Phản đòn cơ bản trình độ 2
Diễn giãi: VS Thái Nhất Lĩnh
Các đòn thể được trình bày do các môn sinh thuộc American Vovinam Institute thực hiện


Phản đòn đấm lao phải:

 

 

A.          Khi đối phương bước chân trái đấm lao phải vào mặt của ta, ta lập tức luồn người xuống theo chiều kim đồng hồ né tránh đồng thời xử dụng song lôi thủ đánh vào rốn và chấn thủy của đối phương, rồi lướt chân phải vào trong thế đinh tấn phải đồng thời đánh chỏ phải vào sườn trái và chém cạnh tay trái vào bụng của đối phương…

 

 

   

B.         Sau khi áp dụng đúng bước (A), ta lập tức dùng hai tay nắm lấy hai gót chân của đối phương vào kéo lên làm đối phương té ngã ra sao chân phải của ta…

 

   

 

 

 C.         Sau cùng, vẫn trong tư thế nắm chặt hai chân của đối phương, ta dùng chân phải đá đạp chấn vào vùng cổ họng của đối phương làm cho đối phương nghẹt thở không còn sức phản kháng. 

 

Phản đòn đấm lao trái:

 

 

 

A.         Trong trường hợp đối phương bước chân trái và đánh lao trái vào mặt của ta, ta lập tức luồn người xuống dưới theo ngược chiều kim đồng hồ, đồng thời dùng tay phải ngữa lên chụp cổ chân của đối phương…

 

 

B.         Sau khi áp dụng đúng bước (A), vẫn tay phải nắm giữ cổ chân, ta lập tức chém cạnh tay trái vào cổ đồng thời dùng lòng bàn chân trái quét vào cổ chân phải hổ trợ tay phải của ta hất ngã đối phương theo vòng lớn ngược chiều kim đồng hồ. 

 

Phản đòn đấm múc phải:

 

 

A.         Khi đối phương bước chân trái lên và đấm múc phải vào bụng của ta, ta lập tức xoay chân phải theo chiều kim đồng hồ chuyển sang xích tấn đồng thời gạt phải lối hai (2) – lưu ý: nên dùng cạnh tay trái chắn lên trên quả đấm của đối phương để tránh đối phương có thể chuyển đòn đấm múc sang đấm phạt ngang vào mặt của ta…

 

 

B.         Sau khi áp dụng đúng bước (A), ta lập tức bước chân trái lên trong thế đinh tấn chận phía sau chân phải của đối phương, đồng thời chuyển tay trái chận trở thành đòn chỏ số hai (2) và chém cạnh tay phải lốI số ba (3) vào chấn thủy, hoặc chém số bốn (4) vào sườn của đối phương.

 

Phản đòn đấm múc trái:

 

A.        Khi đối phương bước lên chân trái và đấm múc trái vào vùng bụng của ta, ta lập tức từ tư thế chuẩn bị bước chân phải sang tam giác tấn đồng thời gạt tay trái lối hai - lưu ý: nên dùng cạnh tay phải chắn lên trên quả đấm của đối phương để tránh đối phương có thể chuyển đòn đấm múc sang đấm phạt ngang vào mặt của ta…

 

 

B.        Sau khi đã áp dụng đúng bước (A), ta lập tức bước chân trái lên trão mã tấn rồi bước dài ra sau triệt chân trái của đối phương trong thế đinh tấn phải, đồng thời chuyển c ạnh tay trái đang gạt lối hai theo ngược chiều kim  đồng hồ thành cạnh tay chém số 4 vào lườn và cạnh tay phải chém lối một vào cổ của đối phương làm cho đối phương té ngã ra sau.  

 

(còn tiếp)

 

 

 

 


 

..