Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002163729
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Sat - 04/20/2024 01:19
CÂU CHUYỆN 19 NĂM VỀ MỘT VÕ ĐƯỜNG và ĐOÀN LÂN
Thu - 10/02/2008 17:50

Xem hình

Nhân kỷ niệm 19 năm thành lập
Võ đường VoViNam-Đoàn Lân-Sư-Rồng Phù Đổng Quận 6
( 24/10/1989 - 24/10/2008)

Ngày này, cách đây 19 năm Võ đường VoViNam-Đoàn lân-sư-rồng Phù Đổng quận 6, được hình thành. Qua bao khó khăn với chặng đường dài , võ đường - đoàn lân ngày một trưởng thành Rồi cũng nổi đình nổi đám suốt mấy năm trời, báo chí liên tục đăng tin khen ngợi Hàng chục đàn anh, các băng nhóm tai tiếng ở khu vực chợ rau MXT, cầu đò, xóm miễu, xóm chùa, xóm chổi, xóm giếng, xóm Chăm ( khu hẻm 45 ), khu Mã Lạng, Lò Gốm lần lượt vào bái sư thuần phục xin làm đệ tử của võ đường. Qua hơn 6500 ngày, Võ đường VoViNam-Đoàn lân Phù Đổng quận 6, lại tiếp tục đi, mỗi ngày là một thử thách cho thành viên Phù Đổng. Câu chuyện dài dòng tôi sắp kể sau đây, chỉ mong góp tiếng nói mà nhiều năm tôi ấp ủ :
- Hãy quan tâm đến các em hiếu động, cá biệt bằng những việc làm thiết thực !

Nghệ thuật múa Lân-Sư -Rồng trong quan niệm của người phương Đông là biểu tượng thể hiện cho sự linh thiêng , may mắn, cao sang. Do đó loại hình này rất được người Hoa yêu thích và chính vì vậy, múa Lân-Sư-Rồng cũng được người Việt chú ý và xem như một bộ môn nghệ thuật trong kho tàng văn hóa dân gian hơn 300 năm lịch sử của đất Nam bộ này . Ở Sài Gòn - TP,Hồ Chí Minh, có trên 50 đội Lân-Sư-Rồng, tập trung chủ yếu ở các quận 5, 6, 11 ( nơi có đông người Hoa sinh sống ). Có những đội khá cao tuổi, trên 40 năm, như : Liên Nghĩa đường, Nhơn Nghĩa đường, Tinh Anh cũng có đội ra đời chỉ vài năm lại đây. Song cũng chính thâm niên nghề khác nhau đã tạo bộ mặt múa Lân-Sư-Rồng thành phố hết sức phong phú và đa dạng Vì vậy mà trong những ngày vui, lể , tết , đám cưới , hỏi, khai trương thì múa lân là điều không thể thiếu .

Múa lân - Sư -Rồng là cả một công trình tập thể, để có bài biểu diễn từ 10 đến 30 phút , nhiều khi phải tập ròng rả hàng tháng trời với đầu Lân-Sư nặng hàng ký lô . Trong đó múa Rồng là khá vất vã, thân rồng dài 12, 15, 17,30 mét, nặng từ 50 đến 70 kg, 100kg , do đó những người tham gia biểu diễn phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, kỷ thuật điêu luyện, đặc biệt phải thống nhất cao và tinh thần làm việc tập thể nghiêm túc, chỉ một người sơ xuất sẽ làm hỏng bài múa hoặc nguy hiểm hơn có thể xãy ra tai nạn đối với những bài múa leo trèo , như : rồng quấn trụ, Lân -Sư lên mai hoa thung. Thành viên của các Đoàn lân đa số được chọn từ các lò võ Thiếu lâm, võ cổ truyền (đoàn Lân Phù Đổng là môn sinh VoViNam, sau này đoàn Lân VoViNam Q.12, đòan Lân Phú Thọ đường ). Họ làm đủ ngành nghề, sau mỗi ngày lao động vất vã, tối về họ đến các đoàn Lân, lò võ để tập luyện. Việc tập múa Lân phải trải qua nhiều bước, từ dể đến khó, từ thấp đến cao, khó nhất là : Lân leo cột, Lân -Sư lên Mai Hoa Thung Khi múa , bước chân có sự phối hợp người múa đầu và người múa đuôi, di chuyển trên những trụ gỗ hoặc sắt Buổi tập nào cũng đổ mồ hôi và cả máu của những chấn thương khi rơi trên dàn MHT nhưng họ rất đam mê và coi như nó là cái nghiệp vậy !

Qua kinh nghiệm và cũng từ bản thân , tôi nhận thấy, đa số những đối tượng yêu thích tập võ ( hết sức nhiệt tình, tính tự giác rất cao ! ) là những em hiếu động ' và hơi cá biệt gắn những biểu hiện,; ưa thích mạnh bạo, quậy, ngổ nghịch…những em sớm vào đời , kiếm sống các nghề ; bốc vác, xe đẩy tay, bán vé số Cũng có những em thuộc đối tượng băng nhóm phá phách.. Chính vì vậy, đã thúc đẩy tôi nhanh chóng tập hợp để cảm hóa giáo dục các em , với phương pháp Học Võ - rèn Người . Ý tưởng của tôi đã được Tổ đường VoVinam- Hội Việt võ đạo TP và cá nhân Thầy Trương quang An - Võ Sư -Tr.CĐSPTTTW2 ủng hộ và hổ trợ chuyên môn . Với gần vài võ sinh đầu tiên, còn được gọi là “ đàn anh, đàn chị có số má ở khu vực chợ rau MXT, bến xe Chợ Lớn, Cầu đò , xung quanh chợ Bình Tây. Những ngày đầu huấn luyện cho những đối tượng này thật là thử thách đầy khó khăn với tôi (lúc đó tôi chỉ là võ sinh Lam đai đệ tam cấp) Tôi phải đối đầu với Những gương mặt lầm lì, đầy tính cách lề đường , hè phố của các anh -Chị' khét tiếng : Mười Bốn, Cu Lửa ở Cầu đò, Hoàng phế , Hải ba va ù hẻm 99, Lể Sóc- Lộc méo ở chợ rau, Hải dâm -Cù lý ở xóm Miễu mỗi tên gắn liền với thành tích tai tiếng . Để đương đầu với những Anh - Chị đó, tôi áp dụng phương pháp mềm nắn-rắn buông và hết sức yêu thương , thông cảm đối với các em, chỉ sau vài tháng tôi đã trở thành thần tượng ' của các đàn anh ở chợ rau MXT, Cầu đò số lượng võ sinh cứ tăng dần từ 40, 50 đến con số xấp xỉ một trăm, sau này mới biết một phần nhờ uy tín của các đàn anh là võ sinh đầu tiên quảng cáo', lôi kéo các đàn em vào! Sau khi tổ chức lớp võ đi vào nề nếp , tiếp tục phát huy bản tính hiếu động, cá biệt của các em đối tượng này ( tâm lý các em thích thể hiện bản lĩnh cá nhân muốn mọi người khen và nể phục ! ) và tập hợp các em vào tổ chức chặt chẻ hơn đồng thời quảng bá môn phái VoViNam rộng rãi với cộng đồng ( lúc đó, năm 1989,1990, VoViNam trong nước hoạt động chưa mạnh so với các võ phái khác , bên cạnh đó, khu vực quận 5,6,11 có đa số là đồng bào người Hoa sinh sống, con em ở đây mới sinh ra đã nghe tiếng trống Lân, lớn lên học võ thiếu lâm, cho nên quảng bá phát triển VoViNam đến người Hoa bằng hoạt động múa Lân thì rất hữu hiệu ) Cũng là cái duyên và may mắn, hồi còn nhỏ tôi có được tập luyện múa Lân ở các ông thầy người Hoa - Chợ Lớn, đôi lúc; có người nhầm tưởng tôi là người Hoa cho nên việc hình thành và tập luyện Đội lân đối với tôi không khó lắm ! Lúc đó tổ chức Đoàn TN và chính quyền địa phương hết sức ủng hộ và tán thành trợ giúp mặt bằng, kinh phí cơ sở vật chất ( họ xem đây cũng là biện pháp hữu hiệu để tập hợp giáo dục TTN chưa ngoan , hư hỏng cho nên liên tục từ năm 1992 đến nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, võ đường VoViNam- Đoàn Lân Phù Đổng xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn của thành phố, trung ương, đài truyền hình VN và TP)

Những ngày đầu, chỉ có vài em đến lớp tập võ, rồi hàng chục người Sau giờ tập võ là tập múa lân, rồi đi diễn lân, đồng phục thì đen đúa, toàn là đi chân đất, em nào khá lắm thì được mang giày bata, tài sản của đội lân chỉ có một cái đầu lân to đùng cạnh cái đầu lân nhỏ xíu, với tấm lưng lân bằng vãi banrol, vá víu chằng chịt Chiếc trống lân còn thảm hại hơn, nó lớn hơn thùng chứa nước một chút, mặt trống bằng da bò mỏng ten, trước khi đánh trống hoặc đi biểu diễn đều phải trét một lớp sáp đèn cầy dày cả phân để bảo vệ mặt trống..

Lớp Võ VoViNam là nguồn nhân lực cho đoàn Lân, những võ sinh sau 6 tháng (thi đậu cấp lam đai nhị), đạo đức tốt hoặc có sửa chữa như : không hút thuốc lá, lể phép, không quậy phá Được phụ huynh đồng ý, ban huấn luyện sẽ xét tuyển chính thức vào Đoàn Lân, những em chưa sửa đổi thì phải cố gắng tập luyện và khắc phục những khuyết điểm .

Hình thành đoàn Lân thì dể nhưng nuôi và giữ cho nó sống thì quả là một điều quá khó ! Việc vận động các nhà tài trợ cho đoàn lân không có tiếng tăm cũng là nỗi ám ảnh !?! Không ai dại dột đổ tiền nuôi một đoàn Lân đầy tai tiếng như thế này ! Cũng thêm một điều nghe ra có lý nữa là : Đoàn Lân này, không phải là người hoa, cho nên sự tồn tại lâu dài là điều không tưởng . Quả thật ! Trong thành phố này có trên 50 đoàn Lân lớn, nhỏ đa số do người Hoa thành lập, và là những đoàn Lân đàn anh, hàng cao thủ được sự đỡ đầu bởi các bang-hội-họ của những ông chủ người Hoa giàu có trên đất Sài thành hoặc những đại gia, họ hàng ở tận Đài Loan, Mã Lai, Hồng Kông yểm trợ mạnh mẻ tài chánh ! Đã vậy, cứ mỗi cuối năm , các đoàn Lân tổ chức Thi Múa Lân tại Sân tinh võ Quận 5, để tiếp tục nhận thêm tài trợ từ các ông chủ Hoa kiều yêu thích và mê nghệ thuật múa Lân-Sư-Rồng ( thực chất đây cũng là dạng quảng cáo hết sức hấp dẩn cho các công ty các logo quảng cáo được in trên trang phục, đạo cụ biểu diễn, cờ Lân, treo đầy trên các xe tải ) Các đoàn Lân chỉ có việc nhận sự tài trợ các bang hội, hoặc đăng ký lịch biểu diễn tết tại các gia đình Còn việc mua sắm đạo cụ biểu diễn, xe cộ chuyên chở đã được bao trọn gói từ A đến Z, việc cần làm là chỉ lo chiêu mộ lực lượng và tập luyện biểu diễn mà thôi . Tết đến các đoàn Lân cứ việc cho xe đến biểu diễn lân ở các gia chủ ( các nhà tài trợ, các chủ hãng, công ty..đã đăng ký trong ngày Thi Lân) và nhận lì xì, thường thì được lì xì giá thấp nhất từ 5 đến 10 triệu, có những tay chủ người Hoa chơi nổi lì xì cao ngất ngưỡng từ 10 đến 20 triệu đồng ! Có nhà , sắp xếp mấy chục đoàn lân múa liên tục từ sáng đến chiều tối Họ quan niệm , lì xì nhiều tiền, nhiều đoàn Lân đến nhà thì nhiều phúc lộc, tiền bạc vô như nước !

Việc kéo dài ' sự sống cho đoàn Lân Phù Đổng gắn liền việc duy trì phát triển VoViNam tại quận 6 là điều không thể thực hiện được ! Sự cạnh tranh với các đoàn Lân người Hoa, các võ phái tên tuổi, với tài chánh mạnh của các đại gia thì Lân Phù Đổng được ví như Châu chấu đá xe hay là sân chơi của con nhà giàu vậy!

Cứ thế mà tiến lên, bao nhiêu gian khó đè nặng mà vẫn cứ bước . Những lúc đi múa lân đói bụng, uống nước thay cơm để rồi đi tiêu toàn nước là nước ! Có năm, đi múa lân ở tỉnh xa; tận Cao Lãnh - Đồng Tháp đến 11-12 giờ khuya mới về, tổng kết vỏn vẹn chỉ có 5000 đ, trong bụng đứa nào cũng căng to bởi nốc nước lã cho đở đói, về đến nhà thì tất cả nắm bất động, xếp cá mòi trên xe, lúc đó chỉ có một vài anh lớn còn tỉnh táo, nhẹ nhàng bế từng em vào trong nhà để các em tiếp tục giấc ngủ Khuôn mặt đen sạm, bụi bặm nhưng đứa nào cũng sáng, đẹp, có đứa ngủ còn mĩm cười, có đứa miệng vẫn nhai nhóp nhép nước miếng chảy tùm lum, rồi có đứa mắt nhắm nghiền mà vẫn khoa tay múa chân chắc có lẻ tụi nó đang múa lân leo cây với một dây tiền dài, ăn một bửa cơm no nê.. Rồi cũng có đứa ú ớ mê sảng, thút thít nước mắt chảy ràn rụa có lẻ trong mơ, tụi nó thấy múa lân không có tiền và nhịn đói !..

Lực lượng thì có thừa, tập luyện thì đảm bảo không thua ai, thậm chí sáng tạo nhiều bài biểu diễn khá sinh động, hấp dẩn, như ; Kỳ Sư đại náo, sư tử đấu người, Long - Lân tranh hùng, Tề thiên đại chiến Ngưu vương Võ thuật thì không có đoàn Lân nào có những pha nhào lộn, những đòn chân VoViNam tuyệt chiêu như đoàn Phù Đổng ( Năm 2001, liên hoan Lân-Sư-Rồng TP lần thứ I, đoàn Phù Đổng được xếp hạng A toàn đoàn chung với các đại gia Nhân Nghĩa đường, Hằng Anh đường, Tinh Anh đường ). Rõ ràng, sự thua thiệt là bởi thiếu vốn, không có kinh phí để mua sắm, trang bị đạo cụ biểu diễn , thiếu nhà tài trợ ! Vận động chủ yếu là các công ty, các hãng , xưởng người Việt thì nhiều lắm một vài năm, một vài lần tài trợ với số tiền hết sức khiêm tốn, đủ để sắm một vài đầu lân hàng chợ' và áo thun có in chử quảng cáo cho công ty họ. Bi đát nhất là năm 1994, khi ông giám đốc của một Cty Gạch ( từng vài lần cho áo thun quảng cáo, xe chở đoàn lân) đưa ra tối hậu thư yêu cầu đổi tên Phù Đổng thành đoàn lân lấy tên công ty (.) để tài trợ lâu dài, còn nếu không tất cả chấm dứt Vâng ! Mọi cái đều chấm dứt ! Không đồng phục, không xe chuyên chở, không kinh phí mua sắm đạo cụ biểu diễn Bởi những cái đầu quá cứng và lì ! Đoàn lân Phù Đổng gần như phá sản tất cả các đạo cụ xuống cấp thảm hại !

.. Hoàn cảnh từng thành viên thì cũng y hệt như đội lân, mấy đứa trong đội thì na ná giống nhau, cùng có hoàn cảnh đặc biệt hết lớp thành viên củ, rồi đến lớp mới, đứa nào cũng đem cái khổ, cái khó vô cho đội lân ! Đội lân trở thành cái bể chứa khổ , nó chứa hàng chục, hàng trăm mảnh đời khốn khó ngụp lặn Để rồi những mảnh đời bất hạnh đó tìm dược niềm an ủi, chổ dựa tinh thần , có được những tiếng cười rôm rã qua lớp tập võ, tiếng trống lân Quá khứ, những kỷ niệm mãi mãi không bao giờ phai, cái khó , cái khổ cứ đeo bám day dẳng không bao giờ dứt với võ đường VoVinam-đoàn lân Phù Đổng ! Vậy mà nó vẫn sống vẫn tồn tại và đi lên ! Câu nói tự an ủi của anh em Phù Đổng là : Anh em mình rất giỏi, có tài nhưng không có tiền, không gặp thời thế đành chịu ! Chỉ còn đợi Ông Trời mà thôi !

Nhưng tinh thần và ý chí trổi dậy mạnh mẻ, tất cả các thành viên quyết tâm tự lực, tự thân vận động là chính, các gia đình, phụ huynh cùng tham gia đóng góp ủng hộ quỹ trang bị, mua sắm , sửa chữa các đạo cụ và lúc này Võ Đường VoVinam chính thức vào cuộc! Bằng cách tung các huấn luyện viên, mở rộng các lớp võ đến các trường học, các địa bàn dân cư tổ chức huấn luyện và thu võ phí hàng tháng ( tạo nguồn quỹ) để tiếp sức cho đoàn Lân. Một năm sau cuộc giải cứu ' thành công !
Còn việc nguồn thu từ múa lân thì năm khi mười họa lâu lâu mới được các sếp quận phân công, mời biểu diễn phục vụ hội nghị, tổng kết, tết trung thu với số tiền thù lao thì khá khiêm tốn đúng nguyên tắc quy định nhà nước ! (nếu theo quy định của tài chánh , thì tiền thù lao vừa đủ trả tiền thuê xe, uống nước, không còn khoản dư nào để bồi dưỡng các em và để tích lũy mua sắm tài sản ) . Riêng về khoản múa lân kiếm 'lì xì Tết nguyên Đán thì cửa rất hẹp so với các đoàn Lân người Hoa ! Họ đều có được bang-hội-tộc họ đỡ đầu, cho nên cũng rất thoải mái đi biểu diễn kiếm 'lì xì ít nhiều gì không quan trọng và không phải lo lắng gì (?) Còn lân Phù Đổng, hể nghe đến tết là rầu thúi ruột ! Ban huấn luyện phải lo đủ thứ : xe chở lân, mua sắm sửa chữa đạo cụ, đồng phục múa lân.. và vô số công việc khác, cái gì đụng đến đều phải có tiền, nhưng cái lo lớn nhất là làm sao phải có được vài sô biểu diễn tết, vừa để phát huy tài nghệ của các em và cũng vừa để khỏi mất mặt' với các đoàn lân khác ! Để có sô diễn trong mấy ngày tết, thế là một nhóm tiếp thị được hình thành và đi gõ cửa các đại gia Hoa Kiều quanh chợ lớn . Đi đến đâu, thì cũng nhận được cái lắc đầu từ chối khi nghe cái tên Phù Đổng lạ huơ, lạ hoắc ! Còn đến các gia đình người Việt thì không thích múa lân tại nhà, chỉ thích đi xem múa lân Thật sự, xưa nay bà con người Việt mình, không có tập tục mời đội Lân đến múa cầu may, cho nên rất hiếm khi nhà nào mời ! còn nếu mời đến nhà thì trả giá tá lả ' và rồi 'lì xì cũng không đủ trả phân nữa tiền thuê xe tải chở Lân ! Sinh được thì phải dưỡng được ! Nếu không có Sô trong thành phố thì về nông thôn biểu diễn để lấy tiếng vậy !

. Thế là tết năm nào, đoàn lân cũng hướng về Rạch kiến -Long An, nơi vùng xa, vùng sâu nhất Xe Lân đổ xịch trước sân khấu dã chiến ( mà trước đó vài ngày, cô bác tự động đắp nền để cho Lân diễn) sau khi diễn xong thì hầu như cả làng “ lì xì” đủ loại bánh mứt, trái cây , nước uống, mỗi em một đòn bánh tét đem về.. Aán tượng nhất có năm, đang diễn trời đổ mưa, bà con đem tăng, bạt ra che cho lân diễn khỏi ướt, còn mọi người đứng dầm mưa để xem. Tết nào, đoàn lân về diễn không đúng giờ, các em trong đoàn , ai ai cũng thấp thỏm, ái náy khi đến nơi đã thấy bà con đứng quanh sân khấu đông nghịt, đợi cả hàng tiếng đồng hồ Tình nghĩa như vậy, cho nên năm nào Đoàn lân cũng phải về quê, dù biết chắc là lổ vốn nặng! Đã lở nghèo rồi thì cho nghèo luôn ! lân Phù Đổng mà !.

Phải dùng từ 'lê lết mới đúng ! Võ đường VoVinam-Đoàn lân Phù Đổng cố lết trên đôi chân của mình . Đến giữa năm 1996, đoàn Lân may mắn lọt vào 'mắt xanh của anh Nguyễn Chánh Lộc - Giám đốc CVVH Đầm Sen Q.11 ( nay là P.tổng giám đốc Cty Du Lịch Phú Thọ ) với tình cảm muốn chia sẽ những khó khăn của đoàn Lân, BGĐ-CVVH Đầm sen quyết định cho phép đoàn Lân được diễn ngày chủ nhật hàng tuần, với mức thù lao cả ngày, hết sức khiêm tốn, chỉ bằng 1/10 của đoàn lân khác diễn 01 buổi (!?!) dù sao có vẫn hơn ! Sau ngày biểu diễn đầu tiên , anh em ôm nhau khóc ! Thật sung sướng và mừng vui ! Đoàn Lân từ nay có đất dụng võ, có kinh phí trang trải, mua sắm và quan trọng lớn hơn là có thể sống lâu dài với các đoàn Lân khác .

Thế là đoàn Lân có tiền nuôi võ đường Phù Đổng, bằng việc trả tiền thuê mướn mặt bằng hàng tháng đồng thời, không thu võ phí mà còn tặng võ phục cho các em gia đình nghèo, hoàn cảnh đặc biệt Ngược lại, võ đường cung cấp lực lượng võ sinh, môn sinh đủ tiêu chuẩn làm thành viên cho đoàn Lân ( trình độ lam đai dệ II cấp trở lên, đạo đức tốt, có gia đình bảo lãnh ) .. Tiếng tăm , thương hiệu của đoàn Lân Phù Đổng lan tỏa dần, năm 2000 Khu du lịch văn hóa Suối Tiên chính thức mời phục vụ các ngày tết nguyên đán . Vậy là có thêm vốn , thừa thắng xông lên, tháng 9/2002 hình thành đội Kèn nghi lễ Phù Đổng (phục vụ các lể hội, đón khách và cả Đám tang ! ) Tháng 11/2003 đội múa Rối Phù Đổng ra đời, tháng 01/2004 nhóm Trò Chơi Dân Gian hình thành với gần 40 gian hàng trò chơi ( không thua gì các nhóm trò chơi hội chợ chuyên nghiệp khác) , đổi nghề cho các em nhỏ bán vé số (thành viên của đoàn lân) bằng việc thành lập nhóm chuyên làm đầu Lân,Sư tử, Rồng để đem bán cho các đội lân khác ; đến nay đã có hàng chục bộ múa Lân,sư tử và Rồng được bán ở các tỉnh thành và xuất khẩu sang tận các nước : Mỹ, Pháp,Uùc, Đức, Na Uy.. Số lượng thành viên chính thức của đoàn lân Phù Đổng tăng gấp đôi , với xấp xỉ 100 em, để có thể đảm bảo quản hết các loại hình hoạt động. Chính vì vậy, võ sinh nào muốn là thành viên của đoàn Lân thì phải đủ các tiêu chuẩn : Học võ - tập Lân - múa Rối - tập trống kèn , và phải biết làm đầu Lân

..Đã vậy, Phù Đổng còn tài trợ và huấn luyện giúp VoVinam Q.12 thành lập đội Lân Trần Quốc Toản Q.12, Đội Lân Vovinam La Gi-Bình Thuận, đội Lân - giáo xứ Bình Thái - Q.8, đội Lân VoViNam - TP. Thanh Hóa, đội Lân VoViNam của Na -Uy, Niu-Ca-Lê-Đô-Ni (tân đảo-Pháp), đội Lân Bỉ, Đức sắp tới đây huấn luyện để hình thành đội Lân VoViNam Bình Chánh và Long An.

Năm 2006, 2007, 2008 là năm Phù Đổng thăng hoa đạt thành tích cao trong liên hoan Lân Sư Rồng quận 6, tỉnh Bình Thuận, thành phố ( Trung Tâm VHTP), Nhà Văn Hóa TNTP… Đội Kèn tham dự liên hoan Kèn toàn quốc ( tỉnh Kiên Giang 2006, tỉnh Phú Yên 2008) đạt giải xuất sắc. Đội Rối liên tục đắt sô ở các trường mầm non, mẫu giáo… Đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình thành phố liên tục ghi hình, làm phóng sự ( Sức sống mới, ước mơ Việt Nam, Tạp chí tuổi thơ ..) Bên cạnh đó các số báo của Sài Gòn Giải Phóng, Thanh niên, Hoa Học Trò, Báo điện tử - Kênh 14.vn đăng tải về các hoạt động của võ đường VoVinam và đoàn lân Phù Đổng Nhưng rồi , cũng có chuyện không vui : Cuối năm 2007, công ty gạch Đồng Tâm chấm dứt tài trợ Võ đường và Đoàn Lân Phù Đổng sau hơn 10 năm giúp sức , đây cũng là lần thứ 2, lãnh đạo công ty làm như vậy ! Thế là các năm sau này võ đường không còn có 100 bộ võ phục để tặng các võ sinh nghèo và đoàn Lân không còn được hổ trợ xe tải chở Lân đi diễn các ngày Tết

Điều đáng buồn hơn, Võ đường VoVinam-Đoàn lân Phù Đổng hoạt động liên tục 19 năm, vượt khó vươn lên góp phần công sức quảng bá Môn phái VoViNam, xây dựng giáo dục, hình thành nhân cách cho hàng trăm em hiếu động cá biệt được Nhà nước, các tổ chức xã hội, dư luận đánh giá cao, khen thưởng tặng nhiều danh hiệu ! Riêng Môn phái VoViNam, Hội Việt Võ Đạo thành phố chưa có hình thức chính thống nào để biểu dương !

Võ đường VoViNam và đoàn Lân Phù Đổng buồn nhiều hơn vui, cho nên thêm một chút xíu buồn thì cũng chẳng sao (!)
Năm nay, võ đường VoViNam và đoàn Lân Phù Đổng được 19 tuổi, những lứa võ sinh, môn sinh đầu tiên đều có cuộc sống ổn định, hầu hết đã có gia đình , hàng năm đến ngày kỷ niệm thành lập Võ đường- đoàn Lân ( 24/10 ) hoặc cúng Tổ (đêm giao thừa) tất cả tề tựu lại, để rồi ồn ào sôi nổi như ngày nào có những đứa khá giả một chút đem theo gạo, mì gói, tiền làm quà tặng cho các em thành viên mới gặp khó khăn.

Lứa võ sinh sau này, trình độ (văn hóa) có khá hơn ! đặc biệt là “quậy hiền” hơn, tập tành võ, lân hay hơn lứa đầu tiên ! Những đứa thành viên cũ, hay so bì “ Ngày xưa tụi em tập tành , biểu diễn có bết hơn vì ăn toàn là Mì gói ! Còn bây giờ tụi nó ( thành viên mới) giỏi hơn là nhờ ăn hủ tíu mì ! Lời so bì hoàn toàn đúng ! Vì ngày trước, võ đường -đoàn Lân mới hình thành cho nên bao nhiêu khó khăn, còn ngày nay, bao nhiêu thuận lợi, thương hiệu Phù Đổng đã vang xa .... Cho đến bây giờ, không thể nói là võ đường VoViNam-Đoàn lân Phù Đổng đã qua cơn bỉ cực để hưởng cảnh thái lai . Võ đường và đoàn Lân bây giờ lại giống như con thuyền đang vượt sóng hướng ra biển lớn và phải tiếp tục đương đầu, chống chọi sóng to, bão lớn !
Điều ghi nhận sự thành công lớn nhất qua 19 năm của Võ đường VoVinam-Đoàn Lân Phù Đổng quận 6, là : Sự tồn tại của tập thể này và sự trưởng thành của từng thành viên Phù Đổng !
Vâng ! Tôi hoàn toàn hy vọng về sự lớn mạnh và tự hào; khi ở thành phố này có đến hơn 50 đoàn Lân, mà chỉ có đoàn Lân duy nhất có tên rất Việt Nam, mang tên một vị anh hùng dân tộc nhỏ tuổi, gắn liền với môn võ dân tộc; VoViNam-Việt Võ Đạo và cũng là đoàn Lân nghèo nhất, có nhiều nụ cười và nhiều nước mắt nhất !

Ngày 02 tháng 10 năm 2008
Lê Đình Phước


(Theo Thư Viện Vovinam)



Tin liên quan:
Múa Lân chúc Tết, Valentine's Day & Điểm nhản Lân mới ! [Sat - 02/15/2014 10:00]
Vovinam San Jose biểu diễn cho lễ hội Winter Global Wonderland at Great America. [Sun - 11/25/2012 12:57]
Đoàn Lân Vovinam San Jose với Tết Nguyên Đán 2012 [Wed - 02/01/2012 01:00]
Lễ Khai Quang Điểm Nhãn cho đoàn Lân Vovinam San Jose [Sat - 01/21/2012 19:45]
Thi lên đai tại San Jose [Wed - 05/04/2011 00:49]
Vovinam San Jose diễn hành mừng Xuân [Mon - 02/21/2011 19:00]
Viếng thăm Đoàn Lân Sư Rồng Vovinam Phù Đổng [Sun - 10/17/2010 18:02]
Vovinam Phù Đổng Đi Malaysia học múa Lân [Sat - 04/10/2010 14:12]
Hình ảnh đoàn Lân Vovinam Los Angeles - VS Lê Huy [Sat - 01/30/2010 11:11]
Đoàn Lân Lạc Hồng - Los Angeles [Sat - 03/01/2008 11:43]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Đoàn Lân Vovinam Tây Đô [Sat - 01/19/2008 12:14]
Đoàn Lân Rồng Vovinam San Jose [Wed - 10/03/2007 17:43]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.095 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.