Lễ Kỷ Niệm 40 năm Xây dựng và Phát triển VVN-VVĐ DakLak

Chiều tối ngày 15 tháng 07 năm 2010 tại Nhà VHTT Tỉnh, Hội VVN-VVĐ tỉnh DakLak đã tổ chức thành công tốt đẹp Buổi Lễ Kỷ Niệm 40 năm Xây dựng và Phát triển VVN-VVĐ DakLak ( xem nội dung Chương trình + Diễn Văn đính kèm ).

Về tham dự buổi Lễ gồm có :

- Đại diện Chính quyền địa phương và các Cơ quan ban nghành.
- Võ sư Nguyễn Văn Sen và Võ sư Nguyễn Tôn Khoa : VP Tổ Đường Môn Phái VVN -VVĐ.
- VS. Võ Danh Hải : Tổng thư ký LĐ VVN VN & TG
- Quý Võ sư, HLV của các tỉnh thành bạn : DakNông, Gia Lai, KomTum, Đà Lạt, Bình Định, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình.
- HLV Frédéric : Pháp
- HLV Dael và Riccardo : Thụy Sỹ

Sau buổi Lễ, mọi người quay quần bên nhau, chụp hình lưu niệm và dự tiệc liên hoan chung trong bầu không khí vui vẻ, thân ái và đoàn kết...



SG ngày 24 tháng 07 năm 2010
VS. Lê Văn Hùng


http://www.vovinamus.com/forum/showthread.php?t=4289


Traduction :

La soirée du 15 Juillet 2007 à la Maison de la Culture du Centre de la Province, l'Association de VVN-VVD Daklak a bien organisé avec réussite satisfaisante pour l'Anniversaire de 40 ans de Construction et de Développement de VVN-VVD DakLak ( voir ci-joint le contenu du programme + Discours ).

Venus participer à la Fete notamment :

- Représentants des Autorités locales et les Organismes concernates.

- Maitre Nguyen Van Sen et Maitre Nguyen Ton Khoa : To Duong + Bureau du Patriarche de l'Ecole VVN VVĐ.

- VS. Vo Danh Hai : Sécrétaire Général de la Fédération VVN- VVD VN & Mondiale

- Les Maîtres et les Instructeurs des provinces amicales : Daknong, Gia Lai, KomTum, Dalat, Binh Dinh, Nha Trang, Ninh Thuan, Binh Thuan, Nha Trang, Quang Nam, Da Nang, Quang Binh.

- Instructeur Frédéric : France

- Instructeurs Deal et Riccardo: Suisse

Après la cérémonie, tout le monde se rassemble, prends les photos de souvenir et participe à la partie dans l'atmosphère de plaisir, d'amitié et de solidarité ...

SG, le 24 Juillet 2010
Lê Văn Hùng


************************************************** ******************************************
LIÊN ĐOÀN VOVINAM VIỆT NAM
Hội Vovinam tỉnh Đắk Lắk


BÁO CÁO TÓM TẮT 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA HỘI VOVINAM TỈNH ĐẮK LẮK

(1970 – 2010)




Kính thưa Ông Hoàng Như Bích Phó giám đốc Sở VHTT&DL Dak Lak

Kính thưa Ông Thái Hồng Hà Phó giám đốc Sở VHTT&DL Dak Lak

Kính thưa Võ sư Nguyễn Tôn Khoa Chánh văn phòng Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo

Kính thưa Võ sư Nguyễn Văn Sen Tổ đường Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo

Kính thưa Võ sư Võ Danh Hải Tổng thư kí Liên đoàn Vovinam Thế giới - Kiêm tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam

Kính thưa quí vị đại biểu!

Thưa các em võ và môn sinh thân mến!

Thay mặt BCH Hội Vovinam tỉnh Dak Lak, tôi xin thông qua báo cáo tóm tắt 40 năm xây dựng và phát triển của Hội Vovinam tỉnh Dak Lak (1970 – 2010)

I. Đặc điểm chung

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Cao nguyên Trung bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội, là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên diện mạo văn hóa phong phú và đa dạng. Ngoài núi rừng, Đak Lak cũng được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sông, suối, ao, hồ rộng lớn như hồ Lak, hồ Eakao, Easuop thượng, sông Serepok, nhiều thác nước cao hùng vĩ như Đray Nur, Gia Long, Đray Sáp …Đây là những tiềm năng dồi dào để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, nghiên cứu …và phát triển phong trào luyện tập võ thuật nói riêng thể thao nói chung tại Dak Lak.

II. Quá trình xây dựng và phát triển Hội Vovinam tỉnh Dak Lak

Môn phái Vovinam được cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc thành lập năm 1938, đã phát triển theo từng nhịp thăng trầm hòa cùng vận nước, thu hút đông đảo các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên học sinh và công nhân lao động theo tập. Cuối năm 1967, Môn phái Vovinam đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn của đất nước.

Năm 1970, là năm khởi nguồn phong trào luyện tập Vovinam Việt Võ Đạo tại tỉnh Đắk Lắk do HLV Nguyễn Văn Bính cùng một số đồng môn khởi xướng, khai phá thành công và đặt nền móng cho việc xây dựng phong trào luyện tập Vovinam ở tỉnh Đak Lak tại võ đường số 116 Hai Bà Trưng, thị xã Buôn Ma thuột, lúc này phong trào thu hút gần 800 võ sinh ở các lứa tuổi, các ngành nghề khác nhau với tâm niệm và lòng tự hào dân tộc “Người Việt học võ Việt, giữ nước Việt bằng võ Việt”.

Năm 1972, tổ chức huấn luyện võ thuật cho học sinh với phong trào võ thuật hóa học đường tại Trường trung học tổng hợp nay là trường THPT Buôn Ma Thuột với hơn 100 môn sinh nhằm đào tạo ra một thế hệ thanh niên vừa có tri thức lại vừa có sức khỏe nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam nói chung tỉnh Dak Lak nói riêng.

Năm 1973, đòn thế đơn giản, hữu hiệu phù hợp với mọi đối tượng do vậy phong trào luyện tập Vovinam phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng nhiều phòng tập được mở ra tại tỉnh Dak Lak đã thu hút được nhiều thanh thiếu niên tham gia luyện tập. Nội dung huấn luyện chú trọng đến giáo dục đạo đức cho môn sinh thông qua các bài giảng về kiến thức võ đạo để vừa giáo dục thanh thiếu niên sống có lí tưởng, hướng các võ và môn sinh đến cái Chân - Thiện - Mĩ như tâm nguyện của cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc trong Chủ thuyết Cách mạng Tâm Thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu luyện tập của đông đảo tầng lớp nhân dân yêu mến môn phái. Tiêu biểu cho phong trào luyện tập giai đoạn này là phòng tập tại chủng viện Lê Bảo Tịnh (nay là Trường Chính trị tỉnh Dak Lak) với hơn 200 võ sinh tham gia.

Từ năm 1973 – 1975, mặc dù phong trào luyện tập Vovinam đang phát triển rộng khắp và thu hút một số đông thanh thiếu niên luyện tập nhưng do tình hình chung của xã hội, phong trào tập luyện Vovinam cũng như các môn võ khác có phần nào bị hạn chế.

Giai đoạn từ năm 1975 – đến 1989, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng phong trào bắt đầu phát triển trở lại nhưng do đội ngũ huấn luyện viên phải trở về với cuộc sống hoặc chuyển nơi công tác. Do vậy, phong trào chỉ luyện tập trong nhóm nhỏ hoặc ở những anh em tâm huyết với môn phái.

Năm 1989, được sự cho phép và hỗ trợ nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần của ngành TDTT tỉnh nhà, phong trào luyện tập Vovinam phát triển một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, mặc dù điều kiện tập luyện và cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng với bản chất người môn sinh Vovinam, các võ sư, huấn luyện viên đã khắc phục vượt khó khăn gian khổ xây dựng lại các phong trào, nhiều điểm tập mặc dù ban đầu chỉ có 10 – 15 em võ sinh theo học và hoàn toàn miễn phí như phòng tập khu Triển lãm với nhiều cá nhân điển hình tiêu biểu tham gia huấn luyện thời gian đó như HLV Lê Hữu Đức, Trần Hoàng Khải, Phan Hữu Phước, Phạm Công Đệ, Trần Bảo, Phạm Ngọc Duy, Vũ Văn Bình, Hoàng Mai Thành…, Nguyễn Văn Quang ở phòng tập huyện Cư Jut …

Năm 1990, phong trào tạm thời gián đoạn vì nhiều lí do khác nhau đến năm 1991, phong trào hoạt động trở lại. Vì được thừa hưởng đội ngũ võ sư, huấn luyện viên và phụ tá những người được tôi luyện trong gian khổ cùng trái tim từ ái của người môn sinh Vovinam. Do vậy, khi phong trào hoạt động trở lại các võ sư, huấn luyện viên đã nhiệt tình hưởng ứng, xung phong đi đầu trong việc xây dựng và mở rộng phong trào với tâm nguyện Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích. Vì vậy, trong thời gian ngắn phong trào từ chỗ chỉ có một điểm tập tại sân vận động tỉnh đã lần lượt được mở rộng ra khắp thị xã và các huyện lân cận như Trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột có 3 điểm tập với hơn 1000 người tham gia trong đó 2 lớp dưỡng sinh dành cho người cao tuổi do HLV Phan Hữu Phước phụ trách, các huyện có phong trào luyện tập Vovinam phải kể đến như huyện Eakar, Krong Buk, Krong Pak, Cư Jut, Dak Mil …Với số lượng cũng như chất lượng ngày càng tăng. Trong huấn luyện các HLV chú trọng trau dồi đạo hạnh và hướng cho võ và môn sinh sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tất cả các hoạt động của Vovinam Dak Lak đều được các cấp, các ngành tại địa phương ghi nhận trong việc rèn luyện sức khỏe

Năm 1991, Sở TDTT Dak Lak trước đây nay là Sở VHTT&DL cho phép thành lập Bộ môn Vovinam Việt Võ Đạo, HLV Lê Hữu Đức được đề cử làm trưởng bộ môn, từ đây Bộ môn phát huy được trí tuệ của các cá nhân và tập thể trong việc chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và đề ra các biện pháp sát với thực tiễn để giúp phong trào phát triển nhanh, mạnh và bền vững,

Năm 1992, Với niềm vinh dự và tự hào, Võ và môn sinh Vovinam tỉnh Đak Lak được đón tiếp Võ sư Chưởng môn Vovinam – Việt Võ Đạo Lê Sáng cùng các võ sư tổ đường Vovinam - Việt Võ Đạo về thăm và trực tiếp tập huấn cho các Võ sư, HLV Vovinam Dak Lak, kể từ đó phong trào luyện tập Vovinam tại tỉnh Đak Lak chuyển sang một giai đoạn mới. Kế thừa những kết quả đã đạt được trong những năm trước đây thêm vào đó là sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Sở VHTT&DL, là sự ưu ái của lãnh đạo Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để Vovinam Dak Lak có được một phòng tập riêng biệt để huấn luyện. Vì vậy, tất cả võ và môn sinh đều coi phòng tập Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh là Trung tâm điều hành mọi hoạt động của Bộ môn Vovinam tỉnh Dak Lak, nơi đây đã đào tạo ra nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên chuẩn về tư cách tác phong và giỏi về chuyên môn đó là những hạt nhân tiêu biểu đi xây dựng phong trào ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh như huyện Eakar, Buôn Hồ, Krong Ana, Cư Jut, Dak Mil trước đây, Krong Pak, và nhiều điểm tập trong thị xã như Xã Hòa Thuận, Khánh Xuân, Nhà văn hóa Lao Động, ĐH Tây Nguyên, Trường CĐ Dak Lak, Ea Tiêu …

Kính thưa quí vị!

Với kế hoạch ban đầu xây dựng phong trào là chính nhưng đến giai đoạn phong trào phát triển mạnh và có chiều sâu. Bộ môn quyết định hướng đi mới đó là vừa xây dựng phong trào đồng thời vừa xây dựng đội ngũ vận động viên có trình độ, năng lực để tham gia các giải đấu khu vực cũng như giải toàn Quốc từ đó tích lũy kinh nghiệm cũng như nâng dần chất lượng vận động viên thông qua các đợt tranh tài tại các giải thi đấu.

Với quyết tâm và sự nỗ lực của cả đội ngũ huấn luyện viên và vận động viên, lần đầu tiên đoàn vận động viên Vovinam tỉnh Dak Lak tham dự giải vô địch Vovinam toàn Quốc năm 1994 tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Thành phố Hồ Chí Minh với kết quả đạt được giải 3 (huy chương đồng) nội dung hội diễn đòn chân tấn công của các vận động viên Long, Khang, Phương và Hùng được Võ sư Chưởng môn khen và gặp mặt thân mật.

Các năm tiếp theo vì điều kiện kinh tế của địa phương nói chung và của các cá nhân nói riêng. Bộ môn không thể tham dự được tất cả các kì tổ chức giải toàn Quốc cũng như khu vực. Tuy nhiên, với sự phát triển sâu rộng cũng như những kết quả đã đạt được trong phong trào luyện tập thể dục thể thao do ngành phát động. Bộ môn Vovinam tỉnh Dak Lak đã được UBND tỉnh Dak Lak, Sở VHTT&DL ghi nhận và cho phép thành lập Hội Vovinam tỉnh Dak Lak vào tháng 7 năm 2007, Võ sư Lê Hữu Đức được bầu làm Chủ tịch hội cùng 14 UVBCH với đầy đủ các chức năng nhiệm vụ cụ thể, mọi hoạt động dựa trên Điều lệ và Qui chế của hội đã được UBND tỉnh phê duyệt, đây là bước ngoặc lớn trong việc xây dựng, củng cố và phát triển phong trào luyện tập Vovinam tại tỉnh nhà.

III. Kết quả đã đạt được

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đặc biệt là Sở VHTT&DL, Tổ đường Vovinam Việt Võ Đạo, liên đoàn Vovinam Việt Nam cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của các Hội, Bộ môn Vovinam trong cả nước cùng sự nỗ lực của đội ngũ huấn luyện viên và sự chăm chỉ luyện tập của các môn sinh. Vovinam Dak Lak trong thời gian qua đã đạt được một số thành tích như sau:

- Huy chương đồng nội dung hội diễn đòn chân tấn công tại giải vô địch toàn quốc năm 1994
- Giải nhì toàn đoàn giải khu vực miền Trung năm 2006,
- Đạt được 5 huy chương vàng, 9 huy chương bạc và 11 huy chương đồng tại các giải vô địch Quốc gia và Khu vực trong nội dung thi hội diễn và thi đấu đối kháng.

- Được Sở VHTT&DL Dak Lak tặng giấy khen vì có nhiều thành tích trong xây dựng phong trào khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, trong các đợt tham gia hội diễn chào mừng chiến thắng Buôn Ma thuột và các ngày lễ lớn….

- Nhiều tập thể và cá nhân được Sở VHTT&DL cũng như Liên đoàn Vovinam tặng giấy khen vì có nhiều đóng góp trong việc xây dựng phòng trào luyện tập thể dục thể thao.

- Khởi nguồn chỉ có vài huấn luyện viên sau 40 năm, Hội Vovinam Dak Lak hiện đã có 01 Hồng đai nhất, 14 chuẩn hồng đai, 215 hoàng đai các cấp đang sinh hoạt và trực tiếp đứng lớp.

- Từ một trung tâm với gần 900 võ sinh, qua 40 năm xây dựng và phát triển đến nay Hội Vovinam tỉnh Dak Lak có tổng cộng 13 chi hội, 25 câu lạc bộ với hơn 2000 võ và môn sinh đang tập luyện.

- Tổ chức thành công 8 lần giải vô địch Vovinam tỉnh Đak Lak được lãnh đạo Sở VHTT&DL cũng như nhân dân đánh giá cao về chất lượng và ý nghĩa của giải.

- Phối kết hợp với Sở GD&ĐT trong việc đưa môn Vovinam vào môn thi đấu chính thức tại hội khỏe phù đồng toàn tỉnh.

Kính thưa quí vị!

Nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển đã qua của phong trào Vovinam tỉnh Dak Lak, mỗi Võ sư, HLV và môn sinh Vovinam Dak Lak có quyền tự hào về những thành quả tốt đẹp mà Hội đã đạt được nhưng cũng không quá mãi mê ngủ trên “chiến thắng”. Chúng tôi tự nhận thấy rằng, để có được kết quả như ngày hôm nay là một phần nhờ vào sự nỗ lực khắc phục mọi khó khăn và hoài bảo của mỗi môn sinh: Sống, Giúp người khác sống, Sống vì người khác

Bên cạnh đó là sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền tại địa phương cũng như sự giúp đỡ quí báu của các võ sư, huấn luyện viên của Tổ đường Vovinam – Việt Võ Đạo, Liên đoàn Vovinam Việt Nam, các hội Vovinam trong cả nước nói chung và các Hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, các võ phái bạn những người đã gắn bó với với phòng Vovinam Đak Lak từ thủa sơ khai.

Hiện nay với sự phát triển của môn phái nói riêng và đặc biệt trong tiến trình hội nhập Quốc tế của đất nước nói chung. Môn phái Vovinam đang được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ và quảng bá nhằm xây dựng môn phái Vovinam trở thành Quốc võ và từng bước đưa môn Vovinam trở thành môn thi đấu chính thức tại các kì đại hội như SEA GAMES, INDOOR GAMES, ASIA GAMES … Hòa cùng nhịp sống của đất nước, của dân tộc và của môn phái, Hội Vovinam Dak Lak trong giai đoạn này cần phải nghiêm túc nhìn lại những hạn chế bất cập trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phong trào làm sao vừa phát triển về mạnh về số lượng vừa nâng cao về chất lượng nhưng đồng thời đi đúng hướng với tâm niệm của cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã chỉ dạy.

Kính thưa quí vị,

Chúng tôi tin tưởng rằng với trách nhiệm của mỗi người môn sinh Vovinam luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện chuyên môn, khiêm tốn, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về mọi mặt; yêu thương giúp đỡ, tôn trọng, hòa hợp với đồng môn cùng sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành và các Hội bạn chắc chắn rằng phong trào Vovinam Dak Lak ngày càng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với sự quan tâm và lòng tin yêu của quí vị cũng như mọi tầng lớp nhân dân yêu thích môn phái trên địa bàn tỉnh nhà.

Cuối cùng xin kính chúc quí Võ sư cùng quí vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Xin trân trọng kính chào và cảm ơn quí vị đã lắng nghe.




















VS Lê Văn Hùng