứng minh một cách rõ ràng về nền tãng và nguồn gốc căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo hầu làm rạng danh dân tộc Việt Nam, và qua đó phát huy được những nét độc đáo riêng biệt của một nền võ thuật đặc thù Việt Nam; và đồng thời giúp xoá tan đi những nét ngộ nhận về sự cóp nhặt hay thu lượm những tinh hoa võ học của các võ phái khác để đưa vào chương trình của mình theo như sự lầm tưởng của một số người ít hiểu biết về môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.
               
                    
                         
TÌM HIỂU VÀ CHỨNG MINH VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
ĐÃ LẤY MÔN VÕ VÀ VẬT CỔ TRUYỀN LÀM NỒNG CỐT.


Trước nhất chúng ta hảy tìm hiểu những nét đặc trưng của nền võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo. Ngay từ khởi đầu, Võ Sư Sáng Tổ, dựa trên những yếu quyết căn bản của nền võ học cổ truyền Việt Nam và gia truyền, đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn lao trong việc truyền bá và giảng dạy võ thuật. Người đã canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện thành ra một phương thức rất khoa học, đơn giản, đã đi từ phân thế - ghép bài - học tấn – và té ngã hoàn toàn khác biệt với phương pháp của võ cổ truyền. Và cùng với sự nghiên cứu và thái dụng, kết hợp với sự hóa giải các tinh hoa của các võ phái khác trong giai đoạn 1940, Vovinam - Việt Võ Đạo đã trang bị thêm các thế vật ở mọi tư thế mà không hề lệ thuộc vào trang phục, cùng với các phương pháp té ngã trên sàn đá rắn mà vẫn bảo đảm an toàn cho người môn sinh. Ngoài ra để đối ứng với phương thức tấn công bằng các lối đấm đơn giản của bộ môn Quyền Anh, Võ Sư Sáng Tổ cũng đã hoàn thiện thêm phần phản đòn thực tiển các lối đấm của Quyền Anh bằng các thế phản đòn đơn giản và hiệu quả. Trong giai đoạn nầy Vovinam - Việt Võ Đạo đã đặt căn bản kỷ thuật trên các phương pháp té ngã, quăng quật, cùng với các bộ phản đòn đấm đá ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng.

Và từ năm 1954 trở đi, cùng với sự cọ sát với các võ phái khác đã du nhập vào Việt Nam (miền Nam Việt Nam) và nổi tiếng trên trường quốc tế như Võ Trung Hoa; Taekwondo, Hapkido (Đại Hàn); Judo, Aikido, Karaté (Nhật)…, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, Vovinam - Việt Võ Đạo đã phải tiếp tục thể hiện chính mình bằng những nét đặc thù độc đáo và vô cùng hiệu quả của nền võ thuật Việt Nam qua việc bổ sung các thế chiến lược, kỷ thuật giao đấu, các thế khóa gở, tóm bắt, đấu vật, tay không đoạt võ khí. Trong giai đoạn nầy trở đi, phần căn bản của Vovinam, ngoài phần đã đề cập ở trên (từ năm 1940 trở đi) đã hơi thiên về sự giao đấu mãnh liệt để tạo sức chịu đựng bền bĩ và lòng dũng cảm coi thường sự đau đớn gian khổ.

Cho đến ngày hôm nay, để phù hợp với thời đại khoa học kỷ thuật ngày càng tiến bộ nhưng lại mang đến các chứng bệnh về tâm, thể, mãn tính; đồng thời đáp ứng được nhu cầu tập luyện nhẹ nhàng, linh hoạt mà bổ ích, Vovinam - Việt Võ Đạo đã bổ sung và hoàn chỉnh them các bài Nhu Khí Công. Về hình thức thì Nhu Khí Công cũng tương tự như các bài Thái Cực Quyền, nhưng thực chất thì lại khác hẳn. Trong khi Thiền Định hay Yoga lấy tĩnh tọa để làm chủ và hít thở theo nhịp 2, 3, 4 (tĩnh luyện) thì Thái Cực Quyền hay Nhu Quyền, Dịch Cân Kinh lại là các môn động luyện, lấy sự hít thở điều hòa tương ứng với sự vận động nhẹ nhàng mềm mại của quyền pháp. Còn đối với môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thì các bài nhu khí công là sự kết hợp cả hai phần “Điều khiển hơi thở theo nhịp 2 thì, 3 thì, 4 thì ngay trong lúc thể hiện bài quyền. Múa quyền dùng ý điều khiển hơi thở hít vào (nạp khí) là cương, thở ra (xã khí) là nhu, thể hiện rõ nguyên lý “Cương Nhu Phối Triễn”.

Một nét đặc biệt nữa của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo chính là phuơng thức “ Một thành ba ó ba thành một”. Việc nầy có ý nghĩa là 1 hệ thống kỷ thuật khi phân tích và triễn khai ra, sẽ thành ba hệ thống khác nhau; và cả ba hệ thống nầy đều xuất phát chung từ một nguồn gốc hệ thống kỷ thuật. Với phương thức nầy, từ các đòn căn bản lẻ sẽ được ghép lại thành quyền và cùng phối hợp lại để thành các bài đối luyện hay song luyện, song đấu. Đây là một nét sáng tạo rất độc đáo của Vovinam - Việt Võ Đạo đã đóng góp vào kho tàng võ học của nhân loại. (Trích tham khảo từ luận án võ học của Võ Sư Nguyễn Văn Sen – 1992- Phần I- Nền Tảng Võ Học Vovinam - Việt Võ Đạo.)

Ngoài ra khi nghiên cứu về kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo, chúng ta dễ dàng nhận thấy những nét kỷ thuật đặc trưng của nền võ học Việt Nam, ví dụ như các bộ tấn ( từ trung bình tấn, đinh tấn, tam giác tấn, hồi tấn, độc cước tấn, tọa tấn, xà tấn…). Ngoài ra Vovinam - Việt Võ Đạo còn có những nét kỷ thuật riêng biệt, độc đáo không hề thấy ở các võ phái khác. Đó là các kỷ thuật chém quét, chém triệt, chém đá, chỏ - triệt, chặn - triệt,….mang dấu ấn rõ rệt và riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, đồng thời thể hiện rõ nét đặc thù của nền võ vật của dân tộc Việt Nam trong suốt hằng ngàn năm qua, kể từ thời của hai vị nữ vương Hai Bà Trưng.

Nói đến võ vật, căn cứ theo tài liệu lịch sử của Viện Sử Học thì Vật Việt Nam đã có từ thời kỳ Hai Bà Trưng vào những năm 40, nghĩa là đến nay đã có được một chiều dài lịch sử hai ngàn năm. Căn cứ theo bài viết “ Vật Cổ Truyền Việt Nam Trong Lịch Sử Và Giai Thoại” của Võ Sư Phan Quỳnh, “Đấu vật là một hoạt động dùng sức, không có phương tiện, dụng cụ nào ngoài tài khéo léo, nhanh nhẹn, nghệ thuật, dẽo dai và sức lực nhằm thi thố tài năng quật ngã nhau giữa hai đối thủ gọi là Đô hay Đô Vật.” Khác với đánh võ bàn tay luôn luôn cứng, khi giao đấu các đô vật hai bàn tay mở xòe và mềm mại hầu dễ dàng cầm, nắm, quăng quật.

Võ vật dân tộc là một di sản văn hóa, một môn thể dục thể thao truyền thống, có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sức khỏe, ý chí, long dũng cảm, tài nhanh nhẹn, tháo vát, sức chịu đựng gian khổ. Ngay từ thời xa xưa, khi xuất hiện bộ môn nầy ở nước ta, vật đã được coi là một phương pháp dùng để luyện quân, rèn tướng vì bao nó bao gồm các phương pháp luyện sức, đo tài, chọn người ra giúp dân, giúp nước. Điều nầy đã được thể hiện ngay trong phong cách, kỷ thuật và lối chơi.
Như thế Võ Sư Sáng Tổ đã nghiên cứu một cách sâu sắc nền võ vật dân tộc Việt Nam để rồi từ đó đã kiện toàn phần phản đòn cơ bản thực tiễn bằng các thế kỷ thuật giản dị và vô cùng hiệu quả. Đây chính là yếu quyết của Vovinam - Việt Võ Đạo - dựa trên nền tãng kỷ thuật chiến đấu vững vàng và khoa học của môn võ vật dân tộc Việt Nam - để mà từ đó hình thành nên một hệ thống và chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo ngày nay. Để chứng minh cho nhận xét nầy, chúng ta hảy thử tìm hiểu về các thế phản đòn cơ bản bao gồm cả ba trình độ 1, 2, 3; các thế khóa gở trình độ 1, 2,3; các thế tay không đoạt vũ khí (dao, búa rìu và mã tấu); các đòn chân tấn công (1- 21) và các bài vật 1, 2, 3 (bao gồm từ số 1 đến 28), để rồi từ đó mới có thể đưa ra phần kết luận chính xác cho câu nói - Vovinam Việt Võ Đạo đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.”
                    
               
                                
               
                    
                         A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 1:

1-
Đấm thẳng tay phải: Không có nét riêng biệt của nền võ vật, chỉ mang tính cách ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng.
2- Đấm thẳng tay trái: thể hiện tính chất của võ vật là đòn quét đi kèm với bộ chém, hình thành nên bộ chém quét, là một kỷ thuật đặc thù riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, đồng thời thể hiện rõ nét đặc trưng của võ vật.
3- Đấm móc tay phải: Đở chặn rồi khóa tay, gài chân để thực hiện đòn ngáng, cãn chân đối phương làm mất thăng bằng => kỷ thuật của võ vật.
4- Đấm móc tay trái: Đở chặn rồi chém triệt bằng tay trái chân trái, thể hiện rõ nét đặc trưng kỷ thuật riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, xen kẽ với việc cãn chân rồi triệt ngã đối phương.
5- Đấm lao tay phải: Áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên phải để né đòn, bước chân phải lên rồi xuống hạ bình tấn, kết hợp với bộ chỏ-chém và gài ngáng chân phía sau của đối phương tạo thành lực đẩy đối phương té ngã về sau. Đây cũng là một khía cạnh kỷ thuật của võ vật vì đã sử dụng đòn đệm để gài và đánh ngã đối phương té ngửa ra sau.

6- Đấm lao tay trái: Cũng vẫn áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên trái để tránh né rồi bước chân lên chém 2 tay vào phía sau lưng đối phương. Không thể hiện nhiều và rõ ràng nét vật, chỉ mang tính phản đòn nhanh, kết thúc sớm.
7- Đấm múc tay phải: Bước qua tam giác tấn trái né đòn và gạt tay, kết thúc bằng bộ đấm đạp. Không thể hiện nét võ vật, chỉ là phản công nhanh.
8- Đấm múc tay trái: Ngữa người ra sau rồi đánh bật tay đấm đối phương lên, bước chân lên gài ngáng phía sau chân đối phương, 2 tay sử dụng bộ chỏ-chém chuyển thành đinh tấn phải, tạo ra lực đánh làm đối phương mất thăng bằng ngã về sau. Đây cũng là đòn đệm trong kỷ thuật vật.
9- Đấm thấp tay phải: Không thể hiện kỷ thuật của võ vật, chỉ bao gồm bộ gạt và phản đòn bằng đòn đá tạt.
10- Đấm thấp tay trái: Củng không thể hiện nét đặc thù của kỷ thuật vật, chỉ bao gồm bộ gạt để tránh đòn và phản công bằng bộ chém nhanh, gọn.
11- Tự do 1: Thể hiện rõ các đặc tính kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam qua phương thức chém - chặn rồi dùng tay bốc một chân của đối phương và ném đối phương về sau.
12- Tự do 2: Củng tương tự như phản đòn tự do 1, đòn nầy mang nặng dấu ấn của nền võ vật qua việc dùng tay hốt chân ngang gối của đối phương, kết hợp với đánh chỏ để đẩy đối phương té ngã về sau.

13- Đá thẳng chân phải: Không mang rõ kỷ thuật võ vật, chỉ mang nét phản đòn nhanh, ngang bằng sổ ngay.
14- Đá cạnh chân phải: Cùng chung với phản đòn đá thẳng chân phải.
15- Đá tạt chân phải: Cùng chung tính chất kỷ thuật như đòn đá thẳng và cạnh chân phải.
16- Đạp chân phải: Tuy không mang rỏ nét của kỷ thuật vật, nhưng lại ứng dụng một lực đặc biệt trong võ thuật: đó là lực tròn xoay, lợi dụng phản lực được tạo ra khi va chạm với đối phương để tạo đà quay cho chính mình xoay người lại để phản đòn. Trong võ vật cũng thường xử dụng lực nầy để phản đòn khi bị tấn công.
Như thế trong phần phản đòn cơ bản trình độ 1, chúng ta đã nhận thấy rằng có tất cả 8/16 bộ phản đòn có liên quan đến các kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam, chiếm tỷ lệ tương ứng là 50% kỷ thuật phản đòn của trình độ 1.

A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 2:

Phần phản đòn cơ bản trình độ 2 dành cho các môn sinh cấp lam đai III, nên đòn thế nếu so sánh với trình độ 1, thì có phần phức tạp hơn, đòi hỏi người môn sinh cần phải có công phu luyện tập cao hơn và dụng lực nhiều hơn, đồng thời phải khéo léo vận dụng lực của đối phương làm phương tiện cho chính mình. Chúng ta hảy thử xem qua và nhận định trong phần phản đòn trình độ 2, các kỷ thuật võ vật đã ảnh hưởng như thế nào trong phần phản đòn nầy.

1- Đấm thẳng tay phải: Vận dụng lực đấm thẳng tới của đối phương, chụp bắt tay đối phương kéo về phía mình đồng thời dùng búa tay đánh gảy tay đối phương. Đây chính là kỷ thuật tá lực (mượn sức của đối phương) kết hợp với lực kéo của mình hầu làm cho đối phương mất thăng bằng té ngã trong lúc tấn công, thể hiện rõ một biến thế trong việc vận dụng kỷ thuật vật.
2. Đấm thẳng tay trái: Áp dụng cùng lối gạt và né đòn của trình độ 1, nhưng phần phản đòn lại áp dụng một kỷ thuật ngược lại và cao cấp hơn so với đòn chém quét: đó là kỷ thuật chém-triệt, ứng dụng kỷ thuật ngáng (hay cản) kết hợp với lực chém nghịch tạo thành lực đẩy đối phương té xấp về trước. Đó cũng là một kỷ thuật rất thông dụng của võ vật Việt Nam.

3- Đấm móc tay phải: Vẫn áp dụng cùng lối đở gạt của trình độ 1, nhưng phần phản đòn phức tạp hơn và cũng mang rõ nét vật khi dùng chân gài triệt và chỏ đánh ngang vào cổ đối phương, làm cho đối phương bật ngã ngửa về sau. Trong võ vật kỷ thuật “triệt” được gọi là “đệm”.
4- Đấm móc tay trái: Cùng thể hiện tính chất võ vật qua phần hai tay vổ vào hai tai đối phương, bẽ nghiêng đầu đối phương qua trái và cùng kết hợp với việc đá quét chân trái đối phương.
5- Đấm lao tay phải: Đây là phần phản đòn thể hiện rõ nét nhất về kỷ thuật võ vật Việt Nam, ứng dụng một đòn kỷ thuật nổi tiếng: đó là đòn “bốc đôi” (nghĩa là hốt hai chân), nhưng phần thực hiện lại thực hành ngượclại. Thông thường đòn bốc đôi được áp dụng khi hai bên cùng đối mặt với nhau, nhưng trong phần phản đòn đấm lao phải trình độ 2 nầy, đòn bốc đôi được áp dụng khi ta luồn đầu né đòn, bước chân lên và xoay mặt cùng hướng với đối phương và dùng hai tay hốt ngang chân nơi khuỷu gối đối phương giở lên.
6- Đấm lao tay trái: Thể hiện nét tinh tế và sắc sảo của kỷ thuật vật Việt Nam khi ứng dụng cả ba, bốn động tác gần như cùng một lúc: trước nhất là luồn đầu né đòn, thứ đến là bước chân phải lên tam giác tấn chém tay trái lối 1 vào sau cổ đối phương, kế tiếp là tay phải chụp ngửa tay vào gối đối phương và cuối cùng là hân trái đá quét. Cả ba động tác sau nầy gần như được thực hiện cùng một lúc, tạo nên lực quay đẩy đối phương té ngã xấp hay lăn tròn về phía trước.

7- Đấm múc tay phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng phần ngáng chân và đánh chõ kết hợp với chem. cũng đã ít nhiều mang một phần ảnh hưởng của vật dân tộc.
8- Đấm múc tay trái: Cũng tương tự như phản đòn đấm múc tay phải, nét võ vật không được thể hiện cụ thể, nhưng yếu tố chém triệt thể hiện rõ nét đặc thù của Vovinam, đồng thời chịu một phần ảnh hưởng của võ vật qua việc ngáng hay cãn chân đối phương khi chém để tạo lực đẩy ngã đối phương.
9- Đấm thấp tay phải: Cùng mang chung đặc trưng của hai bộ phản đòn múc phải và trái, phần phản đòn đấm thấp phải không trình bày rõ ràng những yếu tố của võ vật, chỉ có phần đệm chân đối phương, chém cổ mang ít nhiều đường nét của thế vật để gài đẩy đối phương té ngã về sau.
10- Đấm thấp tay trái: Không mang tính chất kỷ thuật của võ vật.
11- Hai tay số 1: Không mang tính chất và đường nét của võ vật.
12- Hai tay số 2: Đòn nầy mang rõ nét kỷ thuật của võ vật: chõ đánh ngang nách đối phương, đồng thời tay trái nắm kéo ngang vai trái đối phương và chân phải ngáng, hất chân đối phương tạo lực đẩy ngang, hất đối phương ngã qua một bên.
13- Đá thẳng chân phải: Sau khi lách né tránh đòn đá thẳng, tay phải hốt chân, chân phải gài đệm vào chân đối phương, tay trái chém. Phần phản đòn nầy thể hiện trọn vẹn kỷ thuật đệm chân, hốt chân (bốc) và triệt ngã của một miếng vật thông dụng.
14. Đá cạnh chân phải: Kỷ thuật vật không thể hiện rõ nét trong phần phản đòn đá cạnh, chỉ thấp thoáng qua kỷ thuật chõ - triệt (chõ đánh ngang, chân gài đệm), gài chân đánh ngã đối phương.
15. Đá tạt phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng lại ứng dụng một kỷ thuật đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo là đòn chém quét để kết thúc.
16. Đạp phải: Không thể hiện kỷ thuật vật.
Tổng kết phần phản đòn cơ bản trình độ 2, chúng ta thấy rằng nét kỷ thuật võ vật Việt Nam đã thể hiện từng phần hoặc toàn phần trong tổng số 12/16 bộ phản đòn trình độ 2, nghĩa là đã chiếm tỷ lệ 75% trong tổng số các bộ phản đòn nầy.                    
               
               
                    
                         C- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 3:

Phản đòn trình độ 3 được dành cho môn sinh ở cấp hoàng đai (huyền đai trước đây). Đây là đẳng cấp trung gian giửa cấp sơ đẳng và khởi đầu của cấp trung đẳng. Trình độ 3 hiện nay chưa được hoàn chỉnh nếu so sánh với các trình độ 1, 2 vì chỉ bao gồm các phần đấm thẳng, đấm móc, đấm hai tay (từ số 3 đến số 7), nhưng chúng ta thấy rõ rằng các thế phản đòn ở trình độ 3 đều có mức độ phức tạp cao hơn và mức độ sát thương nguy hiểm hơn. Nhưng phản đòn trình độ 3 có liên quan gì đến kỷ thuật vật không? Chúng ta hảy thử nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề nầy ra sao.
1- Đòn đấm thẳng số 3: Dùng hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, bước ngáng chân trái đối phương và dùng cạnh vai đánh giật khuỷu tay đối phương ngã ngang vai trái: một kỷ thuật đặc trưng của võ vật.
Đòn đấm thẳng số 4: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phuơng, bước chân trái đệm sau chân phải đối phương, giở cao tay đối phương và chém vào cổ đối phương cho ngã ngửa ra sau, thể hiện đòn riêng biệt 1- của Vovinam - Việt Võ Đạo là chém và đệm, cũng là một phần ảnh hưởng của kỷ thuật vật.
2- Đòn đấm thẳng số 5: hai tay đan chéo bắt tay đấm của đối phương, xoay người và dung chân trái ngáng (đá triệt) làm cho đối phương mất thăng bằng, cộng với lực kéo tay xoay tròn, giật đối phương té xấp, thể hiện trọn vẹn đòn thế kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam bằng cách vận dụng hợp lực của các thế chụp tay, xoay người, giật tay và đá triệt hầu làm chođối phương té ngã.
3- Đòn đấm thẳng số 6: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, xoay người và quăng ném đối phương qua vai. Đây là một biến thể của miếng sườn tay trong, vận dụng các lực từ chân làm trụ, cong lưng cùng kết hợp với cúi người hất mông và kéo tay làm cho đối phương hổng chân, bị tung người lên không ngã qua vai té lộn ngữa về trước.
4- Đòn đấm thẳng số 7: Kỷ thuật cũng tương tự như phần hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương từ số 3 đến số 6. Điểm khác biệt là sự đảo ngược tay bắt (tay phải ở ngoài, tay trái ở trong). Đòn nầy không mang trọn vẹn tính chất của võ vật, chỉ thể hiện ở phần kết thúc sau khi bẻ gảy tay đối phương nhờ điểm tựa vai trái, là ở chổ chỏ đánh ngang và chân ngáng chân phải của đối phương làm cho đối phương mất thăng bằng và té ngã về sau.
5- Đòn đấm móc số 3: Củng chỉ thể hiện nét võ vật ở phần kết là phần chém - triệt, một nét đặc thù của Vovinam -Việt Võ Đạo.
Đòn đấm móc số 4: Nét đặc biệt của bộ phản đòn nầy chính là phần kỷ thuật “tát má đá gót”. Thực tế không phải là “tát má” mà chính là “tát mạnh vào cổ” ứng dụng thêm phần “hậu phát chế nhân” (ra đòn sau mà 1- tới trước) và mượn sức đối phương để tăng thêm lực của chính mình, tạo ra lực đẩy ngang; đồng thời kết hợp với lực đá quét vào cổ chân đối phương theo chiều ngang ngược chiều lại với chiều tát vào cổ, tạo nên một lực quay làm cho đối phương ngã ngang bên trái. Đây cũng là một biến thế của kỷ thuật võ vật.
6- Đấm móc số 5: Luồn đầu, 2 tay xử dụng bộ liên hoa thủ đánh vào lườn của đối phương để chặn, bước chân phải lên gài triệt chân đối phương. Đây cũng là một biến tấu của kỷ thuật võ vật.
7- Đấm móc số 6: Chặn, gạt tay, giật mạnh đối phương, hất đối phương lộn qua gáy ngã ngửa sang bên trái. Bộ phản đòn đấm móc số 6 thể hiện trọn vẹn đòn “gồng vọt” ở tư thế đứng, một trong nhhững kỷ thuật phức tạp và dụng sức nhiều của nền võ vật Việt Nam.
8- Đấm móc số 7: Chặn, đấm múc, gánh vai và ném đối phương xuống đất. Bộ phản đòn đấm múc số 7 thể hiện rõ nét biến thế của đòn “gồng rút” ở tư thế đứng.
9- Đấm hai tay số 3: Hai tay chặn, tay trái gài khóa tay đối phuơng, chân phải triệt móc chân trái đối phương. Kỷ thuật nầy mang nửa phần ảnh hưởng của võ vật, kèm theo thế đánh đặc biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo là đấm bật – gài triệt.
10- Đấm hai tay số 4: Xoay người chặn 2 tay đối phương, chém hai tay và quét chân đối phương. Không rõ nét võ vật, nhưng lại áp dụng kỷ thuật đặc trưng chém quét của Vovinam - Việt Võ Đạo.
11. Đấm hai tay số 5: Hai tay chặn, đẩy đối phương ra xa, tung người dùng đòn chân số 5 để tấn công. Từ phần phản đòn đấm hai tay số 5, chúng ta nhận thấy rằng Vovinam - Việt Võ Đạo đã áp dụng đòn chân tấn công 1- số 5. Đây là một biến thế của môn võ vật Việt Nam dùng để tấn công đối phương trên cao qua ứng dụng của bộ “lăng không tấn”. Chúng ta sẽ đi sâu vào phần phân tích các đòn thế của đòn chân tấn công trong phần kế tiếp.
12- Đấm hai tay số 6: Hai tay chặn, tung người cập ngang hông đối phương đánh đòn chân số 6 ngược. Phần phản công cũng chính là một đòn chân tấn công, một biến thế của võ vật.
13- Đấm hai tay số 7: Vẫn hai tay chặn, cúi thấp người xuống dùng vai phải húc mạnh vào bụng đối phương làm cho đối phương gập người lại; đồng thời hai tay tóm ngửa tay vào hai gối của đối phương và ném đối phương qua vai. Đây là một biến thế của đòn “ bốc đôi” trong môn võ vật, với chiều đánh ngược lại nếu so với kỷ thuật đánh “bốc đôi” thông thường của võ vật Việt Nam.
Như thế, sau khi điểm qua 15 bộ phản đòn cơ bản trình độ 3, các đòn thế có liên quan đến kỷ thuật võ vật (từng phần hay toàn phần) chiếm đến 14 đòn, tương ứng với tỷ lệ khoảng 93,3%.
Và nếu tỷ lệ nầy đối chiếu cùng với các tỷ lệ của phần phản đòn trình độ 1 và 2, chúng ta sẽ thấy rõ tỷ lệ ứng dụng kỷ thuật võ vật vào các bộ phản đòn tăng dần theo từng trình độ: 50% của trình độ 1 – 75% của trình độ 2 – và cuối cùng là 93,3% của trình độ 3.

D- PHẢN ĐÒN KHOÁ GỞ TRÌNH ĐÔ 1:
1- Bóp cổ trước lối 1: Không thể hiện nét võ vật.
Bóp cổ trước lối 2: Thể hiện một thoáng nét võ vật qua thế gở tay của bóp cổ trước lối 2 qua việc bước chân phải vào giửa hai chân đối 1- phương, đồng thời choàng tay phải qua đánh gạt tay đối phương và đánh chỏ ngược lại vào mặt đối phương.
2- Bóp cổ sau: Cũng tương tự như bóp cổ trước lối 2, nghĩa là thể hiện một phần kỷ thuật của võ vật khi bỏ chân phải lùi về sau, choàng tay qua đánh gạt hai tay đối phương và kết hợp với đòn chém quét đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo.
3- Nắm áo trước lối 1: Thể hiện trọn vẹn kỷ thuật võ vật qua việc bẽ tay, đánh gập tay đối phương, bước chân ngáng giửa hai chân đối phương và đánh ngã đối phương.
4- Nắm áo trước lối 2: Không thể hiện kỷ thuật võ vật, chủ yếu là phản công nhanh, chớp nhoáng và bất ngờ.
5- Ôm trước không tay: Mang nhiều yếu tố của kỷ thuật võ vật khi thực hiện việc gài ngáng chân và bẻ cổ đối phương. Đây là một bộ phản đòn vô cùng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm vì dể dàng tạo sát thương cho đối thủ.
6- Ôm trước cả tay: Không thể hiện rỏ nét võ vật, chủ yếu là phản công nhanh và bất ngờ.
7- Ôm sau không tay: Thể hiện một phần nét võ vật, kết hợp với phản đòn nhanh bằng các đòn chỏ sau và kết thúc bằng đòn chỏ sau kết hợp với đá quét.
8- Ôm sau cả tay: Không thể hiện nét võ vật, chủ yếu là phản công bằng sự bất ngờ, nhanh và dứt khoát.
9- Ôm ngang: Đây là đòn thể hiện trọn vẹn tính chất của võ vật Việt Nam vì đó chính là đòn “sườn tay trong” của võ vật cổ truyền.

10- Khóa tay dắt số 1: Về các đòn khóa tay dắt từ số 1 đến số 6, tất cả đều áp dụng kỷ thuật bẻ tay, khóa tay, gài chân riêng biệt của võ vật truyền thống Việt Nam.
11- Khóa tay dắt số 2: Tương tự như khóa tay dắt số 1.

Tổng hợp lại ta có được số lượng 8/12 kỷ thuật phản đòn khóa gở trình độ 1 có liên quan từng phần hay toàn phần đến kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 66,66%.
                    
               




Tin liên quan:
Cảm nhận về giải Vovinam Việt Nam [Sat - 08/20/2011 10:41]
Hành trình VoViNam Việt Võ Đạo III - Trách nhiệm với lịch sử [Sun - 09/19/2010 01:08]
Hồi Chuông Báo Động (số 3): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 10/03/2009 10:53]
NGƯỜI TRONG CUỘC (Góp ý về quyển LSMP VVN-VVĐ tập 1 của VS Trần Nguyên Đạo) [Fri - 09/18/2009 10:16]
Hồi Chuông Báo Động (số 2): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 09/05/2009 23:20]
Hồi Chuông Báo Động (số 1): - Đâu là Thật? Đâu là Giả?? [Sat - 08/29/2009 21:59]
Canh Tân Môn Phái - Cách Mạng Con Người ! [Tue - 07/07/2009 08:59]
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Hành Trình Vovinam Việt Võ Đạo [Sat - 03/21/2009 16:06]
Thời cuộc với Gia đình [Thu - 02/19/2009 22:45]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Thời cuộc với Gia đình [Thu - 02/19/2009 22:45]
Bình luận về chử: Nghĩa [Sat - 08/30/2008 09:54]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.097 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.