NGỌC TRẢN QUYỀN PHÁP
Võ sư Nguyễn anh Dũng phân thế
(trích từ luận án võ sư Nguyễn Anh Dũng - 1993)


A. DẪN NHẬP:
        Văn hóa - bao giờ cũng là sự kết tụ tinh hoa của dân tộc, nghĩa là của đông đảo quần chúng, trải qua nhiều thế hệ - ngay khi được biểu hiện ở cá nhân hoặc ở một thời điểm nào đó.
        Hiện nay chưa có một chứng cứ rõ rệt nào để nói lên 1 cách chính xác xuất xứ của bài quyền này, cũng giống như những câu ca dao, mặc dù thấm sâu vào lòng người nhưng nào ai biết được tên tác giả ?
        Nhưng với quan điểm trên, tôi luôn nghĩ rằng nguồn cội của văn hóa nói chung và Quyền Ngọc Trản nói riêng là 1 giòng miên sinh thoáng đảng...
        Ngọc Trản nghĩa đen là chén ngọc, một bài quyền nổi tiếng của dân tộc Việt nam, được môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo bảo tồn và đưa vào chương trình huấn luyện cho môn sinh. 

B. PHÂN TÍCH VÀ LUẬN GIẢI: 
        Với chủ đề thực hiện thăng bằng trên các tư thế mất thăng bằng, bài quyền Ngọc Trản đã khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp cộng theo sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Thoạt nhìn ta thấy người múa dường như bị lảo đảo, suýt ngã, nghiêng ngửa đủ chiều đủ hướng như người say rượu, mặc dù người đánh quyền không cố tình loạng choạng như vậy.

        Ðể thực hiện thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hóa thật linh hoạt, khi thì mặt chân đế được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển lúc lại chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân đế sau, nên thấy vững mà không, thấy không mà vững.

        Cách di chuyển nghịch tréo gây mất thăng bằng theo 1 hướng nào đó sẽ được một tư thế tiếp theo tạo lại thăng bằng, trở thành dấu nhấn của một chuổi động tác.

        Hơn nữa chính việc thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay lúc nào cũng cử động đồng bộ, hoà quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động tác công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ, tay này xoay gạt để tay kia đánh, có khi lại làm động tác giả để hổ trợ đòn tấn công kế tiếp.

C. CÁCH THỂ HIỆN:
1/. Thủ pháp:
         Ðộng tác của 2 tay được nối liền hài hòa tuân thủ các nguyên tắc:
                a/. Nguyên tắc thăng bằng: 2 tay được đánh theo 2 hướng nghịch nhau (để giữ lại sự mất thăng bằng ở bộ pháp). Về mặt xử kỷ tiếp vật, phải chăng đó là cách hành xử tinh tế (đôi tay) dù rơi vào tình thế khó khăn (sự loạng choạng của đôi chân) thậm chí còn biết nương vào đó để tăng uy lực của đôi tay (đôi chân tạo đà). Phải chăng dù trong khi gắp gáp, vẫn an nhiên tìm thấy, cảm nhận và vui hưởng sự bền bỉ, vững chải?
                b/. Nguyên tắc thủ và công hàm chứa nhau: Tất cả hòa quyện làm một, tạo nên sự nhần nhuyễn, kín đáo ...
                c/. Nguyên tắc thoát lực: Lực phát ra không gắng dừng ở một mục tiêu cố định, người tập có ý đưa lực thoát ra ngoài, càng xa đôi tay càng tốt (nhưng không có nghĩa phải dài với tay, giơ cao chỏ ...)
Ý niệm này giúp cho bài quyền khoáng đạt và người tập giữ thăng bằng tốt (tựa như người đi trên dây cầm gậy dài để giữ thăng bằng, lực không tụ ở bàn tay mà phải thoát ra ở đầu gậy).
2/. Bộ pháp:
        Là phần cơ bản nhất của bài, thân đã chao đảo, ngữa nghiêng, đôi chân phải luôn gầy dựng lại trọng tâm luôn đổ vỡ ! Ðể đôi tay còn hàh xử được quang minh.
sự loạng choạng, mất hăng bằng tự thân bài quyền đã nổi bật, nên cộng thêm sự cố tình thiếu tính toán của người diễn tả thì nét đặc biệt này trở thành cường điệu, khó coi.
3/. Thân Pháp:
        Ngoài ra thân pháp của bài đã giữ phần tạo đà để tăng uy lực cho phần thủ pháp, nếu tách ra hoặc phối hợp không nhuần nhuyển đòn thế sẽ trở nên rời rạc, yếu ớt.
        Tuy vậy, dù thân có ngã nghiêng đánh mất trọng tâm (vật lý) ở mặt chân đế nhưng trọng tâm ở đan điền phải luôn gìn giữ. Ðó chính là lý do thấy không mà vững, bất biến trong vạn biến.

D. MỤC ÐÍCH VÀ THÀNH TỰU:
        Quyền Ngọc Trản tạo được những thành tựu sau:
                1/. Giữ thăng bằng tốt.
                2/. Phối hợp hài hòa giữa 3 phần căn bản: Thủ, Thân và Bộ Pháp, phát huy và sử dụng được hợp lực.
                3/. Trong khi liên hệ các câu thiệu vào động tác thực hiện, người tập sẽ có được những hình dung thật cụ thể để phát triển tư duy và nhờ sự cảm nhận sâu sắc mới diễn tả được "Ý và Thần" của bài quyền.

Sau đây là bài thiệu của bài Quyền Ngọc Trản.

1. Ngọc Trản Ngân Ðài (chén ngọc như đài bạc)
2. Tả Hữu Tấn Khai (Tiến mở trái, mở phải)
3. Thập Tự Liên Ba (Những đợt sóng chử thập)
4. Ðã sát túc ( đánh triệt phần chân)
5. Tả hồi mai phục ( về phía trái, đánh bất thần)
6. Tấn đã song quyền (Tiến đánh bằng 2 nắm tay)
7. Hồi phạt địa Hồ ( Về trị Chồn đất)
8. Hữu Ban Loan Ðã ( chuyển phải, đánh nhanh, nhiều)
9. Tấn đã Tam Chiêu ( Tiến đánh ba mặt)
10. Thối Thủ Nhi Binh ( Lui về thủ cũng là cách dùng binh)
11. Hoành Hữu Tọa ( Xoay về phải ngồi )
12. Phụ tử Tương Phùng ( Cha con gặp lại )
13. Lạc Mẫu Phùng Phi ( Mất mẹ rồi lại gặp)
14. Tương tự cấp thích ( đánh nhanh giống như trước)
15. Thăng Long Tiến Giang ( Rồng bay vượt sông)
16. Bạch xà hoành sát ( Rắn trắng đánh ngang)
17. Lục hoạt khai binh ( 6 lần nhanh mở đường ra quân)
18. Song phi chuyển địa ( đổi hướng nhảy đá )
19. Hồi mã loan thanh ( trở về nhạc ngựa reo vang)
20. Tân lập như tiên ( Về vị trí cũ)


E . PHẦN SUY DIỄN:
        Từ hình tượng một cái chén ngọc vô hồn, tác giả đã cách điệu để dựng nên một chủ đề Võ Học và Nhân Cách Hóa để tạo những hình tượng sống động đầy ý nghĩa. Có phải chăng tác giả là một trang dũng tướng có khí phách hào hùng, tâm hồn khoáng đạt và dường như đã thâm nhập tư tưởng của cố nhân:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi 
Giục âm tỳ bà mã thượng thôi 
Túy ngọa sa trường quân mạc tiểu 
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi 

(Lý Bạch)

        Võ công và chén rượu, hình nhu| có sự gắn bó ngàn đời. Trước khi lên đường ra chiến trận, được vua ban ngự tửu chúc kỳ khai đắc thắng, lúc ca khúc khải hoàn cũng được vua đón tận cổng thành, tự tay rót rượu mừng mã đáo thành côn. Hoặc việc chinh chiến, không về cũng thường tình như uống chén rượu vậy thôi.
        Ôi ! chén rượu óng sánh, nhấp nhô dâng tràn, khi tung tăng, khi lấp lánh. Tráng sĩ lúc lui về, khi tiến đến rồi xoay người, rồi đổi hướng - Hào Khí lúc vượt sông, mạnh mẽ lúc mở đường ... Nhưng rồi người và Chén Ngọc - Thần và Vật - luôn giữ vị trí tư thế (sự thăng bằng vững chải, nghiêm mật) của mình dù cảnh đời có trải qua bao dâu bể (diễn biến bài quyền).
        Gìn giữ tự thân - luôn giữ đúng vị trí, tư thế của mình trong cỏi người ta với bao nhiêu thiên biến vạn hóa, chập chùng nhân quả ...Ðó phải chăng là điều mà tiền nhân muốn khải thị trong Quyền Ngọc Trản ?

F. KẾT LUẬN: 
        Nói đến võ Việt Nam là người ta nhắc đến Ngọc Trản , Lão Mai, Ngũ Môn, Thần Ðồng ... Là những bài quyền nổi tiếng rất lâu đời của dân tộc. Mổi bài nói lên một chủ đề khác nhau, từ đó có một mục đích giáo dục và rèn luyện khác nhau.
        Bài Ngọc Trản, tác giả mượn hình tượng loạng choạng chếch choáng để hình thành cách di chuyển, đung đưa nghiêng ngã, tạo một bộ pháp đặc thù phối hợp với thân pháp uyển chuyển để tránh né và phản công hiệu quả, đòn thế khi công, khi thủ liên kết liền nhau.
        Ðây là một di sản văn hóa quí giá của dân tộc ta, thiết nghĩ các võ sư Việt Nam nói chung và Việt Võ Ðạo nói riêng nên bảo tồn một cách trân trọng về bản sắc, ý nghĩa, đường nét như giữ gìn một di tích cổ xưa, đừng nên canh tân lại, tái tạo với một quan niệm khác, một ý nghĩa khác làm mất đi giá trị nền võ học truyền thống Việt Nam.

G. PHẦN DIỄN TẢ:

1. Ngọc Trản Ngân Ðài: (chén ngọc như đài bạc)
Người đứng yên, 2 tay thực hiện 2 vòng tròn (1 lần ngang sườn, 1 lần ngang mặt)

2. Tả Hữu Tấn Khai: (Tiến mở trái, mở phải)
Dậm chân trái, mũi chân mở, đồng thời tay trái gạt ra phía trái (lối 1), bàn tay nắm.
Dậm chân phải, mũi chân mở, thực hiện như bên trái (hướng tiền).

3. Thập Tự Liên Ba: (Những đợt sóng chử thập)
Tiến chân trái đinh tấn, tay trái phạt dọc, tay phải phạt ngang hình chủ thập.
Chuyển đinh tấn sang chân phải, song quyền đánh thốc lên (mé vai phải)
Chân trái bước tréo về phía phải, tay phải đánh phạt ngang phía dưới trong khi tay trái gạt ngang phía trên (hậu). (hình tượng lên xuống chập chùng như những đợt sóng)

4. Ðã sát túc : ( đánh triệt phần chân)
(Vẫn hướng hậu) , Tiến chân phải trung bình tấn, tay phải tạt ngược (cùng hướng tiền), đồng thời tay trái gạt vào, nắm đấm trái di chuyển đến khuỷu tay phải thì dừng lại 
Bước tréo chân trái sang chân phải, rùn thấp đánh phạt ngang tay phải (dưới đùi) trong khi tay trái gạt gnang phía trên (lối 1, nắm đấm).

5. Tả hồi mai phục: ( về phía trái, đánh bất thần)
Chân phải di chuyển 3/4 vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (đinh tấn phải ), 2 tay vòng đánh giống tư thế giương cung (tay trái thẳng). Tay trái hướng 45 độ về trước .

6. Tấn đã song quyền: (Tiến đánh bằng 2 nắm tay)
2 tay vòng chụm lại phía phải, đánh 2 lưng tay sang trái (chuyển đinh tấn trái, rùn thật thấp, 2 cánh tay ngoài song song mặt đất).

7. Hồi phạt địa Hồ : ( Về trị Chồn đất)
- Tiến chân phải tréo qua chân trái, tay phải gạt 1 vòng (lối 2) đồng thời tay trái gạt 1 vòng (lối 1). tiếp tục tiến trái (đinh tấn) 2 tay vòng đánh ra theo lối giương cung (tay phải thẳng hướng 45 độ về trước).

8. Hữu Ban Loan Ðã: ( chuyển phải, đánh nhanh, nhiều)
Chụm tay đánh song quyền bên phải 
Tiến chân trái tréo qua phải, tay phải vòng tạt gnược, đồng thời tay trái gạt ngang mặt (lối 2) (nắm đấm dừng lại ở khuỷu tay phải ).
Tay phải phạt dọc phía dưới, tay trái phạt ngang (thập tự) trong khi chân phải tiến lên đinh tấn phải.
Chuyển đinh tấn sang trái đánh thốc sang trái, tay phải xoè (thực hiện 1 Lần nữa như vậy nhưng ở hướng trái).

9. Tấn đã Tam Chiêu: ( Tiến đánh ba mặt)
Chuyển thành trảo mã trái, tay xoè, xoay như hình hoa, thu về sườn trái (tay phải trên). Rút chéo chân phải sang hướng trái, 2 tay vẫn xoè soắn như hình hoa chuyển sang sườn trái (tay trái trên).
Ðạp chân trái trong khi 2 tay nắm rút lại.
Hạ chéo chân trái qua phảị 2 tay xoè xoắn như hình hoa (giống như trên) chuyển qua sườn phải, đạp phải đồng thời 2 tay nắm rút lại.
Tiến chân phải về phía trước mặt và thực hiện đạp chân trái ở hướng trước mặt (tay xoè xoắn giống như trước).

10. Thối Thủ Phi Binh : ( Lui về thủ cũng là cách dùng binh)
Chân trái rút nhanh về phía sau đinh tấn trái, tay trái gạt lối 1, tay phải gạt lối 2 (nắm đấm).
Nhãy đứng độc cước tấn bằng chân phải (bàn chân phải đứng vào chổ bàn chân trái), đồng thời tay trái gạt thêm một lần nữa lối 1, tay phải vỗ vào đùi trái lúc đó đang co lên.

11. Hoành Hữu Tọa : ( Xoay về phải ngồi )
Nhãy xoay về phía sau (hướng phải, ngồi sát đất, tư thế chân trái qùi, mông tì gót trái, chân phải xếp đứng.
Tay trái xuôi theo đùi trái (nắm đấm), cánh tay phải dựng đứng, khuỷu tì lên gối phải .

12. Phụ tử Tương Phùng : ( Cha con gặp lại )
Tung người song phi chân phải về hướng tiền, đấm thấp (quạt hất từ dưới lên)
Lùi chân phải ra sau, 2 tay đấm song song về phía sau (ngang mang tai trái), người ưỡn ngữa hẳn về phía sau - thu tay về sườn (mừng rở, nắm tay, bồng bế, ôm ấp)

13. Lạc Mẫu Phùng Phi : ( Mất mẹ rồi lại gặp)
Thể hiện sự thân yêu , nâng đỡ của tình mẩu tử.
Tiền đinh tấn phải, 2 tay vòng qua đầu đấm thẳng (hướng tiền)
Khuỵu xuống, mông ngồi trên gót trái, 2 tay vòng đập lưng tay xuống gần chạm đất. Ðứng lên đá thẳng chân trái . Hạ chân xuống đinh tấn trái, trong khi 2 tay vòng qua đầu đấm thẳng, khuỵu xuống ngồi trên chân phải.

14. Tương tự cấp thích: ( đánh nhanh giống như trước)
Ðá, đấm, khuỵu xuống giống như trước n(chân phải ) 

15. Thăng Long Tiến Giang: ( Rồng bay vượt sông)
Ðinh tấn trái (sang hướng tả), song chưởng từ ngực đẩy ra .
Rút chân phải chụm chân lên và bước đinh tấn sang hướng tiền, chém đấm (tay phải trên). Nhãy về đứng độc cước tấn chân phải (vị trí số 14), 2 tay chém ngang vai (từ trước ra sau).

16. Bạch xà hoành sát: ( Rắn trắng đánh ngang)
Thọc dài chân trái sang tả, xà tấn phải, 2 tay vòng chiều kim đồng hồ vổ xuống đất. Rút chân trái chụm vào 2 tay vòng ngược lại vỗ đất.

17. Lục hoạt khai binh: ( 6 lần nhanh mở đường ra quân)
Hướng tả, tiến theo tam giác tấn
Ðinh tấn, tạt ngược, trảo mã, đấm lao (tuần tự trái, phải, trái tổng cộng 5 động tác)

18. Song phi chuyển địa : ( đổi hướng nhảy đá )
Nương theo đà tư thế đấm lao cuối cùng (tay Phải) quay ngoặc người ra sau tung người đá thẳng phải, đá trái, đá phải. Mổi lần đá đều vỗ vào đùi và tung nhảy (đá chân nào thì tay phía đó vỗ đùi ).

19. Hồi mã loan thanh : ( trở về nhạc ngựa reo vang)
Hạ chân phải đinh tấn (sang hướng hữu), tay phải chém bổ (lối 1)
Nhảy trung bình, mặt quay về hướng tả. (chân trái quay đúng 1 cung 90 dộ), 2 tay chém đan chéo cho hạ bộ. Chân phải di chuyển cung 90 độ, rút chân trái toạ tấn (mặt hướng tiền), tay trái mặt trước (phía dưới), tay phải che vòng phía trên.

Tân lập như tiên: ( Về vị trí cũ)
Xoay người đứng thẳng (mặt hướng tiền), gạt chân phải lối 1, đá cạnh phảị Gạt trái số 1 đá cạnh tráị Ngảy trung bình tấn đấm đan chéo che hạ bộ. Rút chụm chân trái đứng nghiêm, 2 tay thu về sườn.


 


 

..