VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN MỞ HÀNH TRÌNH THĂM KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Hồi ký: Võ Sư Trần Tấn Vũ


Mặc dầu bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng những ngày cuối tháng 7 năm 2005 tôi cũng vào thành Phố để giao hữu với các đoàn VOVINAM Châu âu về tham gia tranh giải và tham quan Việt Nam.

Qua chuyến đi nầy, tôi rất vui vì đây là dịp để biết thêm các m6n đồ VOVINAM nhiều nước trênt hế giới.  Qua đó, tôi càng tự hào bộ môn VOVINAM đã trở thành Thương Hiệu có uy tín trên  trường quốc tế .  song, niềm vui lớn nhầt chính là Thầy Chưởng Môn nhận lời mời của tôi nmở một cuộc hành trình về thăm các tỉnh Tây Nguyên.  Phải công bằng mà nói nếu không có quá trình rèn luyện sức khoẻ chuẩn mực thì làm sao với tuổi 85 “Xưa Nay Hiếm” lại có thể mở chuyến đi xa vài ngày được.  Chỉ chừng ấy đủ chứng tỏ thầy là một tấm gương cho hậu thế noi theo.

Đúng 7 giờ sáng ngày 26 tháng 7 năm 2005,chiếc xe chất lượng cao khởi hành tại bến xe khách miền Đông.  Tôi ngồi cạnh thầy mà trong lòng cứ lo nơm nớp, với tuổi cao sức yếu thầy có chịu đựng nổi thuốc men để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.  Sau một lúc xe chạy trên đường 13, những nhà máy, công trường, biệt thự sừng sững trước mắt nhưng với thầy Chưởng Môn đã quá quen thuộc có lẽ vì vậy mà thầy chưa xó cảm xúc gì, Sau khi rẽ qua quốc lộ 14, khí hậu dần dần mát dịu nhà cửa cũng thưa thớt hơn.  Tôi liếc nhìn thầy lộ rõ niềm vui trên gương mặt hồng hào.  Những con đường đầt đỏ hun hút xuyên qua những rặng cao su bạt ngàn làm cho cái nắng cũng tự khép lại để màu xanh vươn dài, để lòng người thoáng dịu.  Sau một hồi trầm ngâm suy tưởng, thầy bắt đầu câu chuyện năm xưa.

Ấy là vào những năm đầu thập kỷ 60 về trước, chính trên vùng đất nguyên sinh nầy thầy đã từng đặt chân đến.  Đó chính là nơi cách thị trấn Kiến Đức khoảng 15 cây số.  thầy muốn làm một việc mà trong những năm nầy ít người chú tâm đó là khai hoang mở đất trồng cao su.  Cây cao su đã trở thành hoài bảo của thầy gần nữa thế kỷ.  Thầy cho biết, nơi nầy lúc ấy là một dãy rừng gìa bao phủ, cây cối rậm rạp um tùm.  Người ta muốn khai phá bằng thủ công rìu búa thì tốn công tốn sức vô cùng.  Riêng thầy trang bị cho mình một chiếc máy cưa tay nhập khẩu từ Mỹ lần đầu tiên tại Việt Nam.  Ưu thế của thầy trước nhất phải nói đến sức khỏe do khô công tập luyện.  Đồng thời với sự tích lũy kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân nên thầy sử dụng rất thành thạo và đạt hiệu quả cao.  Tránh được tai nạn có thể xảy ra khi lao động nhất là việc cưa cậy không dễ chút nào.  sự cẩn thận là cần thiết nếu không chú ý có khi cây đang cưa sức đàn hồi về phía sau hoặc vướng vào các cành cây khác đê gãy có thể đè chết người.  Nhờ kinh nghiệm mà thầy không để xảy ra tai nạn.  Ngoài ra, được hun đúc tính thương người và giúp đỡ người nghèo , do đó thầy còn chỉ dẫn cho một số thanh niên đồng bào dân tộc ít người có sức khoẻ tham gia sử dụng một cách thành thạo máy cưa.  Rất tiếc, công việc đang thuận bề xuôi chảy, đang chuẩn bị triển khai trồng cây cao su, thì thình lình chiến tranh ngày càng ác liệt, công việc đành phải bỏ dở trở về Sài Gòn. Thế là mộng Chủ Đồn Điền bị thất bại.

Câu chuyện kể của thầy được gợi lại trong ký ức nên có phần gì nuối tiếc, có phần hoài niệm về một vùng đất nay có dịp đi ngang qua.  Do vậy thầy kể rất chi tiết khiến tôi nghe như mình được sống trong thời ấy. Chính vì vậy, mặc đường xa, xe qua thời gian cũng trôi nhanh nên tôi có cảm giác như tuyền đường gần lại.

TRẠM DỪNG CHÂN ĐẦU TIÊN: DĂK MIN.

Sau 5 tiếng rưởi đồng hồ, bỏ lại sau lưng hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước xe dừng lại Dăk Min vào lúc 12 giờ 30.  Dăk Min là một huyện thuộc tỉnh Dăk Nông vừa được tách ra từ tỉnh DăkLăk.  Thầy trò chúng tôi nghỉ chân.  HLV Nguyễn Văn Đình và các em võ sinh ra đón thầy về nhà.  Thế là cuộc chuyện trò, chào hỏi được rút gọn. Vợ Đình, một phụ nử đảm đang ra tài nấu nướng, trong phút chốc bữa cơm trưa thân mật, mừng rỡ được thầy Chưởng Môn tham dự quả là diễm phúc cho gia đình HLV huyện lẽ nầy.  Bữa cơm vội ngoài dự kiến nhưng tài nữ công gia chánh của vợ Đình khá thịnh soạn.  Món noà cũng ngon cũng hợp khẩu vị của thầy.  Đặc biệt món khổ qua nhồi thịt vừa ngon, vừa đắng, vừa bùi nên tăng thêm phần hấp dẫn.  Nước canh khổ qua chẳng những béo, bổ mà có chất đắng giúp thanh nhiệt tốt.  Giá trị dinh dưỡng cao nên không cớ gì dùng nhiều bia rượu.  thế là bốn thầy trò chỉ uống hai chai bia lấy lệ còn lạiu dành bụng cho món canh dân giả mà hấp dẫn nầy.

Sau bửa ăn trưa, thời gian còn lại trong buổi chiều là trò chuyện và nghỉ ngơi.

THĂM VÕ ĐƯỜNG DĂK MIN:

Đúng 18 giờ ngày 26 tháng 7, HLV Nguyễn Văn Đình mới thầy vá tôi ghé thăm võ đường của anh phụ trách.  Phải công nhận rằng với một tỉnh lẻ mới chia tách một năm lại lại đây, mà Đình có được một cơ ngơi để làm võ đường như thế quả là sung sướng.  Nó nằm ở một địa thế khá thuận lợi rộng rãi.  Thoáng mát vì chính trước đây là kho chứa hàng nông sản.  việc thuê lại một cơ ngơi để mỡ võ đường, đây là hướng tích cực và tinh thần vì môn phái rất cao vủa HLV trẻ , hoạt bát, yêu võ thuật.

Ngoài nghi thức đón tiếp một vị võ sư đứng đầu môn phái về thăm được tổ chức nghiêm túc với sự có mặt của các phụ tá huấn luyện viên và hơn 100 võ sư mới nhập môn.  HLV Nguyễn Văn Đình nhân dịp này tổ chức lễ tuyên thệ cho các em nên càng tăng thêm phần  ý nghĩa.  Chính vì sự long trọng và ý nghĩa này nên HLV Đình bày tỏ xúcx động và chân tình trước buổi lễ tuyên thệ rằng:

-         Đây là dịp may hiếm có, và là niềm hạnh  phúc có một không hai đối với bộ môn Vovinam Đăk Min nói chung và cho khoá sinh hôm nay nói riêng.  CÁc em đã học và đọc trong cuốn kiến thức lý thuyết Việt Võ Đạo à đã thừa hiểu danh tánh Võ Sư Chuởng Môn và nếu có biết đến cũng chỉ qua hình ảnh.  Hôm nay các em được vinh hạnh diện kiến thầy Chưởng Môn tại quê hương nghèo khó này là một niềm vinh dự tự hào cho chúng ta.  Với tâm đức và tài năng, với cuộc sống mẫu mực của thầy, tôi hy vọng các em lấy niềm tự hào này để soi sáng trên con đường võ thuật à võ đạo của mình.  Bộ môn Vovinam đã lớn mạnh không ngừng chẳng những ở mọi miền Tổ quốc mà còn lớn mạntrên khắp thế giới.  Nhờ bộ môn đã lớn mạnh như vậy, nên thầy Chưởng Môn đã đi nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ.  Với tầm cao như vậy nhưng thầy cũng không quên đến thăm tận nơi thâm cùng ngỏ hẹp quả là điều qúy trọng biết bao.

Sau lời tuyên bố lý đo, HLV trao quà lưu niệm và phần lễ tuyên thệ.  Các khoá sinh đều qùy đặt tay vào tim.  Một em thủ khoa đọc lên những lời tuyên thệ đầy hùng hồn và tâm đắc:

-         Trước khí thiêng song núi, trước anh linh các bậc tiền nhân, trước chân dung võ sư Sáng Tổ, tôi cùng tất cả môn sinh quyết noi gương  sáng tổ, hàm dưỡng chí khí, khổ công luyện tập.

  1. Để bảo vệ danh dự tổ quốc
  2. Để xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo
  3. Để phục vụ dân tộc và nhân loại.

Qua mổi lời thề, toàn thể khoá sinh đồng thanh xin thề vang dội cả võ đường.  Chính việc tổ chức nầy khiến các em càng tôn vinh hơn nữa mục đích lý tưởng của môn phái và giáo dục được ý thức của mỗi môn đồ trong việc theo đuổi môn phái được cao hơn.

Trước sự trang nghiêm ấy, Võ Sư Chưởng Môn rất vui  mừng chấp nhận lới tuyên thệ và ban huấn từ cho khoá sinh.  Kế thúc buổi lễ với một không khí trang nghiêm và ý nghĩa.

19 giờ, trở về nhà HLV Nguyễn Văn Đình dùng cơm tối.  Bửa cơm thân mật và 9dầm ấm bằng buổi lei6n hoan trái cậy Vườn Nhà do các em môn sinh mang đến càng giúp tình thầy trò thêm gần gũi và chân tình.  Phải nói rằng các loại trái cây ở Đăk Min rất ngon.  Ngon nhất là sầu riêng ,chắc chắn khó có địa phương khác có giống sầu riêng nào sáng được.  Vì thế, tôi cũng được chén một bữa khó quên.

21 giờ, thầy ngồi lại trước màn hình theo dõi tiếp bộ phim: THẦN Y HƠ YUN, đây là bộ phim Hàn Quốc mọi người rất thích.  Thầy Chưởng Môn cho đây là bộ phim hay cần xem và học hỏi đức tính kiên trì của nhân vật.  Thầy có nếp sinh hoạt chuẩn mực nên sau giờ kết thúc phim là thầy nghỉ.  Đặc biệt, sống ở thành phố ồn ào nóng nực, lần nầy về nghĩ lại nơi miền núi mát mẽ nên rất thích hợp với cơ nhiệt của thầy.  Nhiệt độ vùng Cao Nguyên ban đêm thường ở mức 20 độ C một mức nhiệt ở các tỉnh thành phố khác khó có được. 

Tôi với thầy ngủ chung một phòng.  Phòng được bố trí hợp lý, rộng thoáng, đầy đủ tiện nghi và có cửa kính cách âm nên khá yên tỉnh rất thích hợp nên giấc ngủ của thầy trong đêm khá sâu.  Ngủ đúng giờ, thức đúng giờ nên bốn giờ sáng là thầy thức giấc.  Tôi là ngoùi được nhiều lần tiếp xúc với thầy lúc trẻ cũng như tuổi già.  Việc tập luyện kh6n bao giờ bỏ qua dù ở đâu, trong đei62u kiện nào cũng thế.  Dậy, tự mở cửa ra tập khí công trong vòng một tiếng đồng hồ.  Tinh thần nhận sức khỏe càng vững vàng hơn để tiếp tục cuộc hành trình các tỉnh Tây Nguyên.

7 giờ sáng ngày 27 tháng 7, điểm tâm xong, xe đón thầy trò chúng tôi hướng tây lên ĐăkLăk.  Trong lúc chia tay, gia đình HLV Nguyễn Văn Đình và các em môn sinh đều tiển thầy bằng tình cảm người cha thân thiết.  Ai cũng muốn níu chân thầy ở lại để được diện kiến nhiều điều hay lẽ phải.  Nhưng lịch trình không cho phép đành phải chia tay trong tâm trạng luyến tiếc.

Trong lúc xe chay, tôi hổi tưởng lại những bước đi thăng trầm của bộ môn võ Vovinam huyện ĐăkMin cách đây 5,6 năm, HLV Nguyễn Văn Đỉnh cũng như nhiều HLV, võ Sư nhiều nơi khác phải gánh chịu nhiều sự vất vả khó khăn.  Đặc biệt, vì đứng chân trên địa bàn độc lập, xa xôi, sự liên kết gặp nhiều trở ngại vậy mà Đình vẩn kiên trì tổ chức và phát triển bộ môn.  Điều đó đủ để chứng tỏ tinh thần khí khái của các môn đồ rất cao.  Đối với tỉnh ĐăkNông, một tỉnh mới thành lập còn trăm bề khó khăn mà bộ môn trụ vững và phát triển mạnh đó chính là công lớn của HLV Nguyễn Văn đỉnh.  Ngoài ra ở cư Duk trước đây cũng là một trong những điểm phát triển mạnh của tỉnh ĐăkLăk.  Nhiều điểm tập được mở ra, đào tạo cho hàng trăm võ sinh có đẳng cấp cũng là công đáng quan tâm của HLV Nghĩa.  Nghĩa là một trong những huấn luyện viên tích cực  năng động, có tinht hần võ đạo cao.  Vì thế ở 2 huyện nầy số môn sinh trẻ ngày càng cao.  Từ ngày thành lập tỉnh ĐăkNông, được sự quan tâm giúp đở, khích lệ của chính quyền và Sở TDTTnên bộ môn Vovinam có vị trí trong làng võ và phát triển theo chiều hướng thuận lợi.  Hai HLV này không ngần ngại ngoài việc đào tạo đại trào còn chú ý đến bồi dưỡng các phụ tá HLV kế thừa sự nghiệp.  Nhờ vậy, được xã hội đồng tình ủng hộ.  Với đà phát triển này tôi hy vọng trong tương lai gần, bộ môn Vovinam của tỉnh ĐăkNông sẽ tiến xa hơn nữa để đóng góp cho môn phái lớn mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

VỀ VỚI ĐẤT VÕ ĐẦY TÌM NĂNG

Tuyến đường ĐăkMin – Đăk Lăk chỉ hơn 60 km chiếc xe đò đưa thầy trò chúng tôi đi như hiểu ý chạy với tốc độ vừa.  Trời sáng nay càng dịu mát hơn giữa các cơn mưa nhỏ khiến cho các rừng cà phê điểm sắc long lanh.   Những vườn nhà, những sườn đồi trổi dậy một màu xanh ngút mắt.  Cây cà phê là cây trồng có hiệu quả kinh tế chủ lực của tỉnh ĐăkLăk.  Từ đó, so với mặt bằng chung của tỉnh Tây Nguyên, đời sống của nhân dân tỉnh ĐăkLăk có phần hơn trội. Đây là một quá trình lao động cần cù và miệt mài của bao người chọnnơi nầy làm đất hứa.  Bởi lẽ, cà phê là loại cây trồng Khó Tính nếu điều kiện thời tiết và giá cả thị trường không thuận lợi thì cũng dẫn đến thất bại trong tấc gang

Chúng tôi đến thành phố Ban Mê Thuật vào lúc 10 giờ.  Thành phố núi nhưng khá sầm uất vì vừa được nhà nước công nhận là đô thị loại III.  Sự nâng cấp này xét trên nhiều mặt nhưng cũng là sự quan tâm để miền núi và đồng bằng có sự cân xứng trên đà phát triển.  Chúng tôi vào nhà võ sư Lê Hữu Đức.  Gia đình Võ Sư Đức và các HLV thân hữu vui mừng đón thầy Chưởng Môn như đón người cha tôn kính trở về ngồi nhà của mình.  Mọi người quay quần trong bửa cơm trưa thân mật và ấm tình môn phái.

  Những bước thăng trầm Vovinam nói chung, Vovinam ĐăkLăk cũng không ít khó khăn.  Công đầu tiên khai phá và gây dựng bộ môn Vovinam ở miền đất đầy tiềm năng này chính là công của HLV Nguyễn Văn Bính.  HLV Bính là một trong những người được đào tạo khoá cấp tốc đặc biệt huấn luyện viên tại Tổng nha Cảnh Sát Sài Gòn vào năm 1967.  Lúc đó, tôi được phân công phụ tá cho thầy Chưởng Môn nên biết Nguyễn Văn Bính là một khóa sinh thuộc loại khá, đạt điểm cao trong các kỳ thi.  Sau khoá học đó, các HLV đào tạo đặc biệt nầy về tỉnh thành để khai phá, xây dựng phong trào.  Do đó bộ môn Vovinam được mở rộng.  Nguyễn Văn Bính về trụ ở ĐăkLăk mãi đến năm 1975.  Võ sư Lê Hữu Đức, trưởng bộ môn Vovinam ĐăkLăk và các HLV có thâm niên huấn luyện ở ĐăkLăk xuất thân từ cơ sở đầu tiên của HLV Bính.

Năm 1975, Vovinam cũng như các võ phái khác ở các nơi đều tạm ngưng sinh hoạt.  Mãi đến những năm khoảng 1987 – 1990 nhà nước cho phép sinh hoạt trở lại.  Tuy nhiên, do tính chất ổn định ở mỗi địa phương mà môn Vovinam được ở lại sớm hay muộn.  Trong bước đi ban đầu, Võ Sư Lê Hữu Đức cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại.  Nhưng với tinh thần võ đạo cao đã vượt qua và từng bước khắc phục để đưa phong trào phát triển mạnh như ngày hôm nay.  Đặc biệt ở ĐăkLăk là một địa phương có nhiều cựu môn sinh tham gia vào sinh hoạt nên bề dày phong trào đi vào thế ổn định.

Thầy Chưởng Môn rất vui mừng trước sự đoàn kết nhất trí cao của các võ sư và huấn luyện viên từ cấp tỉnh đến các đơn vị điểm tập ở các cơ sở huyện xã.  Nhất là công tác tổ chức tập hợp.  Mọi người đều trưởng thành và có chí tiến thủ .

17 giờ ngày 27 tháng 7 thầy đến thăm và tặng quà lưu niệm cho các HLV tại võ đường chính Cung Văn Hoá thanh thiếu niên tỉnh ĐăkLăk.  Đây là điểm tập được nhà nước ưu tiên nên có điều kiện  tốt để phát triển mạnh. Trong bửa cơm thân mật lúc 19 giờ có đông đủ các HLV từ nhiều địa phương đến rất đông vui.  Cuộc chuyện trò, nhắc nhở, huấn thị giữa thầy với các HLV càng thêm gần gũi, thân thiết kéo dài đến 21 giờ mới nghỉ.

THĂM THÀNH PHỐ NUÍ PLEIKU:

Thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai, là một thành phố năng động và thơ mộng.  Nơi đây có nhiều tác phẩm thơ nhạc đê lại ấn tượng cho khách muôn phương.  Sáng 28 trời mưa, sương giăng mờ đặc. Từ ĐăkLăk đến Gai Lai đoạn đường dài hơn 180 km băng qua những rừng cao su bạt ngàn,những luống cà phê xanh mát, những tên làng, tên xóm đập vo àmắt thầy khiến thầy có vẻ vui lắm.  Vui vì được đến thăm những nơi xa xôi, khó khăn mà ai chưa đến cứ ngỡ là nơi Rừng Thiêng Nước Độc.  Trên đường thầy luôn hỏi tôi về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và làm thề nào để duy trì phát triển bộ môn.  Thầy trò chuyện trò đủ chuyện đến 12 giờ trưa đã về đến phố núi Pleiku.  HLV Nguyễn Văn Minh đón thầy và mời về luôn nhà riêng ở đường Tăng Bạt Hổ.  Bửa cơm trưa do chính Minh tự đạo diễn mà vẫn ngon như ăn ở các nhà hàng.  Ngại thấy đi đường mệt, trò chuyện qua quit, Minh mời thầy đến khách sạn Thanh Linh nghỉ.  Vì nhà Minh tuy sang trọng nhưng nơi đây vừa là quầy hàng vừa là kho chứa hàng buôn bán ồn ào.

Đến 18 giờ, các HLV ở Gia Lai đưa thầy đến thăm điểm tập tại nhà sinh hoạt thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai, chụp hình lưu niệm với các HLV và môn sinh.  Đến 20 giờ HLV Nguyễn Văn Minh và các phụ tá HLV mời thầy cùng tôi đi dung trà Cung Đình.  Trà Cung Đình là một thức uống của giời thượng lưu, sành điệu.  Nó là một loại trà tổng hợp nhiều loại vị thuốc bắc, nên uống được nhiều lượt nước mà vẫn ngọt thơm rất khoái khẩu.  tuy nhiên đối với tôi cũng vì không hợp nên uống vào mất ngủ suốt đêm.  Ngược lại thần Chưởng Môn lại có một giấc ngủ rất ngon.

Bộ môn Vovinam ở tỉnh Gia Lai hiện nay phát triển khá mạnh.  Người có công trong việc duy trì các điểm tập.  Riêng HLV Nguyễn Văn Minh lại là người có tinh thần trách nhiệm và rất tích cực đóng góp nhiều về công sức và vật chất.  Anh hiện đang phụ trách nhiều điểm tập ở thành phố Pleiku.  Ngoài thành phố có hai huyện duy trì và phát triển tốt đó là huyện Chư Prông và thị xã An Khê.  Ở Chư Prông, HLV Nguyễn Đắc Trình đã mở ra nhiều điểm tập từ nhiều năm nay. Trình đã đào tạo môn sinh đi phụ tá và vận động viên đi tranh giải có thành tích khá.  Riêng thị xã An Khê trước đây là huyện An Khê do võ sư trợ huấn Đặng Nhơn Phục phụ trách đã đào tạo được một số phụ tá và vận động viên lên tới đai vàng để về  kế thừa và tiếp tục phát triển môn phái ở các năm sau.

Nhiều huấn luyện viên ở Gia Lai ngỏ ý mời thầy về thăm các điểm tập ở huyện nhưng vì trái tuyến đường trong hành trình đi nên thầy khước từ.  Song dù một ngày đêm ở lại thành phố núi Pleiku, thăm các điểm tập ở đây thầy rất vui mừng và tin tưởng gởi gắm lại cho các HLV tiếp tục hoạt động để tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố Pleiku nói riêng và cả tỉnh nói chung.

CHẶNG ĐƯỜNG VỀ CỰC BẮC TÂY NGUYÊN

Chia tay với Pleiku thơ mộng, ngày 29 tháng 7 thầy đế Kon Tum, một tỉnh cực bắc Tây Nguyên.  Nơi có dòng sông ĐăkBla, dòng huyết mạch của Kon Tum đầy huyền thoại.  Khí hậu ở đây ít lạnh hơn ở ĐăkLăk và Gia Lai nhưng so với đồng bằng thì mát mẻ hơn nhiều.  Chúng tôi bố trí mời thầy về nghỉ lại nhà Nguyễn Tấn Hỷ.  Tấy Hỷ hiện là thư ký cho bộ môn Vovinam Kon Tum.  Nhà Tấn Hỷ có vườn cây rợp mát, phía trước là dòng sông ĐăkBla lộng gió nên rất thoáng đãng.  Được cái nằm ở ven thị xã khá yên tỉnh nên thích hợp với thầy.  Chiều lại chúng tôi chở thầy về thăm gia đình các Võ Sư, HLV và đến võ đường trao quà lưu niệm đồng thời thăm hỏi các em môn sinh.

Thị xã Kon Tum là một con phố nhỏ có dòng sông ĐăkBla ôm vòng từ ba phía bắt nguồn từ các sườn núi phía Bắc và phía Đông liên hoàn của dãi Trường Sơn hùng vĩ.  Đây là một tỉnh đa phần là rừng núi, ít cảnh đẹp hơn ở các tỉnh bạn nhưng nó có đặc thù riêng.  Cồng chiêng và nhà rông là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc ít người.  Đặc biệt ngôi nhà chung đỉnh Ngọc Linh cao 2598 m , biểu tượng tự hào của Tây Nguyên với truyền thuyết Sơ Teng – Sê Đăng gốc kể về cây Loong Phing uống Dak Tum Yàng.  Xét về môi trường sinh thái khá nguyên sinh nhờ đó mà tỉnh Kon Tum có thể khai thác cho các tuyến du lịch sinh thái sau này.

Tôi còn nhớ có lần đoàn võ sư Huỳnh Trọng Tâm và võ sư Thu Hà ở nước ngoài về thăm bộ môn Vovinam Kon Tum, tặng quà và võ phục cho võ sinh. Nhìn thiên nhên xanh ngát một màu của rừng, của sông, võ sư Tâm nói với các em:

-         Màu xanh Vovinam không những đặc trưng cho màu xanh hy vọng của biển cả mà cũng là màu xanh vươn lên của núi rừng.

Đúng vậy, màu xanh bao hàm cho sự diệu kỳ của thiên nhiên, của vũ trụ.  NHờ nó mà có sự hài hòa giữa Thiên - Địa – Nhân.. Bô môn Vovinam chọn màu xanh cũng với ý nghĩa ấy.

Ngày 30 tháng 9 chúng tôi mời thầy đi thăm nơi gia đình ở làm rẫy tại Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy cách thị xã 30 km về phía Đông.  Nơi mà cách đây gần 30 năm tôi chọn làm niềm đất hứa để trụ chân lại với miền đất cực bắc Tây Nguyên nầy.  Trời mưa, chúng tôi được anh Hoàng Quốc Sỹ, bác si quân đội lấy xe con cá nhân chở đi.  Trên đường thầy kể chúng tôi nghe nhiều chuyện về nghĩa sống và cách ứng xử ở đời.  Đặc biệt, như bắt nhịp về chuyện cổ của Tàu, anh Sỹ và thầy vui vẻ suốt cả chặng đường dưới lá rừng xanh thẳm.

Về lại thị xã, thầy đi thăm một vài nơi thắng cảnh như nhà thờ gỗ, cầu treo Kon Klo và chụp hình lưu niệm. Chiều ngày 30, vợ chồng Nguyễn Tấn Hỷ và Nguyễn Thị Đào mời thầy Chưởng Môn và một số anh em HLV đến nhà dùng bửa cơm thân mật với gia đình.  Bửa cơm có món canh gà nấu lá giang là món tuyệt chiêu của Nguyễn Thị Đào.  Vừa cay, chua, ngọt, chát, bùi nên tạo sự hấp dẫn ai cũng khoái khẩu.  tôi nhớ lại trưa ngày trước HLV Nguyễn Đắc Trình đại diễn món cá hấp cũng đúng bài bản nên được thầy khen, nhưng so với món gà nấu lá giang hôm nay thì thua xa.  Thức ăn ngon đông, vui, nhưng phải hạn chế rượu bia.  Nguyễn Đắc Trình cứ lần mò chai rượu mà tắc lưỡi đáng thương quá.  Mặc dù thầy không cấm nhưng ai nấy đều tự hạn chế vì rượu không lợi cho sức khoẻ .

TRỞ LẠI ĐĂKLĂK

Đi đến đâu.c ác võ sư, HLV và môn sinh đều hân hoan đón mừng nên thầy rất vui.  CÁc môn sinh càng vui hơn vì vinh dự có thầy Chưởng Môn không ngại đường xa, tuổi tác lặn lội đến thăm là điều quý hiếm.  Ai nấy đều muốn thầy ở lại lâu hơn để chỉ huấn nhiều điều.  Nhưng hạn chề về thời gian nên thầy đành chia tay với tất cả.  Riêng sự nhiệt tình của anh em trong ban huấn luyện và các cựu môn sinh ở ĐăkLăk mời thầy nghỉ lại một thời gian.  Thuận tuyến đường về nên thầy chấp nhận.

Trong số người nhiệt tình đó có lô Liên là cựu môn sinh hiện đang là chủ quán cà phê Nguyệt Các ở đường Hùng Vương thành phố Ban Mê Thuột.  Đặc điểm của quán nầy chính là giàn hoa Cát Đắng và hoa Móng Hùm nở hoa quanh năm làm cho vườn quán mát mẽ và đặc thù riêng thu hút khách gần xa.  Bởi lẽ, mỗi sáng tinh sương ngồi nhăm nhi ly cà phê nghe nhạc Trịnh, ngắm những chùm hoa buông lã lơi trong không gian yên tĩnh tạo nên hồn thơ klhiến tâm hồn con người thanh thản, sảng khoái.  Nếu được cô chủ quán ngồi bên chuyện trò thì hồn thơ dễ lạc vào chốn thiên thai để mà mơ mộng.  Liên rất hiếu khách và vui vẻ.  thông qua võ sư Lê Hữu Đức.  Liên mời thầy Chưởng Môn đến nhà dùng cơm thân mật và nghỉ ngơi.  Thầy khen Liên đảm đang và năng động.

Tối ngày 1 tháng 8, các võ sư, HLV và cựu môn sinh ở tại ĐăkLăk tụ tập về mở tiệc liên hoan để chúc mừng thầy khá đông đủ nên buổi tiệc để lại một ấn tượng khó quên.

Ngày 2 tháng 8, võ vư Lê Hữu Đức mời thầy về nhà riêng để nghỉ.  Nhà võ sư Đức ở đường Hai Bà Trưng, một cơ ngơi khá tươm tất.  Tối lại, HLV Đặng Văn Hảo và các em võ sinh ở trường Đại Học Y Tây Nguyên tổ chức đón thầy và cùng thầy dùng bửa cơm thân mật tại quán.  Thầy Chưởng Môn tỏ ra hài lòng vì bộ môn Vovinam được tổ chức huấn luyện tại một trường đại học y là một niềm hạnh phúc.  Phải công bằng mà nói rằng:

-         Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã có ý thức về môn võ của người Việt Nam.  Sự kế thừa và phát huy này chứng tỏ bộ môn Vovinam ngày càng có vị trí xứng đáng trong làng võ ở trong nước và quốc tế. 

Ngược lại, về phía các em môn sinh của trường đại học y càng phấn khởi vì ít có dịp được diện kiến và chụp hình lưu niệm với một vị võ sư đừng đầu môn phái.  Chính vì vậy, giúp các em môn sinh thể hiện tinhthần võ đạo để tích cực học tập sau nầy, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.  Đồng thời HLV Đặng Văn Hảo là một giáo viên của trường tích cực đưa bộ môn này vào trường xem như chương trình chính khóa.  Nhờ đó màu xanh đã thực sự hoà vào môi trường học đường nâng cao tinh thần võ đạo cho thế hệ y bác sĩ sau nầy càng khỏe về sức, sáng về tâm để phục vụ xã hội. 

Tôi hy vọng, trong tương lai gần các võ sư, HLV trong ngành giáo dục cả nước hãy phát huy tinh thần của HLV Đặng Văn Hảo để sự nghiệp bộ môn thật sự trở thành quốc võ phục vụ nhân quần.

Ngày 3 tháng 8 năm 2005, thầy Chưởng Môn quyết định trở về  thành phố.  Thế là sáng tinh mơ dưới làn sương lạnh, các HLV và môn sinh tụ họp về nhà võ sư Đức để chia tay và tiển thầy lên xe. HLV Nguyễn Văn Thành tới sớm mới thầy và anh em về nhà dùng điểm tâm.  Món bún bò giò heo do vợ Thành nấu rất ngon.  Các chuyên gia nấu nướng, đặc biệt là bún Huế người ta thường thêm tí mấm ruốc để tăng hương vị.  Vợ Thành có bí quyết riêng, ngoài các chiêu thức chung nên món bún điểm tâm hôm nay vừa ngon vừa hấp dẫn. 

Điểm tâm xong, HLV Nguyễn Văn Thành kính biếu thầy một bức tranh gỗ quý của mặt hàng mỹ ngệ.  Các HLV Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Diệu đểu tụ tập về biếu thầy những món quà mang màu sắc Tây Nguyên rất ấn tượng.  Thầy vui vẽ nhận những món quà tình nghĩa này và tạm biệt các em.  Những học trò tâm huyết nơi dãi Tây Nguyên huyền thoại.  Một hành trình về với Tây Nguyên của thầy mang một ý nghĩa rất lớn đối với bộ môn và để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Niềm vui chung là thế, riêng bản thân tôi được cận kể thầy suốt chuyến đi và về là niềm vui, một vinh dự rất lớn.  Mặc dù ở tuổi 65 rồi nhưng thầy quan tâm nhắc nhở bao điều như đứa con còn thơ dại.  Vâng chính điều đó chứng tỏ thầy còn nhiều mối lo cho bộ môn, cho học trò suốt đời của mình.  Đặc biệt thầy luôn nhắc nhở về việc gìn giữ sức khỏe, rèn luyện để đầu óc luôn minh mẫn.  Nhất là việc uống rượu bia cần phải hạn chế để phòng tránh những chứng bịnh có thể xảy ra như nhiều người mắc phải.  Tôi biết thầy rất thương và lo cho tôi nói riêng và nhiều môn đồ như thế.  Chính bản thân tôi nghiệm thấy quá đúng.  Bởi lẽ, dù ai có đầu óc thông minh sáng suốt cho mấy mà khi dùng men rượu bia nhiều thì không cản lại dục vọng có thể ảnh hưởng đến tư cách và hành động của một môn đồ Vovinam.  Hằng ngày do quan hệ công việc và tiếp xúc nhiều thành phần, nhưng trong mọi cuộc tiếp xúc giao hữu tiệc tùng đều dựa vào tữu lượng của mình để tránh mọi trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.  Vâng, bài học kinh nghiệm của bản thân là tiếng cười sẽ là liều thuốc tốt nhất để vượt qua những điều mâu thuẩn.  Quả như lời hồi ký về nguồn của Hoàng Nghĩa tiếng cười để:

-         Xóa ghen ghét

-         Xoá Hủy diệt

-         Xoá phỉ báng

-         Xoá chia rẽ

Cám ơn thầy đã dành cho khu vực Tây Nguyên một chuyến thăm để lại bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp.  Chia tay thầy nhưng các em mãi lưu lại hình ảnh một TIÊN ÔNG đem đến niềm vui cho mọi người.  Tây Nguyên sẽ có điều kiện  vươn lên hơn nữa.  Bộ môn Vovinam mãi phát triển đến tận cùng.  Ý chí và nghị lực của mọi môn đồ giữ được cái tâm sáng phục vụ nhân quần xã hội.

Kon Tum mùa thu 2005

Võ Sư Trần Tấn Vũ