Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002164344
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Wed - 04/24/2024 05:20
Nổi Lòng các Thầy Cô
Sat - 05/03/2008 14:34

Xem hình
Chọn nghề:
Trong xả hội có rất nhiều nghề, có những nghề kiếm được nhiều tiền như Bác sĩ, kỷ sư, buôn bán…

Có những nghề chỉ kiếm được đủ ăn có khi bửa đói bửa no như thầy cô giáo, võ sĩ, văn thi sĩ, hoạ sĩ, công nhân...tùy theo hoàn cảnh và sự ưa thích của mình mà mỗi người chọn một nghề khác nhau.

Chọn nghề đôi khi là sự ưa thích, là niềm đam mê, nhưng đôi khi cũng do thời cuộc đưa đẩy.. nói chung chọn nghề là một điều khó, đôi khi không theo ý muốn của mình, có những nghề mình không thích mà vẫn phải làm vì cuộc sống và do hoàn cảnh phải chấp nhận..Chọn nghề đã khó mà theo đuổi lâu dài và tận tụy với nghề còn khó hơn.
Đa số những nghề mà người ta thành công và được nổi tiếng đều do niềm đam mê mà ra, có ưa thích, có đam mê thì mới theo đuổi lâu dài và tìm mọi cách làm tốt để đem đến thành công, và cộng thêm thời vận, thời cơ đưa đẩy giúp cho người nữa!
.

Nổi lòng Thầy cô giáo

Điểm qua các nghề trong xã hội, chúng ta thấy nghề gõ đầu trẻ (thầy cô giáo) tương đối nhàn hạ, nhưng đó chỉ là mặt ngoài, mặt trong các thầy cô giáo rất khổ tâm và bị áp lực từ nhiều phía như là học sinh, phụ huynh và cấp lãnh đạo ở trên…
Nghề thầy cô giáo luôn chịu căng thẳng về đầu óc, nhất là gặp những học sinh phá phách, ngổ nghịch không chăm lo học..
Nghề thầy cô giáo lúc nào cũng vận dụng đầu óc, vì phải lo toan nhiều việc như soạn bài, chấm bài cho các học sinh, suy nghĩ, tìm phương cách làm sao dạy cho học sinh chậm tiến, phá phách trở thành giỏi, ngoan ngoãn, tiến bộ, được lên lớp và ra trường thi đổ…
Niềm vui và hảnh diện của các thầy cô là gì? Là sự thành công, lên lớp, tốt nghiệp của các học sinh mà mình đã dày công hướng dẫn và dạy dỗ trong suốt niên học.. Niềm vui của các thầy cô giáo là nhìn thấy các học sinh ngoan ngoản, vâng lời, chăm lo học, thay đổi tánh tình ngoan hiền không phá phách nữa và trở thành người tốt giúp ích cho gia đình và cho xã hội.
Làm nghề thầy cô giáo là phải có sự kiên nhẩn, kiên tâm trì chí, đôi lúc phải nhịn nhục, không được nóng giận. Khi gặp các học sinh yếu kém phải tận tâm chỉ dạy, giúp các em theo kịp lớp học. có những em chậm tiến phải giảng đi, dạy lại nhiều lần các em mới hiểu. Khi gặp các em ngổ nghịch, phải giữ tâm bình trí lặng, không được nổi nóng rầy la, mà phải hiểu tâm lý các em để dùng những lời lẽ thương yêu ngọt ngào cảm hoá tánh tình nổi loạn của các em.

Các học sinh còn nhỏ đi học rất là vô tư, ở cái tuổi chưa biết buồn lo là gì? cứ tung tăng chạy nhảy chơi đùa với chúng bạn... Trong lớp học có nhiều em ngoan, hiền giỏi, nhưng cũng có vài em không chịu lắng nghe giảng bài, không chịu làm bài, bị điểm thấp, các thầy cô giáo phải cực khổ la rầy giảng dạy, dùng mọi biện pháp từ dụ dỗ đến phạt vạ…thậm chí có em còn phá phách, đánh lộn trong lớp, làm các thấy cô phải đứng ra giải quyết tranh chấp, kiện thưa, các thầy cô như là quan toà phải lắng nghe sự trình bày của cả 2 bên để phán xét em nào đúng, em nào sai.

Chọn ngành giáo như là chọn niềm khổ tâm vào mình, các thầy cô phải gánh chịu nhiều phiền phức từ học trò đến cả phụ huynh, và ngay cả cấp lãnh đạo cao hơn.
Các thầy cô rất vui khi thấy các học trò chăm học và ngoan ngoản, nhưng sẽ rất khổ tâm khi thấy các em không vâng lời bỏ học, phá phách.

Tại Mỹ, nghề thầy cô giáo đòi hỏi trình độ học vấn ngang bằng với kỷ sư, nhưng lương lại không cao, lại gặp nhiều chuyện bạc bẻo buồn đau. Các học sinh chỉ nể trước mặt vì sợ bị điểm thấp và sợ bị phạt vì lười học… ít khi nào kính trọng các thầy cô, đa số học xong rổi quay đi không còn nhớ đến thầy cô là gì nữa, năm khi mười họa mới có được một em còn nhớ để ghé thăm. Nhưng đó không phải là điều quan trọng, các thầy cô chỉ cầu mong sao cho các em trở thành người tốt hữu ích cho bản thân người đó, cho gia đình và xã hội là niềm vui và sự hảnh diện của thầy cô, các thầy cô không đòi hỏi thêm gì cả. Ngay cả những học sinh ngổ nghịch thường hổn với các thầy cô, các thầy cô cũng luôn tha thư không bao giờ nhớ tới những lổi lầm, mà lại rất mừng vui khi thấy các em lớn lên thay đổi để trở thành người tốt.!

Nổi lòng của các võ sư và huấn luyện viên.

Cũng giống như nghề dạy học, nghề huấn luyện võ thuật của các võ sư, huấn luyện viên bạc bẻo, gian nan cực khổ không bút mực nào kể xiết.

Đứng lớp huấn luyện, đào tạo cho các võ sinh Vovinam từ lúc mới bắt đầu nhập môn không biết gì cho đến khi trở nên tài giỏi là cả một điều cơ cực và khổ tâm vô cùng không phải dễ dàng. HIện nay đa số các lớp võ khi mở lớp dạy thì ai vào học cũng phải nhận, không phải như các sự phụ ngày xưa chỉ chọn những người tài giỏi làm đệ tử.  Vovinam là môn phái võ đạo, với chủ trương đào tạo đủ mọi tầng lớp đủ hạng người không phân biệt giai cấp tuổi tác, những người nào khá thì luyện thêm cho giỏi, những người nào phá thì phải dạy cho nên người tốt, đấy là điểm khó cho các huấn luyện viên, vượt qua được những điểm khó nầy mới gọi là thành công.


Một người không không biết võ, không biết đấm đá, đứng tấn… người huấn luyện viên phải dạy kỷ càng từ những thế căn bản như đứng tấn, học đấm, đá, gạt chỏ, chém, nhào lộn… phải trải qua một thời gian lâu dài mới thành thạo.
*. Nếu là thanh thiếu niên hoặc người lớn ham thích võ thuật thì sự chỉ dẫn rất dễ dàng và nhanh chóng, người huấn luyện viên chỉ bảo một lần là họ có thể tự mình luyện tập, và cố gắng tập cho thuần thục để được học thêm đòn thế mới khác, đối với những loại người nầy, người huấn luyện viên rất vui , tinh thần được khích lệ, hăng hái giãng dạy, tận tâm chỉ bảo nhiệt tình và đặt hy vọng thật nhiều vào họ để có thể truyền hết nghề cho họ nối nghiệp sau nầy.

*. Nhưng đối với các em thiếu nhi hoặc là những thanh niên không thích tập, do cha mẹ bắt đi tập là cả một vấn đề khó nhọc và khổ tâm cho sự giảng dạy của các huấn luyện viên, vì các em chưa ý thức được võ thuật là gỉ? học võ để làm gì? Trong đầu óc các em hiện tại chỉ thích chơi game, coi TV giải trí…vì đã không thích nên các em không bao giờ chú ý và không chịu tập luyện, các em đứng tấn không ra tấn, đấm không ra đấm, và đá thì dơ lên cho có lệ… Những võ sinh nầy dạy rất cực khổ, và hao tâm tổn trí rất nhiều. Đến khi dạy các em xem như là đấm đá được rồi, trở nên người tốt rồi, thì các em cũng phủi tay ra đi không từ giả và không bao giờ quay lại nhìn thầy củ của mình.

*. Đây là tình trạng chung của môn phái khắp nơi, chẳng riêng gì các em không thích tập có thái độ đó, mà ngay cả những môn sinh ham thích võ thuật, luyện tập thật giỏi, xuất sắc, được cưng yêu chiều chuộng hết mình cũng trở nên mắc bịnh ngôi sao - tự cao tự đại, một số người tưởng mình là tài giỏi quay ra chống đối lại với thầy của mình, một số người quên mất công ơn dạy dỗ của thầy cô chạy theo danh lợi hảo huyền…đây cũng là điểm đáng đau buồn cho các bậc thầy cô đã tận tụy hy sinh hết lòng đào tạo và huấn luyện cho họ nên người.

*. Trong lịch sử môn phái, chúng ta thường rao truyền là đã huấn luyện được hàng triệu môn đồ, nhưng có bao nhiêu người là tâm huyết để theo đuổi lâu dài và lên đai cao để tiếp tục sự nghiệp cho Sáng Tổ? – Câu trả lời là số lượng đếm trên đầu ngón tay!

Thầy dạy trò bằng sự nhiệt tâm với tấm lòng thương yêu như biển cả, có yêu thương mới chịu cực khổ ngày nầy qua tháng nọ để nắn nót từng đòn thế, giảng dạy từng kỷ thuật cơ bản cho đúng để đánh hay, đánh đẹp, ra đòn vững chải, những rầy la dạy dỗ không phải là ghét bỏ mà là sự thương yêu vô bờ bến với mục đích là hướng dẩn cho các môn sinh trở thành người tốt, nên người, thành tài. Sự dạy dỗ nầy không trả công bằng tiền bạc, nên không thể nói là một sự trao đổi như các nghề khác mà là bằng tình thương yêu thực sự. Học trò do mình dạy dỗ nên không ai là không thương mến! Có thương mến thì mới có la rầy chủ yếu là để cho trò nên người, như Chưởng Môn đã từng nói:
- Thầy thương con thầy mới rầy la con, nếu thầy ghét con, thì thầy bỏ mặc không bao giờ nói tới nữa.

Niềm vui của các võ sư, huấn luyện viên là nhìn thấy các môn sinh nghe lời, chăm chỉ học hành trở thành người tốt, người hữu dụng có ích cho dân tộc và cho xả hội, chớ không trong mong gì ở những học trò của mình quay trở lại giúp ích gì cho mình cả, chỉ mong sao trò đừng phụ lòng thầy và đừng làm cho thầy đau buồn là mãn nguyện rồi!

Võ đường như là một trạm dừng chân, khách qua đường ghé lại nghỉ chân xong lại tiếp tục ra đi, có dịp thì đi ngang trở lại, còn không dịp không bao giờ thấy nữa.
Một ngày nào đó, các em lớn lên được làm thầy cô giáo thì lúc đó mới hiểu được hoàn cảnh và nổi lòng của thầy cô.

Có làm cha mẹ mới hiểu được tình yêu của cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến!
Có làm thầy mới hiểu được tình của thầy đối với trò cũng bao la như biển cả đại dương!


Bổn phận của con cái và học trò thì chúng ta phải luôn cố gắng làm cho tròn nghĩa vụ, nếu không trả công ơn được thì cũng cố gắng làm người tốt, đừng bao giờ làm buồn lòng cha mẹ và thầy cô!

Võ Sư Cẩm Bình
******************************************************************
Thêm ý kiến của các môn sinh

Em xin được viết tiếp vài dòng suy nghĩ của em về : Nỗi Lòng Các Thầy Cô.

Thật Sự mà nói thì chắc có lẽ ko có nghề nào bạc bẽo và dễ bị tai tiếng -  nghề Nhà Giáo nói chung và Huấn Luyện viên , Võ Sư nói riêng.

Một người học trò có thể mắc một sai lầm và có thể tha thứ hoặc chuộc lại lỗi lầm đó, Thế nhưng có lẽ điều đó không thể xảy ra với người Thầy, người HLV.  Cuộc sống thì có lẽ không ai không mắc phải một lỗi lầm nào đó .nhưng nếu đó là người thầy thì có lẽ sẽ làm cho cái danh tiếng và đạo đức trong mấy năm hay mấy chục năm bị hủy hoại trong 1 phút không thể nào lấy lại được và mang tai tiếng đó suốt cuộc đời.

Có lẽ ai từng đứng 1 lớp võ thuật thì sẽ hiểu được sự cực khổ , thời gian và cả tiền bạc mà một người HLV bỏ ra để đào tạo cho các học trò của mình trở thành một người con ngoan, trò giỏi, là một người có đầu óc minh mẫn thân thể cường tráng... Để đào tạo một người học trò được như thế thì có lẽ là khó khăn vô cùng, bởi đâu phải người học trò nào cũng như người học trò nào. Chúng ta phải biết tính cách, sở thích cũng như năng khiếu của từng người học trò để tìm ra phương pháp dạy cho hợp lý...Thử tưởng tượng một người thích đấu đối kháng mà người HLV cứ dạy cậu môn sinh đó học quyền thì làm sao phát triển được năng khiếu và sở thích của người môn sinh đó.Việc làm sai lầm này sẽ khiến cho cậu môn sinh đó cảm thấy chán nản và bỏ tập.

Đó là nói về người thích tập võ,còn những người bị gia đình ép đi học võ thì có lẽ còn khó khăn hơn gấp chục lần. bởi lẽ cái gì mà bị ép buộc thì người khác không bao giờ làm nhiệt tình,tập võ cũng thế có dạy bao nhiêu dạy nhiệt tình cỡ nào thì cũng ko làm người học trò đó tiếp thu bao nhiêu.Nếu gặp phụ huynh khó khăn thì sẽ lên chê trách HLV đứng lớp là:
- "sao thầy dạy cái gì mà con tôi chẳng đấm đá ra làm sao?"
- " Có phải thầy dạy dở hay thầy dạy ko nhiệt tình?"

Ngày xưa thì người thầy chỉ nhận những học trò được xem là giỏi, có năng khiếu,lại đam mê võ thuật...Nếu ngày nay đc như vậy thì không có gì để nói, bây giờ thì các HLV gần như là phải nhận gần như tất cả các thành phần trong xã hội : từ nhỏ đến lớn,từ một người hiền lành đến người "không hiền lành"... Có lẽ như vậy nên bây giờ các thầy còn đảm nhận thêm 1 vai trò nữa đó là "Người giữ trẻ",  nếu vai trò này mà thực hiện ko tốt hay chỉ cần 1 phút ko quan tâm chú ý thì thế nào cũng xảy ra chuyện.Mà dạy văn hóa thì còn đỡ chứ dạy võ thuật thì những người mới tập đc 1 thời gian ngắn thường hay "Ngứa tay ngứa chân"lắm, nên chuyện người học trò này rủ người học trò kia "đối kháng" là chuyện thường. Nên khi xảy ra chuyện u đầu sứt trán,g ãy tay gãy chân,,, thì thế nào phụ huynh cũng xót con và kiếm "ông Thầy"để "mắng vốn" vì sao tôi gởi con cho thầy mà thầy lại để con tôi bị như thế này.Thầy chỉ biết nhận tiền mà không biết quan tâm đến học trò của mình sao???...Vậy là thầy chỉ còn biết rối rít xin lỗi và sẽ rút kinh nghiệm chứ biết sao bây giờ đây.

Còn nhiều nhiều vấn đề để mà nói lắm nhưng có lẽ nói ko biết đến khi nào mới xong,chỉ mong những ai là học trò,môn sinh ở CLB nào đó khi đọc được những dòng này sẽ hiểu và thương thầy của mình hơn. Tích cực tập luyện để đạt được những kết quả tốt hơn để không những thầy được nở mặt mà chính bản thân mình cũng có thể hãnh diện về mình...
Phong_châu


(Theo Thư Viện Vovinam)



Tin liên quan:
Võ Đạo Tại Tâm [Sun - 08/22/2010 10:27]
Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Nguyễn Trung Trực [Mon - 10/12/2009 11:28]
Bình luận về chử “Trí” [Sat - 09/05/2009 17:26]
Thời đại võ thuật và võ đạo [Sun - 08/09/2009 19:19]
Tâm Tình Mùa Tưởng Niệm! [Sun - 06/21/2009 10:02]
Diễn Từ của Võ Sư Chưởng Môn [Thu - 05/07/2009 22:33]
Chương Trình Võ Đạo mới! [Sat - 04/18/2009 16:54]
Danh Dư Người Võ Sĩ [Sat - 11/01/2008 16:46]
Bàn về Võ Đạo [Thu - 10/16/2008 20:17]
Lý Tưởng Vovinam [Thu - 08/14/2008 12:05]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Võ Đạo Tại Tâm [Sun - 08/22/2010 10:27]
Bình luận về chử “Trí” [Sat - 09/05/2009 17:26]
Tâm Tình Mùa Tưởng Niệm! [Sun - 06/21/2009 10:02]
Chương Trình Võ Đạo mới! [Sat - 04/18/2009 16:54]
Danh Dư Người Võ Sĩ [Sat - 11/01/2008 16:46]
Bàn về Võ Đạo [Thu - 10/16/2008 20:17]
Lý Tưởng Vovinam [Thu - 08/14/2008 12:05]
Mệnh Trời [Wed - 08/06/2008 10:08]
Tuổi dậy thì [Sat - 04/26/2008 21:45]
Sự Kỳ Diệu của Vovinam [Thu - 01/17/2008 19:25]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.094 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.