Hồi ký
CHUYẾN DU HÀNH ÂU CHÂU 
Võ sư Cẩm Bình


Ðoạn II: Du hành với võ sư Chưởng Môn

        Sáng thứ 2 ngày 4 tháng 6 năm 2001, tôi, võ sư Quý và HLV Thái Anh từ giả các phái đoàn sau buổi điểm tâm sáng, các phái đoàn tặng tôi nhiều vật lưu niệm, tôi thì không có mang gì theo để tặng cho các phái đoàn, tôi xin hứa khi nào các đồng môn sang Mỹ sẽ tặng lại vậỵ Rời Pháp, võ sư Quý lái xe về Thụy Sĩ để cất đồ đạc và nghĩ ngơi một buổi, vợ võ sư Quý đã làm sẳn một số món ăn chay, đang đói, gặp được cơm ăn thật là ngon miệng nhất là món rau muống luộc, một món ăn độc đáo của quê hương mà tuy xa xứ vẫn nhớ và hay thường dùng. 

Viếng võ sư Dương Quan Việt:

        Chúng tôi tiếp tục lái xe lên đường sang Ðức, dọc đường võ sư Quý hơi mệt, tôi đề nghị Huynh ngủ một giấc, tôi cầm lái thế một đoạn đường, đường xa lộ Âu Châu tuy không lớn rộng nhưng chạy tốc độ 100 dậm một giờ (100 miles) cũng hơi khớp, khi gần biên giới Ðức, tôi trao tay lái lại cho võ sư Quý, để tìm đường vào thành phố Stuttgart. 

        Theo lời dặn võ sư Việt chúng tôi tìm lối quẹo vào thành phố và đến nhà ga để điện thoại cho võ sư Việt ra rước vào, Ga xe điện ở đây rất lớn, nhiều chuyến xe đổ người lên xuống tấp nập , hàng quán cũng đầy đủ nào là quán nước, tiệm ăn, tiệm bán đồ lưu niệm... Khoảng nữa tiếng đồng hồ sau, võ sư Việt lái xe đến nơi, chúng tôi theo xe võ sư Việt về nhà, võ sư Việt, phu nhân và các con vừa mới về từ trại Minden, tuy mệt mỏi sau mấy đêm không ngũ, nhưng vẫn tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu, phu nhân võ sư Việt còn trẻ , đẹp và hiền hậu xem ra cũng rất đảm đang, trong phút chốc đã dọn ra nhiều món ăn thịnh soạn, nhưng rất tiếc tôi lại ăn chay không thưởng thức được, tôi phải tự mình vào bếp để nấu riêng cho mình., những đồ ăn chay tôi đem từ Mỹ quốc qua cũng rất đặc biệt, Võ sư Việt và võ sư Quý cùng nếm thử đều khen ngon và lạ miệng.
Sau buổi cơm tối chúng tôi ngồi lại với nhau cùng nhau trò chuyện về tình hình môn phái các nơi, võ sư Việt dáng người phốp pháp, vui vẽ, tánh tình cởi mỡ, tâm đạo rất tốt. Một lần nữa tôi lại xin lỗi với võ sư Việt vì không thể đến được rại hè tại Minden, võ sư Việt gật gù nói:

        - Cô không đến được cũng tốt, vì ngày thứ Bãy mưa gió ào ào, không có sinh hoạt, hay nói chuyện gì được, cứ lo cuốn lều chạy tránh mưa, võ sư Việt nói tiếp:

        - Tuy nhiên buổi lễ ngày chú Nhật làm ở trong phòng tương đối thành công, chúng tôi có làm quà tặng cho cô và đã gởi cho võ sư chưởng môn rồi.

        Tôi cám ơn võ sư Việt đã dành ưu ái cho tôi, vừa lúc võ sư Ðặng Hữu Hào điện thoại đến, tôi được dịp tiếp xúc với võ sư Hào, sau vài câu thăm hỏi xã giao và lại xin lổi vì không đến tham dự trại hè để gặp gỡ võ sư, cùng các võ sư và huấn luyện viên khác, cơ duyên chưa đến, tôi xin hẹn gặp lại dịp khác.

        Võ sư Hào có ý trách móc vì tôi đã nói là sẽ đến trại hè, nên tấ cả mọi người đều mong muốn gặp mặt tôi, cuối cùng lại không dến. Thật ra tôi liên lạc với VSTH Cao Thanh Trung nhờ chở lên để dự trai hè nhưng Trung đã từ chối nói là bận không thể chở được, đó là lý do tôi nhận lời đi dự lễ bên phong trào Âu Châu. 
Võ sư Hào hỏi tôi: 

    - Với tư cách là một võ sư và với tư cách là con gái của chưởng môn, cô nghĩ như thế nào về tình hình môn phái hiện tại ?
Tôi xin phép không có ý kiến và cũng không muốn nói nhiều, chủ trương của tôi từ trước tới nay là làm nhiều hơn nói, nếu nói nhiều mà không làm được sẽ bị người chê trách, việc môn phái cứ để tự nhiên: Việc gì đến nó sẽ đến, việc gì đi tự nó sẽ đi... tôi cố gắng tận hết khả năng giúp ích gì cho môn phái được là tôi làm, võ sư Hào nói: 

        - Sao cô nói chuyện khôn quá vậy 

Viếng Võ Sư Nguyễn Thành Xê:

        Sáu giờ sáng hôm sau thứ Ba ngày 5 tháng 6 năm 2001, tôi và võ sư Quý từ giả gia đình võ sư Việt lên đường đi về thành phố Munich. Ðến ngã rẻ vào thành phố, võ sư Qúy ghé vào tieệm xăng và điện thoại cho võ sư Nguyễn Thành Xê ra rước vào. 26 năm không gặp nhau, chúng tôi tay bắt mặt mừng, nhìn huynh Xê dáng dấp vẫn như thưở xưa không gì thay đổi, huynh Xê hướng dẫn chúng tôi về nhà. Nhà huynh Xê nằm trong một dảy cao ốc trên lầu, nơi đây võ sư chưởng môn và võ sư Sen đã đến từ hôm trước và trợ Huấn Nguyễn Xuân Nhân ở Frankfurt cũng đang có mặt ngồi chờ chúng tôi để ăn sáng và đi dạo biển Bodensẹ.
Võ sư chưởng môn vui vẽ hỏi:

        - Con gái thầy đến rồi đó hả? Sao đi chơi có vui không?
Tôi nghiêm lễ chào thầy và trả lời:

        - Thưa thầy con vui lắm vì các huynh đệ xa nhau lâu ngày, gặp nhau nói chuyện hoài không hết. Ngày nào cũng thức đến khuya để hàn huyên tâm sự.
Tôi hỏi lại thầy:

        - Còn thầy và thầy Sen đi có vui không? Thầy có khỏe không?
Thầy trả lời:

        - Thầy vui lắm và khỏe lắm.

        Sau khi dùng buổi sáng, võ sư Nguyễn Thành Xê hướng dẫn chúng tôi đi ra bờ biển Bodense, dự trù đi phà sang nước Ðan Mạch để ngắm cảnh mây nước nhưng thời gian đã trể, chiếc phà cuối cùng đã rời bến. Chúng tôi đi bộ dọc theo bải tàu chụp vài tấm ảnh kỹ niệm, rồi vào nhà hàng ăn trưa. Sau đó võ sư Xê hướng dẫn đến sân vận dộng Munich, nơi đã tổ chức thế vận hội, võ sư Nam và phu nhân võ sư Nam đã có mặt sẳn chờ đón phái đoàn và hướng dẫn phái đoàn đi một vòng sân vận động, hồ bơi nơi đây rất lớn, các vận động viên quốc tế đã từng thi đua bơi lội nơi đây, bên ngoài từng nhóm người tu họp tập luyện thể dục nhịp điệu theo tiếng nhạc nghe rất vui tai, đằng kia là nhóm người thi nhau đạp xe đạp tại chổ theo tiếng còi hiệu lịnh của huấn luyện viên. Chúng tôi đi theo võ sư Nam và võ sư Xê chụp nhiều hình lưu niệm. 

        Buổi tối võ sư Xê và Nam đưa chúng tôi đi dạo phố Mucnich về đêm, trên đường phố chính các quán café đêm mở ra buôn bán thật tấp nập, quán nào cũng đông nghẹt, không tìm được chổ đậu xe, chúng tôi phải bỏ cuộc không vào quán chỉ dạo bộ một vòng rồi lên xe đi về. Trên đường đi, võ sư Nam giới thiệu từng di tích lịch sử của từng con đường, từng dải nhà có từ thời nào và đã làm gì vào hồi đệ nhị thế chiến. chúng tôi đi dến tượng đài cao chót vót, tầng chót ở trên đỉnh đài là nơi đặt đài truyền hình, tầng giừa là nơi cho các du khách lên đứng ngắm cảnh thành phố về đêm. - đây cũng có quán ăn và tiệm bán đồ lưu niệm cho du khách. Có ống dòm để nhìn cảnh trí ở xa, tôi, võ sư Sen và võ sư Qúy mổi người đứng trước máy tự động chụp hình làm cái mộc (stamp) lưu niệm trông rất vui.

Viếng Cung Ðiện Scholoss Neuschwanstein (của vị vua cuối cùng của Ðức Quốc)

        Sáng sớm thứ Tư ngày 6 tháng 6 năm 2001, võ sư Qúy từ giả trở về Thụy Sĩ, VSTH Nhân tiếp tục cùng chúng tôi đến cung điện vị vua cuối cùng của nước Ðức: cung điện Schloss Neuschwanstein, cung điện nằm trên đỉnh núi cao. Từ cổng đậu xe đi lên tới lầu đài dài 1 km5, trời buổi sáng mưa tầm tả, chúng tôi dùng dù che mưa lội bộ đến trạm xe bus. Huynh Xê mua vé xe bus đi tới cây cầu treo bắt ngang qua 2 ngọn núi, phía dưới cầu có suối chảy róc rách nghe rất êm tai..đứng trên cây cầu từ dưới ngó lên có thể nhìn được cảnh trí toàn bộ toà lâu đài, nhìn xuống dưới đáy sâu thăm thẳm, tôi nghỉ đến những phim bộ Trung Hoa nên nói với mọi người:

        - Có khi nào mình té xuống dưới kia, gặp được cao nhân nhận làm đệ tử, và truyền cho bí kiếp võ công để 10, 20 năm sau tái xuất giang hồ trở thành đệ nhất thiên hạ không?
Chưởng môn cười:

        - Làm gì có chuyện đó !
Võ sư Xê nói:

        -  Ai muốn gặp kỳ duyên cứ làm bộ rớt xuống thử xem !
Võ sư Sen cười nói: 

        - Kỳ duyên đâu không thấy, chớ thấy tan xương nát thịt là cái chắc.
Mọi người đều cười vui vẽ, và dĩ nhiên là không ai dám nhãy xuống để gặp được kỳ duyên như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung.

        Cảnh trí xung quanh rất là đẹp mắt, mây giăng mờ mờ, ảo ảo như cảnh thiên đàng, nhưng rất tiếc trời mưa lạnh quá, chúng tôi chụp xong vài bức ảnh là rời khỏi nơi đó. Chúng tôi lội bộ lên toà lâu đài, trời mưa trơn trợt, không khí giá lạnh, chân chưởng môn bị đau, nên khi tới toà lâu đài thì đã mệt, du khách thật đông đảo, phải đứng sắp hàng chờ đợi tới giờ để được hướng dẫn vào toàn lâu đài, võ sư Xê đã mua vé vào xem tòa lâu đài nhưng chân chưởng môn bị đau không đi được, nên mọi người cũng không đi. Chúng tôi đứng từ ngoài nhìn vào tòa lâu đài trông thật lớn, nguy nga và đồ sộ, có những nóc nhọn cao chót vót, ngày xưa đem được những dụng cụ lên đây để xây cất là cả một công trình khó khăn, cực nhọc, tất cả mọi du khách đều đứng nhìn với vẽ thán phục. Chúng tôi đi vòng chung quanh chụp một số cảnh rồi ra về. Bận về, võ sư Xê mướn xe ngựa cho phái đoàn đi chầm chậm để ngắm cảnh núi rừng 2 bên, chúng tôi ghé lại tiệm bán đồ lưu niệm để mua một số kỷ vật tặng bạn bè thân quen.

Du lịch sang nước Ý:

        Từ giả tòa lâu đài, chúng tôi lái xe thẳng đường ra xa lộ, dọc đường võ sư Xê cho ghé lại một quán thịt rừng, mổi người ăn một đĩa to ...Tôi và võ sư Nhân ăn khoai chiên và Spaghetti. Sau đó võ sư Nguyễn Xuân Nhân từ giả trở về Frankfurt. Chúng tôi tiếp tục lên đường đi sang nước Ý. Từ Ðức đi sang Ý phải đi ngang nước Áo, đường xa lộ trên nước Áo 2 bên toàn là núi cao, cảnh vật thật hùng vĩ, đẹp mắt. Ðường xa lộ của nước Mỹ có lối ra thì phải có lối vào, nhưng ở Âu Châu có lối ra mà không có lối vào, chúng tôi đi lạc lên, lạc xuống tới chiều tối mới đến được thành phố Chiogia mà huynh Xê gọi theo tiếng Việt là phố chả giò. Cuối cùng thì cũng tìm được nơi Võ sư Trợ Huấn Bùi Long Cữu từ Ðức sang đây để cấm trại với gia đình. Võ sư Bùi Long Cữu đã mướn phòng sẳn và hướng dẫn chúng tôi vào khách sạn. Chúng tôi mời thầy tấm rửa, nghỉ ngơi cho khoẻ, tôi và huynh Xê ra phố mua một số thức ăn về cho mọi người dùng buổi tối. Từ Chiogia đến thành phố La Mã khoảng 400 Kí Lô mét, chúng tôi bàn tính đi La Mã để biết được nơi cư ngụ và làm việc của Ðức Giáo Hoàng. Nhưng đường còn xa, mọi người sợ chưởng môn không khoẻ nên cuối cùng huynh Cữu chỉ dẫn cho chúng tôi đi Miniatura để xem những kiến trúc các thành phố nổi tiếng của Âu Châu , các cung điện vua chúa , các toà nhà quốc hội, những kỳ quan của thế giới như tháp Effel, thành phố La Mã cũng được đặt tại nơi nầy ...... Những kiến trúc nầy giống y như thiệt, tất cả được thu gọn nhỏ lại, trông rất đẹp và hấp dẫn. Từng xe khách du lịch, cũng như xe học sinh đi tham quan được đổ xuống tấp nập, mọi người đi vòng vòng để tham khảo, tìm hiểu, ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm. Những ai không có dịp đi hết Âu Châu thì đi một vòng công viên này là biết được tất cả kỳ quan của Âu Châu .

        Rời Miniatura, Võ sư Xê hướng dẫn chúng tôi về thành phố Rimini để tắm biển. Ðây là bải biển du lịch của nước Ý, một rừng dù, đủ màu sặc sở, được cắm sẳn trên bải biển, các ghế nằm, ngồi được để sẳn cho du khách mướn... bải biển rộng và trải dài nhiều cây số, nơi đây rất nhiều khách du lịch từ phương xa đến tắm, nên người ta treo đủ cờ của các nước như: Ý, Áo, Thuy Sĩ, Anh, Ðức, Ðan Mạch, Mỹ, Pháp., Hoà Lan, Gia Nã Ðại , Nga, Ðại Hàn, Trung Quốc ....chúng tôi đi bộ dọc theo bải biển để ngắm cảnh, rồi chọn một chiếc quán ngồi để nhìn thiên hạ tắm và phơi nắng một cách nhàn hạ trong nắng hè êm ả. Lòng tôi cảm thấy phơi phới, thanh thản, theo từng cơn gió thoảng qua, nhìn sóng biển dạt dào, khiến hồn tôi rung cảm, tôi ước mong được sống trong cảnh Hoà Bình và đẹp đẽ như thế nầy mãi mãi thì sướng biết bao ... chưởng môn cũng rất thích khung cảnh nầy, thầy nói:

        - Việt Nam, thầy thường ra Vũng Tàu để tắm biển và phơi nắng, mỗi lần đi tắm biển thầy cảm thấy khoẻ ra.
Cuộc đi chơi ngày hôm đó chưởng môn rất vui và thích nên cảm thấy khoẻ ra, chân chưởng môn cũng bớt đau, đi không cần chống gậy. Chúng tôi nói đùa:

        - Ðó là nhờ công võ sư Xê dẫn thầy leo núi, xuống đồi và lội biển.

Viếng thành phố nổi Venise (Ý)

        Chúng tôi ngủ lại khách sạn thêm một đêm nữa, sáng hôm sau, huynh Bùi Long Cữu và gia đình mời chúng tôi đi ăn sáng và đi một vòng để thăm phố Chiogia, sau đó chúng tôi mua vé tàu đi viếng thành phố nổi Venise. Chiếc tàu có 2 tầng, chúng tôi chọn chổ ngồi tầng trên để dễ dàng ngắm cảnh xung quanh khi tàu chạy. đây là lần đầu tiên tại hải ngoại tôi được du lịch bằng tàu trên mặt biển, thời tiết tốt, gió thổi mát lạnh, cảnh trời nước mênh mông, làm cho lòng người thanh tịnh. Nhiều ghe đánh cá ra vào tấp nập, dọc eo biển, nhiều trụ cột và nhà nổi được xây lên dành cho những ngư phủ trông rất đẹp mắt. Thỉnh thoảng chúng tôi đi ngang qua những đảo nhỏ. có đảo có người ở, có đảo không có ai ... khoảng 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thấy thành phố Venise nổi lên giữa biển. Thành phố Venise được xây dựng trên một hòn đảo lớn có từ thời trước Tthiên Chúa giáng sinh. Có ngôi giáo đường thật lớn nằm giữa thành phố với những kiến trúc cổ xưa, được chạm trổ công phu và sắc xảo, các toà lâu đài khác cũng được xây dựng cao và rất đẹp. Thành phố trên hòn đảo này càng ngày càng lún xuống, nước biển càng ngày càng được dâng cao đã ngập tới tầng thừ nhất của các toà nhà, người ta tiên đoán trong tương lai thành phố nầy sẽ bị chìm dần xuống đáy biển, cho nên thành phố nầy đặc biệt làm nơi du lịch cho khách thập phương tới thăm viếng, từng phái đoàn do các tàu khắp nơi đổ khách về rất đông đảo, nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm, các quán ăn trong hoặc ngoài phố đều đông nghẹt khách, ở giữa phố chánh thì chưa bị ngập nườc, còn xung quanh càc tòa lâu đài thì bị ngập tới tầng thứ nhất, võ sư Xê mướn thuyền đi dạo xung quanh các ngõ hẻm quanh phố, xong lên bờ đi xung quanh phố để chụp hình và mua quà lưu niệm, giữa phố có hàng ngàn chim bồ câu bay lượn chờ khách cho mồi sẽ đáp xuống ăn. Chúng tôi mua một mớ thức ăn cho chim, cầm trên tay, các chim bay xà xuống mổ vào lòng tay vừa đau vừa nhột thật thú vị. Ðến chiều, chúng tôi lên tàu trở về phố Chiogia.

Thăm võ đường Verona thuộc Phong trào Âu Châu 

        Buổi tối chúng tôi liên lạc với võ sư Trợ huấn Stephano trưởng phong trào Vovinam Việt Võ Ðạo tại Verona và Milan, Ý quốc, để hẹn cho ngày hôm sau đến tham dự thăng đảng cấp của các môn sinh. Tôi hẹn với anh ta 11 gờ sẽ đến, đường lái xe từ Chiogia đến Verona khoảng 2 tiếng, nên chúng tôi tà tà ra quán ngồi ăn sáng và uống café, đến 9 giờ thì khởi hành đi Verona. Khoảng 10:30 chúng tôi đã tới lối rẽ vào Verona, chúng tôi dừng xe lại bên đường gọi điện thoại cho VSTH. Stephano ra đón. Khoảng 20 phút sau, VSTH. Stephano cùng các huấn luyện viên Verona chạy xe ra đón chúng tôi vào nhà hàng Ý để dùng buổi trưa cùng với phái đoàn Thụy Sĩ đến từ Geneve do VSTH Joe hướng dẫn. Joe la người thông dịch viên cho phái đoàn Ý trong mọi sinh hoặc của phong trào Âu Châu. 

        Món ăn chánh của người Ý là Pizza và Spaghetti, nhưng không giống như ở Mỹ, người Ý ăn chung với tôm, cua hoặc sò còn nguyên võ. Sau khi ăn, phái đoàn Ý đưa phái đoàn chúng tôi về khách sạn để nghỉ ngơi, còn tôi theo VSTH Stephano đến nơi làm lễ để xếp đặp chương trình cho đúng nghi thức. VSTH Stephano và VSTH Roberta điều hành 2 võ đường tại Verona và Milan khoảng trên 100 môn sinh toàn người Ý, khôngcó người Việt Nam nào cả. Chương trình lễ bắt đầu lúc 3 giờ chiều, mở màn là phần dâng hương sáng tổ, các võ sư lên thắp đèn cầy, các huấn luyện Viên lên thắp nhang, sau đó các môn sinh đồng kính nghiêm lễ. Sau đó võ sư staphano ra cửa mới chưởng môn và phái đoàn vào đứng trước hội trường giới thiệu từng người, cho môn sinh và quan khách biết. Buổi lễ nói chuyện bằng tiếng Ý, rồi dịch ra tiếng Anh và Ðức cho mọi người hiểu. Sau khi mời chưởng môn và phái đoàn an toạ, xướng ngôn viên giới thiệu từng người Huấn luyện viên lên ngồi trên hàng ghế danh dự, tiếp theo là lễ trao đai và thay đai cho những môn sinh vừa thi đậu trong khóa thi được tổ chức tại Paris. 

        Sau đó là phần biểu diễn võ thuật do các Huấn luyện viên, và môn sinh của võ đường Verona , Milan và Geneve (Thụy Sĩ). Các môn sinh người Ý nói riêng và phong trào Âu Châu nói chung rất nề nếp, nghiêm trang và kỷ luật từ đầu tới cuối cuộc lễ. Tất cả đều ngồi im phăng phắc, không một tiếng nói, tiếng động hoặc di chuyển đi đâu cả, tất cả đều răm rấp theo lệnh của người điều khiển rất thứ tự. Võ Việt được người ngoại quốc học và thực hành nghiêm chỉnh theo đúng đường lối môn phái như vậy qủa thật là đáng quý, chưởng môn rất hài lòng.

        Kế tiếp là phần trao quà lưu niệm cho chưởng môn, võ sư Sen, võ sư Cẩm Bình, Võ sư Xê, VSTH Bùi Long Cữu ... Võ sư Sen đại diện chưởng môn và phái đoàn đứng lên nói vài lời khen tặng và chúc mừng Vovinam tại Ý được thành công hơn nữa trong tương lai. 

Xong lễ, chưởng môn và võ sư sen về khách sạn , tôi và võ sư Xê ở lại để chỉ thêm đòn cho các huấn luyện viên Ý và Thụy Sĩ. Tôi hướng dẫn bài Thái Cực Ðao pháp và Tứ Tượng Côn pháp, võ sư Xê hướng dẫn kỷ thuật đấu tự do. Các môn sinh Ý và Thuy Sĩ rất siêng năng tập luyện, và có rất nhiều cố gắng, nhưng trong thời gian ngắn không thể tập hết các bài được, hội trường phải trả lại lúc 7 giờ chiều. 

        Tối đó cả 3 phái đoàn vào quán ăn người Ý, lại Pizza và spaghetti , chúng tôi vừ ăn vừa nói chuyện vui vẽ, VS Stephano và một dố HLV khác hỏi nhiều về lý thuyết võ đạo, chưởng môn và võ sư Sen giãng nghĩa qua phần thông dịch tiếng Ðức của VSTH Cữu. Sau khi chia tay tại quán ăn, tôi và võ sư Xê đến nhà VSTH Staphano đểnói chuyện thêm về tình hình môn phái cho đến giữa khuya mới ra về. 

        Sáng hôm sau, chúng tôi rời Verona trở về Munich (Ðức) ghé qua phòng tập của võ sư Xê , nơi đây chúng tôi gặp được một số HLV cũ, và có một HLV Enoch người Mỹ đen, di cư sang Ðức làm trong trường đại học, trước là học trò của võ sư Dương Quang Việt ở Stuggart, nay mổi tháng đến võ đường võ sư Xê tập một lần. sau buổi tập chúng tôi lại chụp hình lưu niệm rồi về nhà võ sư Nam. Hổm rày đi mấy ngày ăn uống lung tung, nay được bà xã võ sư Nam đải ăn một bửa cơm chay đạm bạc thật là vững bụng, các người khác thì ăn phở Bắc, mổi người làm 2 tô.... Võ sư Xê bàn giao sự đón tiếp chưởng môn cho Võ sư Nam về nhà nghỉ xã hơi ... 

GIẢ TỪ:

        Sáng hôm sau, võ sư Xê đưa tôi ra ga xe lữa bằng xe điện ngầm, lần đầu tiên được thấy những kiến trúc đồ sộ của đường xe điện ngầm được thiết kế dưới lòng đất sâu 5 từng, tôi lắc đầu le lưởi, đường phố Âu Châu rất chật, đi xe hơi không có chổ đậu xe và bị kẹt, nên người ta dùng xe điện để đi làm hoặc đi học nhanh chóng hơn, cứ 10 phút là có chuyến xe. 
Tới ga xe lữa liên thành phố, võ sư chưởngmôn, võ sư Sen và võ sư Nam đã đứng sẳn để đưa tiển tôi đi, võ sư Xê mua vé xe lữa chuyến 10:30 để tôi rảnh rang ngồi nói chuyện thêm với chưởngmôn và quí thây thêm giây lát. Chúng tôi vừa nói chuyện vừa xem hình, đúng 10:30 xe lữa hú còi chạy tới, Võ sư Xê đem hành lý lên xe và sắp xếp chổ ngồi cho tôi, võ sư chưởngmôn và võ sư Sen cũng theo lên xe ngồi nói chuyện cho đến giờ khởi hành mới xuống xe, Tôi đứng ngay cửa vẫy tay chào cho đến lúc cửa xe từ từ đóng lại mới trở lại ghế ngồi. 

        Xe về đến Frankfurt lúc 2 giờ chiều , võ sư Nhàn ra tận ga xe lữa đón tôi về nhà nghỉ một đêm, và chơi với các cháu, Các cháu đều ngoan và rất dể thương, cháu nào cũng thuộc làu làu thơ văn và sử Việt, về võ cháu lớn nhất đã học tới bài Tứ Trụ Quyền Pháp. Ngày hôm sau cả gia đình võ sư Nhàn đưa tôi ra phi trường để trở về Mỹ. Buổi chia tay thật là cảm động tôi nghiêm lễ chào thầy và hẹn gặp lại một ngày không xa .....



 


 

..