Lễ Giỗ Tổ và giới thiệu vỡ thi vũ nhạc kịch ÔNG LỘC HỘ
Năm 2002 Tại San Jose

Phóng Viên Khai Phá


Vào lúc 1:30 chiều ngày 25 tháng 5 năm 2002 tại sân bóng rổ trường trung học Overfelt, số 1835 đường Cunningham Ave , thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Lễ tưởng niệm cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc lần thứ 42, và buổi ra mắt vỡ thi vũ nhạc kịch Ông Lộc Hộ đã được ban huấn luyện miền bắc California tổ chức một cách long trọng cho toàn thể các võ sư, huấn luyện viên , môn sinh và đồng hương tham dự.
Sau khi huấn luyện viên Thái Hằng giới thiệu chương trình buổi lễ, lúc 1 giờ 35 phút toán hầu kỳ gồm ba Huấn luyện viên: Minh, Thông, Trung mang quốc kỳ Mỹ, Việt Nam, và Việt Võ Ðạo kỳ đồng nhịp nhàng bước vào. 
Khai mạc buổi lễ, võ sư Nguyễn Minh Hải mời quí vị võ sư hiện diện, quí vị quan khách, cùng tất cả môn sinh đứng lên làm lễ chào cờ. Theo luật pháp Mỹ trong nước Mỹ : trước khi chào cờ các quốc gia khác, quốc kỳ Mỹ phải được chào trước; do đó quốc thiều Mỹ được trỗi lên trước tiên, hòa theo là giọng hát quốc ca Hoa Kỳ của huấn luyện viên Thái Hằng.
Sau khi chấm dứt quốc ca Hoa Kỳ, quốc ca Việt Nam được trỗi lên. Ðây là giây phút cảm động nhất trong buổi lề: hầu hết người Việt hiện diện đều cất giọng đồng ca bài quốc ca Việt. Nhiều cụ già vừa hát theo vừa rung rung tay chấm nước mắt. Sau quốc ca Việt Nam là bài Vovinam Tâm Ca, tất cả võ sư môn sinh hiện diện đồng cất tiếng hát chào Việt Võ Ðạo kỳ. 
Sau lễ chào cờ là một phút mặc niệm các anh hùng liệt sĩ, những đồng bào đã bỏ mình vì lý tưởng tự do. Sau khi phút mặc niệm chấm dứt, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, võ sư trợ huấn Lê Thị Kim Liên, võ sư Nguyễn Ðình Thư, và ông Nguyễn Lương Mỹ, một cựu môn sinh, bước vào vị trí hành lễ. Hướng dẫn phái đoàn gồm sáu nữ môn sinh mặc áo dài khăn đóng, cầm quạt hồng sắp thành hai hàng dọc đi trước vào lễ đài. Võ Sư Lê Sáng mặc võ phục xanh dương, mang đai trắng của Chưởng Môn, trông rất tiên phong đạo cốt. Ông đi đứng nhẹ nhàng, không dùng gậy, dung nhan hồng hào mạnh khỏe.
Trưởng ban tổ chức võ sư Nguyễn Thị Cẩm Bình mời quan khách, võ sư huấn luyện viên và toàn thể môn sinh đứng dậy để đón tiếp võ sư Chưởng Môn, Phái đoàn Chưởng Môn đến trước bàn thờ tổ nghiêm lễ sáng tổ và sau đó hướng về môn sinh và khán giả để các môn sinh nghiêm lễ chưởng môn. Sau đó võ sư Cẩm Bình mời Chưởng Môn và quan khách an toạ.
Trưởng ban tổ chức Võ sư Nguyễn Thị Cẩm Bình đã dọc diễn văn khai mạc, nói về ý nghĩa ngày lễ giổ với giọng nói hào hùng, rõ ràng, khán giả đã thấy ở võ sư Cẩm Bình một truyền nhân, con cháu bà Trưng, bà Triệu (đây là lời nhận xét của khán giả và phu huynh). Sau đó Võ sư Cẩm Bình đã long trọng giới thiệu vị khách đặc biệt danh dự trong buổi lễ: Võ sư chưởng môn Lê Sáng, kế tiếp là võ sư tiền bối Phạm Hữu Ðộ người đã từng hoc võ với võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc nhập môn sau võ sư Trần Huy Phong, nhưng sau đó được tập chung, đánh một cập với võ sư Phong, rồi sau khi sáng tổ bị bệnh, võ sư Ðộ và võ sư Phong được võ sư Lê Sáng hướng dẫn tập luyện (theo lời kể của võ sư Phạm Hữu Ðộ), rồi tới võ sư Ðào văn Năng tập cùng thời với võ sư Nguyễn Ðức Huỳnh Kỳ. Võ sư Cẩm Bình còn giới thiệu một số võ sư khác như : võ sư Nguyễn Hữu Châu (San Jose), võ sư Nguyễn Ðình Thư (Vancouver B.C- Canada), võ sư Lê Thị Kim Liên (Settle, Washington), Phụ Tá Văn thư cho tổ đường tại hải Nogại cựu môn sinh Ðỗ Hoàng Nghĩa (Sseattle, washington), 2 vợ chông cựu môn sinh Nguyễn Lương Mỹ (Seattle, Washington), võ sư Trợ Huấn Tống Minh Ðường (San Diego, California), võ sư Trần Duy Lợi (Oakland, California), võ sư Nguyễn Minh Hải (San Jose), Huấn luyện Viên Tân Khải Minh (Sacramento, Califonria), cùng toàn thể các huấn luyện viên miền Bắc Califonra đồng đứng sắp hàng trước khán giả trình diện và nghiêm lễ.
Võ sư Nguyễn Minh Hải điều khiển lễ tưởng niệm : HLV. Thái Hằng và Công Thông nổi lên 3 hồi chiêng trống, tất cả các môn sinh, quan khách đồng đứng dậy, võ sư Lê Sáng bước đến đứng giữa lễ đài. Một bước đàng sau chưởng môn là toàn thể các võ sư, huấn luyện viên, và môn sinh. Trước khoảng hai trăm tám mươi quan khách hiện diện, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng đã dâng hương lên bàn thờ Sáng Tổ môn phái trong tiếng nhạc trầm ấm, u hoài của mùa tưởng niệm. Cả hội trường đều lặng im theo dõi buổi lễ, không khí rất trang nghiêm. Sau Chưởng Môn, tuần tự quí vị võ sư, huấn luyện viên cũng bước lên dâng hương. Sau lễ dâng hương, Chưởng Môn cùng tất cả nhân sự trong hàng đồng nghiêm lễ bàn thờ. 
Kế tiếp là nghi thức trao đai danh dự: 
- Võ sư Phạm Hữu Ðộ đã trao đai cho chuẩn hoàng đai Ngô Văn Tân và hoàng đai đệ nhất cấp Trần Văn Hải thuộc trung tâm huấn luyện San Jose và Oakland California. 
- Tiếp theo võ sư Ðộ, võ sư Ðào Văn Năng đã trao đai cho chuẩn hồng đai Trần Duy Lợi, quản nhiệm Việt Võ Ðạo Oakland, California, và chuẩn hồng đai Lê Thị Kim Liên, Seattle, Washington. 
- Sau cùng, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng thắt đai danh dự cho tân hồng đai Nguyễn Ðình Thư, trung tâm trưởng trung tâm huấn luyện Vancouver, Canada. 
Ðặc biệt, sau khi thắt đai cho võ sư Nguyễn Ðình Thư, Chưởng Môn Lê Sáng cũng đã thắt chuẩn hồng đai cho võ sư Lê Thị Kim Liên. Ðược chính Chưởng Môn thắt đai là một niềm vinh dự lớn, vinh dự nầy hôm nay được ban đến võ sư Kim Liên, người đứng đầu trong lớp nữ môn sinh đầu tiên tại võ đường Vĩnh Viễn, năm 1964.
Ðược biết, trong những năm 1965, 1966 võ sư Kim Liên đã góp nhiều công sức cho việc quảng bá, phát triển Việt Võ Ðạo tại Sài Gòn, Gia Ðịnh, võ sư Kim Liên đã từng đánh bài tự vệ nữ với võ sư Lê Công Danh. Ngày nay võ sư Kim Liên vẫn còn tích cực tham gia sinh hoạt môn phái tại Hoa Kỳ Như cố vấn cho Vovinam Washington, cố vấn cho Vovinam Vancouver B.C Canada, cố vấn cho khối Tây Bắc Mỹ Châu.
Sau nghi thức trao đai, thắt đai là phần văn nghệ phụ diễn. Mở đầu phần văn nghệ là một điệu vũ truyền thống của giống dân Aztec, tổ tiên của người thổ dân da đỏ tại Mễ Tây Cơ. 
Sau điệu múa rập rình theo nhịp trống của người Aztec là điệu vũ Khúc Ca Ngày Mùa của các em môn sinh tại San Jose. Ðiệu vũ Khúc Ca Ngày Mùa đã mở màng cho kịch thơ ÔNG LỘC HỘ, một thiên bi hùng ca Việt sử dài 50 phút đã được các võ sư, môn sinh Vovinam miền Tây Bắc Mỹ trình dieãn. Ðây là võ thi vũ nhạc kịch do nhà thơ Huy Vũ tức võ sư chưởng môn Lê Sáng viết vào năm 1972 tại Việt Nam. 
Tới đây xin nói thêm về lý do tại sao chúng tôi ra mắt võ thi vũ nhạc kịch nầy, và diễn tiến sự tập dợt của vỡ kịch ra sau.
Năm 1998 võ sư Cẩm Bình được võ sư chưởng môn gởi biếu tặng cho tập thơ Nhớ Nguồn, trong đó có khoảng mấy chục bài thơ và một vỡ thi vũ nhạc kịch Ông Lộc Hộ . Sau khi đọc qua vỡ kịch Võ sư Cẩm Bình nhận thấy đây là võ kịch rất hay, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, có giá trị về văn học, nghệ thuật, võ sư Cẩm Bình có người bạn là nữ nghệ sĩ Kiều Loan ái nữ của thi sĩ Hoàng Cầm tác gỉa nhiều bài nổi tiếng như: Lá diêu bông.. đặc biệt là tác giả của 2 võ kịch thơ lịch sữ nổi tiếng: Lên Ðường và Kiều Loan (tức người điên) đã được Nữ nghệ sĩ Kiều Loan trình diễn tại San Jose và đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Võ sư Cẩm Bình là ngườ không biết ngâm thơ, nhưng lại rất yêu thơ và thích được nghe ngâm thơ, và nhất là hiểu được giá trị của thơ văn nên võ sư Cẩm Bình đã họp bàn với nữ nghệ sĩ Kiều Loan làm CD kịch thơ Ông Lộc Hộ cho võ sư chưởng môn nhân dịp võ sư công du tại Hoa Kỳ, đọc qua kịch bản, Kiều Loan thấy có giá trị về nghệ thuật như những giòng thơ của thân phụ cô là thi sĩ Hoàng Cầm nên cô nhận lời làm ngay. Trải qua mấy tháng tập dượt với các nghệ sĩ: Quốc Chính, Nhật Hiền, Ngọc Dung...đầu tháng 5, CD được thành hình, võ sư Cẩm Bình gởi sang Canda cho võ sư Thư lảnh phần in ấn sản xuất. Tại San Jose, võ sư Cẩm Bình đã điều động các võ sư và huấn luyện viên cùng môn sinh tập dợt bản kịch theo kiểu lipsing (nhép miệng), nói là lipsing, nhưng những người diễn xuất cũng phải thuộc lòng mới diễn ăn khớp với lời thơ. Các diễn viên khổ cực đọc tới đọc lui suốt 1 tháng trường, rồi khi CD ra, các diễn viên lại phải nghe đi nghe laị mổi ngày trên đường đi đến sở làm, nghe hoài đến nổi con của võ sư trợ huấn Phạm Thành Phương phải nói:
Sao bố nghe Ông Lộc Hộ hoài bố không chán sau ? 
Võ sư Phương la con: 
- Con đừng ồn để bố học cho thuộc bài. 
Các HLV Tuấn, Hiễn, Tân không thông hiểu được nội dung và giá trị của võ kịch và thấy vỡ kịch dài quá lại là ngâm thơ sợ khán giả ngũ gục hoặc bỏ ra về nên đề nghi hủy bỏ, nhưng võ sư Cẩm Bình xưa nay nói một là một không thể thay đổi được, là một võ sĩ đạo khi đã dự định làm thì phải làm cho thành công không thể bỏ nữa chừng được, vã lại vỡ kịch đã được giới thiệu trên báo chi, đài phát thanh rồi, nếu bỏ không diễn thì uy tín môn sinh vovinam còn đâu nữa. Võ sư Cẩm Bình khuyến khích, cổ võ, một mặt phải tìm người thay thế cho HLV Tuấn trong vai Ðoàn Tự Tôn bỏ cuộc, môn sinh Hiếu tại San Jose thế vào vai Ðoàn Tự Tôn và võ sư Thư ở Canada cũng được báo động nhờ tập dợt sơ cua để San Jose diễn không được thì võ sư Thư sẽ thế vào. Võ sư Cẩm Bình không phải là người đạo diễn chuyên nghiệp, nên chỉ dẫn ban kịch theo khả năng hạn hẹp và yêu cầu các diễn viên cố gắng diễn xuất hết mình. Võ sư Cẩm Bình nói: mình là võ sĩ , không phải là kịch sĩ, tổ chức lễ giổ và ra mắt kịch thơ: vào cửa tự do, ăn uống miễn phí, không bán vé lấy tiền, khán giả cổ động tinh thần mình không hết có đâu mà chê trách... Vì ý nghỉ nầy mà võ sư Cẩm Bình cứ khuyến khích các diễn viên tập dợt liên tục mổi chiều thứ Sáu và chủ Nhật suốt 2 tháng trường.
Rồi đến lúc trình diễn, lúc đầu các diễn viên còn hơi khớp chưa được tự nhiên nhưng sau vài phút như có anh linh sáng tổ phù trợ, các diễn viên nhập vai, tự nhiên diễn xuất rất hay và xuất sắc không ai ngờ. Vỡ kịch thành công ngoài sức tưởng tượng, khán giả thưởng thức và khen ngợi bằng từng tràng pháo tay vang vội hội trường. Các võ sư và khán giả đã cho ý kiến: Các diễn viên lúc trình diễn kịch thơ rất thành công, một phần là nhờ ở giọng ngâm và sự hòa âm điêu luyện của quí vị nghệ sĩ chuyên nghiệp, một phần là nhờ ở sự diễn tả xuất thần, cảm động của các diễn viên không chuyên nghiệp nhưng có lòng; và phần lớn là ở tác phẩm, ÔNG LỘC HỘ là một tác phẩm rất hay, mang nhiều ý nghĩa lịch sử. 
Khi kịch thơ chấm dứt, võ sư Cẩm Bình giới thiệu từng tên người diễn ngâm và từng tên người diễn xuất:

  • Ông Lộc Hộ do Nghệ sĩ Nhật Hiền diễn ngâm và VSTH Phạm Thành Phương diễn xuất
  • Ðoàn Tự Tôn do Nghệ sĩ Quốc Chính diễn ngâm và Võ sư Ðình Thư (Canada) diễn xuất
  • Trần Thành do Sơn Văn diễn ngâm và VSTH Phạm Thế Hiễn diễn xuất
  • Nàng Ba do nữ nghệ sĩ Kiều Loan diễn ngâm và VS Cẩm Bình diễn xuất
  • Tướng giặc khách do Trần Quang diễn ngâm và do HLV Ngô Văn Tân diễn xuất
  • Cậu Tư do VS Minh Hải diễn ngâm và VSTH Phi Hùng diễn xuất
  • Các HLV Trung, Kiên, Lộc, MS Thái, Dean.. trong vai quân tàu
  • Các nữ môn sinh Vân, Bích, Hiền, Thiên Kim, Minh, Thông, Dean, Thái trong toán múa Khúc Ca Ngày Mùa

Và cuối cùng Võ sư Cẩm Bình một lần nữa đã long trọng giới thiệu tác giã vỡ: thi vũ nhạc kịch Ông Lộc Hộ: nhà thơ Huy Vũ tức võ sư Chưởng Môn Lê Sáng. Ông đưa tay chào mọi người trong tiếng vỗ tay như sấm dậy cả hội trường.
Sau kịch thơ Ông Lộc Hộ, em Anh Ðào, một bé gái năm tuổi, con của VSTH Tống Minh Ðường bước lên đọc một bài thơ kể chuyện Trần Bình Trọng, và một bài thơ nói lại lời của Nguyễn Phi Khanh, khi từ giã con mình là Nguyễn Trãi tại ải Nam Quan. Ðược biết, em Anh Ðào sinh tại Mỹ, chưa đến bốn tuổi đã đọc và viết thông thạo tiếng Việt. Mẹ em dạy tiếng Việt ở nhà. Trả lời câu hỏi làm sao mà dạy được tiếng Việt như vậy, cha mẹ em cho biết là trong nhà mọi người đều nói tiếng Việt, không ai được chen ngoại ngữ vào; và khi nói chuyện với em, dù còn rất nhỏ, vẫn phải nói đủ câu, đủ chữ như nói chuyện với người lớn để em bé nghe mà học theo. 
Tiếp theo là phần biểu diễn võ thuật. Cuộc biểu diễn khá sôi nổi, hào hứng. Gây hào hứng cho khán giả nhiều nhất là các đòn chân thế công do VSTH Phi Hùng, huấn luyện viên Công Minh, Công Thông, và Kiên Võ Watson trình bày. Bài quạt chống với các loại khi giới của HLV Thái Hằng và tay không đoạt mã tấu của 2 VSTH Phương và Hiễn đã làm cho khán giả nghẹt thở vì từng thế chém vun vút sát người. Trái với hai mục gây ồn ào náo động nầy, hai bài Song Dao Pháp do huấn luyện viên Anna trình diễn, và bài Nhật Nguyệt Ðại Ðao do võ sư Phi Hùng trình diễn lại làm cho mọi người hồi hộp, im lặng theo dõi. Ngoài ra còn có bài Thái Cực Ðao Pháp do huấn luyện viên Lộc, bài Song Ðấu côn do Minh và Thông, và bài Nhập Môn Quyền do tất cả môn sinh Lam Ðai đồng diễn. 
Sau phần biểu diễn võ thuật là nhạc cảnh Mê Linh Khởi nghĩa, do các võ sư, huấn luyện viên và môn sinh Vovinam San Jose thủ diễn qua các bài: Tinh Hoa Lưỡng Nghi kiếm pháp, Thái Cực Ðao pháp, Song luyện Kiếm và nhất là võ sư Cẩm Bình và môn sinh Kim Hiền trong vai 2 bà Trưng với bài Việt Ðiễu kiếm, toán quân cờ múa, loan, chay vòng vòng tạo thành một trận diễn tập với khí thế hào hùng sôi động. Ðây là cảnh tượng các đấng nữ lưu đánh kiếm luyện võ hẹn thề đi cứu non sông cũng đã gây nhiều xúc động trong lòng người. Cuối cùng là phần múa lân. hai con lân lớn một con lân con nhảy múa theo nhịp trống của võ sư Cẩm Bình làm rộn ràng thêm lên cho không khí buổi lễ. 
Buổi lễ chấm dứt lúc 3 giờ 30 phút. Nhiều khách đã đến chào, vây quanh Chưởng Môn Lê Sáng bày tỏ lòng ái mộ. Võ sư Lê Sáng rất vui, hoạt bát tiếp xúc mọi người. 
Sau buổi lễ có phần đãi ăn. Không phân biệt thân sơ, tất cả quan khách hiện diện đều được các em môn sinh mang hộp thức ăn trưa đến mời. Ðược biết việc ẩm thực nầy là do công sức đóng góp của nhiều môn sinh, thân hữu Việt Võ Ðạo tại San Jose. Trưởng ban ẩm thực là chị Phạm Thúy Nga (phu nhân của võ sư Nguyễn Minh Hải) và 2 vợ chồng huấn luyện viên Nguyễn Ðình Phú (vợ là cựu môn sinh Thu Hà)
Không khí buổi lễ thành công như còn vang đọng trong tâm hồn mổi người, tất cả cùng bắt tay nhau, ôm nhau để truyền niềm tin yêu và sức sống cho nhau, tất cả cùng nhau chụp hình lưu niệm để nhớ về ngày kỷ niệm khó quên này, sự thành công đã dánh tan mọi mệt nhọc, cực khổ mà võ sư Cẩm Bình, VSTH Phi Hùng, và toàn thể cácVS, HLV và môn sinh Bắc Cali đã quần quật làm việc không ngơi nghĩ suốt ngày tổ chức, tối hôm đó các võ sư và huấn luyện viên đã được võ sư Kim Liên mời về nhà VSTH Thế Hiển đải cho một chầu gọi là chúc mừng vỡ kịch thành công và rừa đai , chúng tôi cũng mời võ sư chưởng môn, võ sư Phạm Hữu Ðộ cùng đến chung vui và dể nghe nhữn g ý kiến đóng góp cũng như những lời dạy quí báu của 2 thầy, qua võ sư Ðộ chúng tôi được biết nhiều chuyện thật trong môn phái đúng y như lời võ sư chưởng môn nói, từ đó chúng tôi vững niềm tin hơn trên bước đường hành đạo, không sợ bất cứ một mãnh lực xuyên tạt sai sự thật nào, những lời nói chuyện nầy chúng tôi có ghi nhận vào Video tape và cất giữ kỹ, coi nó như là tài liệu sống làm hành trang trên bước đường xiễn đạo.

 


 

..