+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 3/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 21 tới 30 trên 34
  1. #21
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Tuần chung thất Chưởng môn Lê Sáng


    Chưởng môn Lê Sáng đã về nơi chín suối trong sự tiếc thương vô hạn của tất cả môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo trên toàn thế giới. Nhớ về Thầy, trong thời gian qua đã có không ít những bài văn, thơ… của các môn sinh, ghi lại những kỷ niệm khó quên bên Thầy với một tình cảm hết sức trân trọng. Trong số đó có loạt bài ghi chép của võ sư Nguyễn Hồng Tâm viết về những tháng ngày cuối cùng của võ sư Chưởng môn mà chúng tôi có dịp được chia sẻ... Xin giới thiệu cùng tất cả quý môn đồ như là một nén hương tưởng nhớ nhân tuần chung thất (49 ngày) của Thầy - mồng 9 tháng 10 năm Canh Dần(14-11-2010).

    VÕ DANH HẢI

    Năm lần nhập viện


    Ngày nào Chưởng môn Lê Sáng cũng luyện võ nên Thầy rất khỏe mạnh. Không có điều kiện đi quyền, tung cước thì Thầy điều tức, tập luyện khí công… Mãi đến năm 2002, lúc đang du lịch ở Mỹ, Thầy mới bị bệnh nặng và nằm bệnh viện điều trị khoảng nửa tháng. Nhắc lại chuyện cũ, Thầy cười sảng khoái: “Lần đó, tưởng Thầy đã theo ông Sáng tổ, nhưng lại bị đuổi về…”. Tuy nhiên, nỗ lực của Thầy chỉ làm chậm lại chứ không thể thoát khỏi quy luật khắc nghiệt của thời gian. Năm 2007, Thầy phải vào Bệnh viện 115 điều trị tim mạch hàng tháng trời.

    1. Từ đầu năm 2010, sức khỏe Thầy đã có những biểu hiện sa sút, 2 chân Thầy sưng phù. Sáng ngày 28-01, thầy Nguyễn Văn Sen đưa Thầy đi khám bệnh và xét nghiệm tại Phòng khám đa khoa Úc Châu ở đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP.HCM. Nơi đây yêu cầu Thầy đến khám chuyên khoa ở Viện Tim TP.HCM, nhưng Thầy còn chần chừ. Chiều hôm đó, bác sĩ Võ Quốc Trung - cũng là võ sư Vovinam - đến thăm, khám bệnh cho Thầy và đề nghị Thầy nên vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Lúc bấy giờ Thầy mới đồng ý và thầy Sen, thầy Nguyễn Tôn Khoa… đã đưa Thầy vào bệnh viện Nguyễn Trãi. Sau hơn nửa tháng điều trị bệnh tim mạch, lúc 10 giờ ngày 12-02, Thầy được xuất viện. Hôm đó, nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Sửu nên thầy Sen và thầy Võ Văn Tuấn đưa Thầy đi một vòng xem chợ hoa Tết Canh Dần cho khuây khỏa.

    Sáng mồng 2 Tết Canh Dần (2010), theo truyền thống hằng năm, nhiều võ sư, HLV, cựu môn sinh, thân hữu lại đến Tổ đường để chúc Tết Thầy, nhưng chỉ có một số ít võ sư cấp cao được thăm Thầy ở phòng thờ Sáng tổ trên tầng 3 của Tổ đường. Thế nên, không khí có vẻ buồn hơn những năm trước.

    Ngày Tết qua mau, vài hôm sau, lúc 17 giờ ngày 19-02 (mồng 6 Tết Canh Dần), Thầy mệt và nhập viện Nguyễn Tri Phương, điều trị tại khoa Tim mạch và xuất viện sau đó 1 tuần (15 giờ ngày 25-02).

    Sau lần nằm viện này, sức khỏe Thầy sa sút hơn. Lúc 20 giờ ngày 24-3, tôi được tin nhắn của thầy Khoa cho biết đang đưa Thầy nhập viện Nguyễn Tri Phương. Lần này, tim mạch của Thầy có nhiều vấn đề bất ổn nên có lúc phải chuyển sang phòng bệnh nặng cả tuần. Nhưng rồi sức khỏe Thầy dần dần hồi phục và lúc 16 giờ ngày 16-4, Thầy trở lại Tổ đường nghỉ ngơi.

    Nhưng rồi chỉ được 1 tuần, lúc 13 giờ ngày 24-4 Thầy lại nhập viện Nguyễn Tri Phương. Nếu như những lần trước Thầy nhập viện để điều trị tim mạch thì lần này còn phải điều trị thêm bệnh suy thận nên nằm ở Khoa Nội thận tiết niệu. Đêm 28-4, Thầy trở bệnh nặng phải lọc thận cấp cứu. Một số võ sư cấp cao ở lại bệnh viện suốt đêm và đã bàn tính đến tình huống xấu nhất, nhưng may mắn thay, Thầy qua khỏi. Sau đó, cứ 2 ngày/1 lần, chúng tôi đi cùng xe cứu thương đưa Thầy sang bệnh viện Chợ Rẫy lọc thận nhân tạo còn gọi là thẩm phân qua máy (khoảng 4 giờ/lần).

    Qua 4 lần sang bệnh viện Chợ Rẫy đồng thời tham khảo ý kiến của một vài bác sĩ chuyên khoa, các võ sư cấp cao đã thống nhất lọc thận cho Thầy theo phương pháp “thẩm phân phúc mạc” còn gọi là thẩm thấu phúc mạc hay lọc màng bụng (peritoneal dialysis). Trước tiên, bác sĩ tiểu phẫu để đặt vào khoang ổ bụng của Thầy một bộ Catheter. Vài ngày sau bắt đầu đưa vào ổ bụng khoảng 2000ml dịch lọc qua một ống thông. Dịch này sẽ lưu trong bụng 6 giờ và đây là thời gian diễn ra quá trình lọc: các chất độc sẽ từ máu ngấm vào dịch lọc, lượng nước thừa trong cơ thể cũng được hút ra. Khi dịch bão hòa, tháo dịch cũ ra và đưa dịch mới vào. Theo phương pháp này, Thầy thay dịch 4 lần/ngày vào lúc 5 giờ, 11 giờ, 17 giờ và 23 giờ. Mỗi lần thay dịch mất khoảng 40 phút. Võ sư Trần Trung Sơn và anh Nguyễn Tấn Trung phải theo học lớp tập huấn về thay dịch do bệnh viện tổ chức. Sau một thời gian thực hiện phương pháp này, sức khỏe Thầy tương đối ổn định…

    12 giờ ngày 15-5, Thầy thăng đai cho 10 võ sư tại Việt Nam ngay trong bệnh viện. Khoảng đầu tháng 7, Thầy trở bệnh phải đưa sang phòng bệnh nặng của khoa để điều trị mất khoảng 1 tuần rồi mới trở lại phòng dưỡng bệnh. Vào những buổi chiều khỏe trong người, Thầy thường đi ra hành lang ngồi hóng gió…

    Sáng 31-7, võ sư Võ Văn Tuấn rước Thầy về CLB Lam Sơn và cũng là nhà riêng của mình ở quận Bình Tân, TP.HCM để nghỉ ngơi đến chiều mới trở lại bệnh viện.
    Ngày 07-8, Thầy xuất viện, trở về Tổ đường nhưng vẫn phải tiếp tục “thẩm phân phúc mạc” bằng dung dịch hiệu Dianeal do Singapore sản xuất và uống thuốc mỗi ngày.
    Chiều ngày 09-8, Thầy thắt Hồng đai đệ III cấp cho võ sư Lương Thuận Vui tại phòng thờ Sáng tổ nhân dịp đoàn Vovinam Florida (Mỹ) về viếng Sáng tổ Nguyễn Lộc và vấn an sức khỏe của Thầy. Đây có lẽ là lần cuối cùng Thầy thắt đai cho một tân khoa Vovinam-Việt Võ Đạo.

    15 giờ 15 ngày 24-8-2010, trong trang phục bà ba giản dị, Thầy chủ tọa Lễ công bố thành lập Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo do Văn phòng Môn phái tổ chức tại phòng thờ Sáng tổ ở Tổ đường.

    2. Lúc 19 giờ 30 ngày thứ Bảy (18-9), Thầy khó thở và khá mệt, các võ sư Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen, Trần Đa, tôi, môn sinh Phạm Minh Tân (Vovinam huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, ở với Thầy cả ngày lẫn đêm từ đầu tháng 7-2010), anh Nguyễn Tấn Trung (cháu của võ sư Nguyễn Văn Nhàn) cùng vài môn sinh đang tập luyện tại Tổ đường vội vã đón taxi đưa Thầy vào Bệnh viện 115. Tại đây, trong lúc đang cấp cứu, bác sĩ thấy Thầy trở bệnh nặng nên vội đưa vào Phòng hồi sức tích cực và chống độc.

    Trong suốt thời gian Thầy nằm trong Phòng hồi sức tích cực và chống độc, chỉ có 2 em Nguyễn Tấn Trung và Phạm Minh Tân được vào thay dịch (thẩm phân phúc mạc) cho Thầy mỗi ngày 4 lần. Ban ngày, các võ sư phân công nhau trực ở bên ngoài với Minh Tân còn những công việc chăm sóc khác trong phòng đều do các bác sĩ, y tá và y công phụ trách. Vào các buổi tối, 2 võ sư Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Tôn Khoa luân phiên trực cách đêm với Minh Tân. Chỉ có vài người may mắn được vào thăm Thầy trong vài phút như các võ sư, HLV Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Nhàn, Hoàng Minh Cường (Phạm Văn Sinh), Lê Văn Hùng, Mã Thị Ngọc Liêng, Trần Ngọc Tuyết, em Nguyễn Thị Ngọc Hân (con cô Nguyễn Thị Phụng ở Kiên Giang)… Cùng mang tâm trạng lo âu, nhưng những anh chị em khác chỉ được nhìn thấy Thầy qua khe cửa hẹp…

    Mấy ngày đầu, sức đề kháng còn tốt, Thầy dần dần hồi tỉnh và mỗi lần Tấn Trung, Minh Tân vào thay dịch, Thầy đều biết và còn bóp chặt tay các em… Thầy muốn nói với 2 em đôi điều gì đó nhưng không nói được vì bệnh viện đặt ống dẫn dưỡng khí và hút đàm thẳng vào phổi của Thầy. Môn đồ Vovinam trong, ngoài nước rất lo âu và luôn cầu nguyện cho Thầy vượt qua cơn bệnh như những lần trước. Tuy nhiên, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng tuổi cao lại mang nhiều bệnh nặng, những ngày sau, Thầy yếu dần… và rũ sạch bụi trần vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010 (nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần), hưởng thọ 91 tuổi.

    Lúc Thầy qua đời, tại Bệnh viện 115 có mặt võ sư Nguyễn Tôn Khoa và em Phạm Minh Tân. Nhận được hung tin từ Minh Tân lúc 3 giờ 26 phút, tôi vội vã chạy vào bệnh viện. Sau đó, các võ sư, HLV Nguyễn Văn Nhàn (đi cùng Tấn Trung), Trần Đa, Nguyễn Văn Vang, Nguyễn Hoàng Minh Vũ, Nguyễn Ngọc Phước, em Hiếu (vệ sĩ đang làm việc tại bệnh viện) cũng lần lượt có mặt… Một số võ sư khác (Trần Văn Mỹ, Võ Văn Tuấn, Phạm Thành Nam…) đến thẳng Tổ đường để cùng vợ chồng thầy Sen chuẩn bị đón Thầy về cũng như quan hệ với đơn vị mai táng để lo hậu sự. Trong thời gian này, quý thầy có trách nhiệm liền báo tin cho nhiều nơi trong và ngoài nước. Riêng tôi đã gọi điện báo tin cho võ sư Lư Quang Đức ở Nha Trang (đồng thời nhờ thầy Đức báo tin cho các võ sư, HLV trưởng khu vực miền Trung Việt Nam), Nguyễn Văn Hiếu (Q.8, TP.HCM) và Võ Danh Hải đang ở Jakarta, Indonesia. Khoảng hơn 4 giờ, thầy Diệp Khôi (Australia) tình cờ gọi về cho thầy Khoa nên cũng biết được tin buồn…

    Sau khi thầy Trần Đa hoàn tất các thủ tục xuất viện, võ sư Nhàn, em Minh Tân và Hiếu (vệ sĩ) đi cùng xe cứu thương đưa Thầy về đến Tổ đường vào khoảng hơn 6 giờ ngày 27-9…

    Ngay sáng hôm đó, trong phiên họp Hội đồng Thể thao Đông Nam Á ở thủ đô Jakarta (Indonesia), các đại biểu đã thống nhất đưa Vovinam vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 vào tháng 11-2011 với 16 bộ huy chương (10 bài thi quyền, 6 hạng cân thi đấu đối kháng cá nhân). Tiếc thay! Thầy không kịp chia sẻ tin vui to lớn này. Như vậy, sự ra đi vĩnh viễn của Thầy có thể xem như đã khép lại một chu kỳ phát triển tốt đẹp và mở ra một trang sử mới cho Vovinam-Việt Võ Đạo.

    Môn sinh Nguyễn Hồng Tâm

    Chú thích ảnh:


    Chưởng môn Lê Sáng và các tân khoa Hồng đai tại Việt Nam (15-5-2010)


    Đang chờ đưa Thầy trở về Tổ đường, rạng sáng ngày 27-9-2010 (1)


    Đang chờ đưa Thầy trở về Tổ đường, rạng sáng ngày 27-9-2010 (2)
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #22
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Bút tích và di ảnh cuối cùng

    Khoảng hơn 9 giờ ngày thứ Bảy 18-9-2010, khi tôi đến Tổ đường thì thấy Thầy đang tiếp võ sư Cao Hải Thanh Trung (Vovinam Hamburg, CHLB Đức) về nước ngày hôm trước để vấn an Thầy. Cùng ngồi trò chuyện, nhưng Thầy khan tiếng nên thỉnh thoảng tôi phải lắng tai nghe Thầy nói rồi lặp lại cho Thanh Trung. Khi Thanh Trung trình một bìa sơ mi cứng có dán ảnh và chữ ký của mấy chục môn sinh Hamburg cầu chúc Thầy mau khỏe mạnh, Thầy rất vui. Đối với Thanh Trung, dù đây mới gặp mặt lần đầu tiên, nhưng tôi và Trung đã gặp “qua trang giấy”, bởi Thanh Trung là người chuyển ngữ bài “Thầy tôi nay đã 90” của tôi từ tiếng Việt sang tiếng Đức hồi tháng 11-2009 nhân dịp mừng Thầy thượng thọ (90 tuổi).

    Lúc đến thăm Thầy, tôi có mang theo bài “Câu chuyện trưa thứ Bảy”. Tôi viết bài này từ ngày 03-7, nhưng thấy Thầy không khỏe nên hôm nay mới trình (có võ sư Thanh Trung chứng kiến và cùng nghe đọc). Sau đó, được sự đồng ý của Thầy, Thanh Trung đã chụp riêng Thầy 1 bức ảnh rồi nhờ em Phạm Minh Tân bấm máy chụp 2 bức ảnh lưu niệm chung cả 3 người: Thầy ngồi giữa, Thanh Trung và tôi ngồi 2 bên vào lúc 9 giờ 46 phút và 9 giờ 47 phút.

    Một lát sau, Thanh Trung xin phép ra về, tôi mới xin chữ ký Thầy phía dưới bài viết để kỷ niệm. Lòng tôi thật xúc động khi nhìn Thầy ký và nắn nót ghi cả tên mình. Thầy còn bảo tôi lấy kẹo hoặc bánh trong phần quà Thanh Trung mang đến biếu Thầy để mang về nhà “vì Thầy không dùng được nhiều”. Thấy tôi còn chần chừ, Thầy bảo thêm lần nữa nên tôi lấy một gói bánh nhỏ cất vào túi xách và không quên cám ơn Thầy. Thấy Thầy có vẻ mệt, tôi cùng em Minh Tân đưa Thầy vào phòng nghỉ và từ giã. Tôi có hỏi em Tân đã mua thuốc trị khan tiếng cho Thầy chưa, Tân trả lời lát nữa thầy Sen mang lên…
    Như vậy, đối với tôi, chữ ký và chữ viết tên Lê Sáng của Thầy trong bài “Câu chuyện chiều thứ Bảy” có thể được xem là thủ bút cuối cùng của Thầy, và bức ảnh Thầy chụp chung với võ sư Thanh Trung và tôi cũng có thể xem là di ảnh cuối cùng lúc Thầy còn tỉnh táo.

    Sáng ngày 28-9, tôi đã gửi tặng 2 bức ảnh trên cho võ sư Nguyễn Văn Nhàn và anh Vũ Khắc Tuấn (trưởng nam của cô Lê Thị Xuất, em gái kế của Thầy) trong dịp anh Tuấn cùng các em vào TP.HCM thọ tang Thầy. Và tối ngày 7-10, tôi cũng gửi tặng cô Hoài Hương (em gái út của Thầy) 2 bức ảnh trên, trước khi cô trở về Mỹ vào sáng hôm sau (08-10).

    Môn sinh Nguyễn Hồng Tâm

    Chú thích ảnh:


    -Chưởng môn Lê Sáng (giữa), Cao Hải Thanh Trung (phải) và Nguyễn Hồng Tâm lúc 9 giờ 47 phút ngày 18-9-2010 tại Tổ đường


    -Câu chuyện trưa thứ Bảy
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #23
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    LỄ TUẦN CHUNG THẤT CỦA VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG
    & LỄ RA MẮT HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN MÔN PHÁI

    Vào lúc 10h sáng ngày 14/11/2010, tại lầu 3 sân thượng của Tổ Đường Môn Phái VoViNam-Việt Võ Đạo số 31 Sư Vạn Hạnh-Q10 đã long trọng tổ chức buổi Lễ tuần chung thất của Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng và Lễ ra mắt Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái ( HĐVSCQMP ).

    Sau khi mọi người ổn định trật tự thì Lễ cúng thất bắt đầu : HĐVSCQMP lên dâng hương và sau đó tất cả mọi người cùng quỳ lạy trước bàn thờ Tổ và Thầy Chưởng Môn Lê Sáng.

    Kế tiếp, Võ sư Nguyễn Văn Sen lên đọc tiểu sử ‘‘ Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng người kế nghiệp xuất sắc của Sáng Tổ Nguyễn Lộc để mọi người cùng tưởng nhớ lại : ‘‘ Một cuộc đời võ nghiệp vĩ đại - Người Thầy khả kính đã vĩnh viễn rời xa chúng ta ’’…

    Trong bầu không khí trang nghiêm đầy thiêng liêng ấy, mọi người cùng cuối đầu ‘‘ Một phút mặc niệm ’’ tưởng nhớ công đức to lớn của Người Thầy kính yêu – Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng.

    10h30 : Võ sư Nguyễn Tôn Khoa lên tuyên bố lý do và giới thiệu Quý Đại Biểu và thành phần tham dự : Đại diện Liên Đoàn VoViNam Việt Nam & Thế Giới, Quý Võ sư – Huấn luyện viên thuộc các đơn vị trong và ngoài nước…

    Sau khi Võ sư Nguyễn Tôn Khoa đọc Quyết định thành lập HĐVSCQMP thì Võ sư Nguyễn Văn Tuấn lên đọc Quy chế của HĐVSCQM đã được thông qua và ấn ký bởi Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng lúc sinh thời còn sáng suốt…, đặc biệt nhấn mạnh đến ‘‘ Ba mục đích và Năm tôn chỉ của Môn phái đã đề ra và chịu trách nhiệm chung…

    Tiếp theo, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu có đôi lời phát biểu và hứa sẽ làm tròn trách nhiệm được giao…

    Nhân dịp này, Ông Lê Quốc Ấn ( Chủ tịch Liên Đoàn VoViNam Việt Nam – Phó chủ tịch Liên Đoàn VoViNam Thế Giới - cũng chia sẽ những tâm tư, tình cảm đặc biệt với Môn phái và hứa sẽ không ngừng hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển chung của Môn phái trên tinh thần thân ái, đoàn kết…và sau đó Ông Lê Quốc Ân đã tặng hoa danh dự cho HĐVSCQMP.

    11h30 : tất cả mọi người được mời xuống lầu 1 dự bữa cơm thân mật nhân tuần chung thất của Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng.

    12h : Lễ tuần chung thất của Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng theo nghi tức Phật Giáo được các Sư Thầu chủ trì và kết thúc lúc 12h30.

    Theo quan niệm của Đạo Phật : trong 49 ngày sau khi mất thì hương hồn của người quá cố vẫn còn quanh quẩn ở nhà. Sau đó sẽ được sẽ được siêu thoát về miền cực lạc…

    Thầy ơi ! Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà đã 49 ngày rồi kề từ cái ngày đau đớn Thầy trở về với cát bụi, không ngày nào chúng con không nghĩ về Thầy…


    Cũng vì thời gian và điều kiện khách quan không cho phép : nhân đây tập thể Anh chị em trong Công ty WWW.DECOMAYA.COM của con cũng đã hoàn thành bức tượng bán thân nho nhỏ kính dâng Thầy ‘‘ Một thần tượng vĩ đại ’’ của mọi Môn đồ VoViNam-Việt Võ Đạo chân chính..,đã đi vào lịch sử Môn phái.

    Kính cầu mong hương hồn Thầy siêu thoát, an nghỉ bình yên bên Sáng Tổ và phù hộ, độ trì cho Môn phái luôn đoàn kết tốt, vững bền tiến xa… !!!

    Sài Gòn, 3h sáng ngày 16/11/2010
    Môn đồ Lê Văn Hùng


    FETE COMMEMORALE DE 49 JOURS APRES LA MORT DE MAITRE PATRIACHE LE SANG & FETE DE PRESENTATION DU CONSEIL DE GESTION DES MAITRES

    Selon la conception de la Religion de Bouddhisme : Pendant 49 jours après la mort , le manes de défunt reste encore au tour de la maison. Et puis, il sera attendu le salut au Paradis bouddhique.

    Maitre ! Le temps passe trop vite, il est déjà 49 jours lors du jour douloureux de votre retour à la poussière, nous Vous pensons tous les jours.

    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    http://www.vovinamus.com/news/vn/mod...cb1d089e170f04

    C’est aussi avec le temps et la condition objective qui ne nous permettent pas : pour cette occassion, l’ensemble du personnel de mon Société WWW.DECOMAYA.COM a fini Votre petit buste à Vous présenter avec recpect « Une Grande Idole » de tous les disciples authentiques de VoViNam-Việt Võ Đạo…,entré dans l’histoire de l’Ecole.

    Espérant souhaiter avec respect Votre manes sauvé qui repose en paix à coté du Maitre Fondateur , protège et aide par une impulsion surnaturelle pour notre Ecole en bonne solidarité et avancée en stable… !!!

    SaiGon, à la nuite blanche du 15 /11/2010
    Disciple Lê Văn Hùng


















    Tất cả những bài viết về Thầy được lưu trử tại đây:
    http://www.vovinamus.com/forum/showt...7045#post87045

    Tất cả hình ảnh về Video tang lễ cố võ sư Chuuởng Môn được Admin của Thư viện Vovinam đưa lên youtube toàn bộ, xin bấm vào đây để xem:
    http://www.vovinamus.com/forum/showthread.php?t=13593
    thay đổi nội dung bởi: phi, 11-17-2010 lúc 04:34 PM
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  4. #24
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Những tháng ngày khó quên



    1. Trong 5 lần Thầy điều trị nội trú ở bệnh viện, nhiều võ sư, HLV, môn sinh Vovinam đã luân phiên trực để chăm sóc Thầy theo phân công của Văn phòng Môn phái. Lúc đầu chỉ có 10 người thuộc nhóm giúp việc mà Thầy đã chọn khi còn khỏe mạnh là các võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Nguyễn Văn Vang, Trần Văn Mỹ, Nguyễn Chánh Tứ, Nguyễn Tôn Khoa, Võ Văn Tuấn, Trần Đa, Nguyễn Văn Hiệp và tôi. Mỗi phiên trực có 1-2 người trực trong khoảng 3 giờ. Sau này mới tăng cường thêm các võ sư Mai Văn Hiệp, Diệp Thanh Long, Trần Trung Sơn (trực đêm tháng 5 và 6), Lê Huy Hoàng, Lê Hữu Phẩm, Lê Văn Hùng, Võ Đình Hiếu, Lê Nguyễn Hùng Long, Lê Nguyễn Hùng Quân…

    Những tháng đầu, thỉnh thoảng thầy Khoa và cô Võ Thị Diễm Thúy (vợ thầy Sen) cũng tham gia trực đêm. Riêng bác sĩ Võ Quốc Trung thì lo liên hệ với bác sĩ điều trị để biết bệnh tình, sức khỏe của Thầy rồi trao đổi lại với chúng tôi.

    Thật cảm động khi có những anh em không phải là môn sinh Vovinam nhưng vẫn tiếp tay cùng chúng tôi chăm sóc Thầy bằng tất cả tấm lòng quý mến như: anh Lê Minh Quyền (chồng của cựu môn sinh Nguyễn Ngọc Phước) và anh Nguyễn Tấn Trung. Anh Minh Quyền đã trực đêm tại bệnh viện khi Thầy nằm viện lần 1 và 2, còn anh Tấn Trung đã phụ với vợ chồng thầy Sen chăm lo việc ăn uống, vệ sinh từ lúc Thầy nằm viện lần đầu (cuối tháng 1-2010) đến lần cuối và cả những lúc về ở Tổ đường, như một người cháu ruột thịt.
    Những ngày đó, tôi đã gặp nhiều võ sư, HLV, môn sinh Vovinam ở các tỉnh xa (Trần Tấn Vũ, Lư Quang Đức, Nguyễn Văn Lượm, Hoàng Tiến Đăng, Phan Minh Thanh, Phạm Đình Chương, Nguyễn Đắc Trình, Mã Thị Ngọc Liêng…) và nước ngoài (Nguyễn Thế Hùng, Diệp Khôi, Trang Phước Đức, Lương Thuận Vui, Tân Rousset…) đến thăm Thầy… Trong thời gian thực tập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, em Nguyễn Thị Ngọc Hân (sinh viên Y khoa, con gái cô Nguyễn Thị Phụng - Hà Tiên) cũng thường xuyên ghé thăm Thầy. Cứ cách vài hôm, thường vào khoảng 20 đến 21 giờ Việt Nam, tôi lại nhận được điện thoại của võ sư Diệp Khôi (Australia); thỉnh thoảng, võ sư Lê Thanh Liêm, Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Đông cũng từ Mỹ gọi về thăm hỏi sức khỏe của Thầy…

    Lo lắng cho sức khỏe của Thầy, võ sư Nguyễn Văn Nhàn (người xem Thầy như nghĩa phụ) từ Đức về TP.HCM hồi đầu tháng 5-2010 để phụ chăm sóc Thầy và mới trở lại Đức hôm 10-10. Thông thường, khoảng 15 giờ 30, võ sư Nhàn đến bệnh viện (hoặc Tổ đường) ở với Thầy cho đến 20-21 giờ mới về. Trong dịp hè, vợ con võ sư Nhàn cũng về nước để thăm Thầy.

    Có một hôm, 2 cô Dương Thị Hồng và Nguyễn Thị Huệ - môn sinh trước năm 1975 ở võ đường Hoa Lư đến thăm Thầy. Gặp lúc trong người Thầy không được khỏe nên nói hơi to tiếng. Hai cô vội bước ra ngoài. Thầy Khoa và tôi e ngại hai cô buồn, nhưng một trong hai cô đã vội nói:
    - “Thầy nói to tiếng chứng tỏ Thầy còn khỏe, tụi em mừng, các anh đừng lo!”, nghe sao giống như một truyện nào đó trong Nhị thập tứ hiếu mà hồi nhỏ tôi từng được học.

    2. Người xưa từng nói:
    Dữ quân nhất dạ thoại
    Thắng độc thập thiên thư
    (tạm dịch: Được hầu chuyện một đêm, hơn 10 năm đọc sách)

    So sánh thường khập khiễng, nhưng trong thời gian được phụ giúp các võ sư cấp cao chăm sóc cho Thầy, tôi mới học hỏi thêm nơi Thầy rất nhiều điều đồng thời nhận được nơi Thầy không ít lời khuyên bảo chân tình và sâu sắc.

    Suốt hành trình từ trẻ đến khi già yếu, mục tiêu tối thượng và duy nhất của Thầy là phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo. Trong 8 tháng Thầy trị bệnh, tiền bạc các nơi gửi biếu Thầy, Thầy đều đưa cho thầy Tôn Khoa để chuyển lại thầy Trần Đa vào sổ quỹ rồi cất giữ. Dù vậy, Thầy vẫn không quên dặn dò: “Tuy số tiền đó gửi về chăm lo sức khỏe cho Thầy, nhưng môn phái có việc gì cần thì các con hội ý rồi chi dùng”. Và cũng vì tận tụy với môn phái nên Thầy phân minh giữa “chuyện riêng và chuyện chung”: “Những người tuy không ở gần Thầy, không chăm lo cho Thầy nhưng tận tâm, tận lực phát triển môn phái thì Thầy vẫn quý, còn ở gần Thầy mà chẳng làm được gì cho môn phái thì Thầy chỉ thương mà thôi”.

    Nhắc đến những sư đệ đã quá vãng hoặc đang ở phương xa, Thầy luôn khẳng định công lao to lớn của quý thầy Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng… trong công cuộc phát triển môn phái. Thầy cũng không quên những đóng góp của các võ sư trong Ban chấp hành Môn phái trước đây. Thầy nói: “Nếu không có sự trợ lực của những thầy ấy thì Thầy cũng khó lòng mà phát triển môn phái mạnh mẽ trong giai đoạn 1964-1975…”. Hồi năm 2009, trước khi tổ chức Lễ tưởng niệm thầy Huy Phong và thầy Mạnh Hoàng tại Tổ đường, Thầy nhắc: “Sắp tới, các con cũng phải tổ chức Lễ tưởng niệm thầy Trịnh Ngọc Minh như thế nhé!”.

    Nghe tin võ sư này, võ sư nọ sắp sửa nghỉ hưu, Thầy vừa cười vừa bảo (đại ý): “Làm việc cho Nhà nước thì có nghỉ hưu, nhưng làm việc cho môn phái thì không có nghỉ hưu! Sau này các con lớn tuổi thì trở thành “trưởng lão”, làm cố vấn cho đàn em. Mình phải sắp xếp cho có trên, có dưới đàng hoàng…”.

    Thấy chúng tôi thường xuyên ra vào bệnh viện, Thầy nói: “Thầy bệnh, các con chăm sóc Thầy chừng 1-2 tháng thì còn thú vì được trả ân trả nghĩa cho Thầy, chứ kéo dài lâu quá thì các con cũng chán! (cười)… Thế nên, Thầy chỉ mong mình sống khỏe chứ không mong sống thọ mà lại đau bệnh kéo dài thì chỉ làm các con vất vả mà lại chẳng có thời gian lo cho môn phái”.

    Bản tính Thầy không muốn làm phiền mọi người. Dẫu đang bệnh, nhưng việc gì làm được thì tự tay Thầy làm lấy, từ chuyện vệ sinh cá nhân đến ăn uống và đi đứng. Ai làm giúp cho Thầy việc gì, Thầy không bao giờ quên ba chữ “Cám ơn con (chú, cô)”. Nhiều võ sư, thân hữu mang quà đến tận bệnh viện, Thầy nhận nhưng trong lòng không vui lắm vì “Thầy bệnh, ăn uống chẳng được bao nhiêu, đi đứng đã tốn kém, quà cáp lại càng tốn kém thêm”.

    3. Những lúc trong người khỏe khoắn, Thầy thường nhắc chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện xưa, chuyện nay rồi lại quay về chuyện môn phái và từ đó giúp tôi hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống. Chẳng hạn như Thầy nói (đại ý): “Muốn làm được việc lớn thì phải có tham vọng, không có tham vọng thì chẳng làm nên đại sự vì không chịu đựng nổi gian khổ. Tuy nhiên, tham vọng đó phải nhằm mục đích hiến ích cho môn phái, cho xã hội và nhân loại chứ tham vọng đó chỉ cốt thỏa mãn danh lợi cá nhân và gia đình thì hỏng”.
    Thầy cũng khuyên tôi nên nhũn nhặn và đừng bao giờ tự cho mình là đúng, Thầy nhấn mạnh: “Mình đúng thì người khác sai à! Muốn làm việc cho môn phái thì con cần khéo léo, nhường nhịn, hòa thuận với anh em”. Lời khuyên này, ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng khi thực hiện thì chẳng dễ dàng gì! Ngay từ lúc chưa lâm bệnh, Thầy vẫn thường nhắc anh em nên làm việc trên tinh thần dân chủ: “Việc gì mà đa số các con trong nhóm đã bàn và thống nhất thì Thầy đồng ý, nhỡ có sai thì cùng nhau sửa chữa chứ Thầy không phiền trách”.

    Thầy vào đời sớm, nhưng với ý chí, nghị lực mạnh mẽ cùng tinh thần kiên trì tự học, tự rèn nên kiến thức của Thầy rất sâu rộng. Dù vậy, bản tính Thầy vẫn rất khiêm tốn. Khoảng năm 1998, tôi xin phép viết về cuộc đời Thầy, Thầy bảo: “Đừng viết nhiều con nhé! Thầy còn sống, phải khiêm tốn”. Được Thầy đồng ý, tôi viết bài “Đôi nét về võ sư Chưởng môn Lê Sáng”. Đọc qua, Thầy nói: “Được đấy, viết như vậy là đủ rồi”. Bài viết đó được đăng lần đầu tiên trên Vovinam News, và theo đề nghị của tôi, tên tác giả ghi chung là Ban Nghiên cứu Việt Võ Đạo. Từ bài viết trên, tôi bổ sung, chỉnh sửa dần để trở thành bài “Chưởng môn Lê Sáng - người kế nghiệp xuất sắc của Sáng tổ Nguyễn Lộc” in nơi đầu tập ghi chép này. Tôi ước mong, Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái sẽ sớm có kế hoạch biên soạn tiểu sử Thầy đầy đủ hơn, đàng hoàng hơn đồng thời sưu tập những tác phẩm (thơ, văn) của Thầy để phổ biến trong nội bộ và xuất bản khi có điều kiện.
    Về thành phần Hội đồng võ sư Chưởng quản và Hội đồng võ sư Tương trợ hải ngoại mới hình thành, Thầy cho biết: “Đây là những võ sư làm nền ban đầu cho các tổ chức mới của môn phái. Sau này, tùy theo tình hình mà có thể bổ sung các võ sư khác để cùng chung vai gánh vác công việc môn phái. Sống và làm việc thì phải biết thời thế”. Trong công tác lãnh đạo, Thầy cũng nêu kinh nghiệm: “Song song với việc hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới thực hiện đường lối chung, mình còn phải mang đến cho họ quyền lợi thì họ mới tuân phục. Mình mà cứ khó dễ với cấp dưới mãi mà cũng chẳng mang lại cho người ta lợi lộc gì thì ai mà theo mình!”; hoặc “Là Chưởng môn, Thầy không bao giờ thủ đoạn với ai cả, nhưng Thầy cũng đủ bản lĩnh không cho phép bất cứ ai thủ đoạn với Thầy”.
    Sẽ thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến chữ hiếu của Thầy. Còn nhớ hồi đầu thập niên 1990, Thầy có đưa cho tôi xem những bức thư Thầy viết về cho mẹ trong khoảng thời gian xa nhà mà gia đình còn lưu lại. Đọc những câu đại ý “Con chỉ muốn về sớm để được quỳ bên gối mẹ và hầu mẹ…”, tôi rất cảm động. Nhưng đó đâu là lời nói suông. Nhiều vị võ sư rất trân trọng khi nhìn thấy Thầy phụng dưỡng mẹ hằng ngày. Lúc cụ bà bệnh, tôi có đưa một lương y đến xoa bóp, bấm huyệt cho cụ bà. Nhiều lần chứng kiến Thầy gọt từng quả cam, quả táo, bưng từng ly nước cho cụ bà…, lương y đó đã nói với tôi: “Hiếm có người chăm sóc mẹ chu đáo như thầy của anh”.
    ***
    Tuy chúng tôi rất cố gắng chăm sóc Thầy, nhưng cũng không thể được như mong muốn. Dù vậy, anh em cũng được một chút an ủi. Võ sư Trần Đa kể lại: “Tôi thấy các bác sĩ, y tá bệnh viện Nguyễn Tri Phương rất quan tâm chữa trị cho Thầy nên có gửi chút quà mọn để tỏ lòng cám ơn. Tuy nhiên, các cô ý tá không nhận mà còn nói: “Tụi em rất cảm động khi thấy các anh luân phiên nhau vào đây chăm sóc thầy của mình. Trong lúc có một số người có con cái đàng hoàng nhưng họ đưa cha mẹ vào đây rồi phó mặc cho tụi em. Việc làm của các anh rất đáng cho tụi em học hỏi để sau này chăm sóc cha mẹ tốt hơn. Tụi em không dám nhận quà của các anh đâu!”.

    Thời gian vẫn lặng lẽ trôi đi, nỗi buồn nào rồi cũng sẽ dần dần nguôi ngoai. Nhưng đối với một môn sinh già như tôi, khoảng thời gian được phụ giúp quý võ sư cấp cao chăm sóc cho Thầy là những kỷ niệm rất khó quên…

    Môn sinh Nguyễn Hồng Tâm

    Chú thích ảnh:


    -Võ sư Tân Rousset thăm Chưởng môn Lê Sáng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (06-8-2010)


    -Các môn sinh “nhí” quây quần cùng Sư ông (11-2009)


    -Tuy phải chống chọi với bệnh tật, nhưng Chưởng môn Lê Sáng vẫn lạc quan, vui tươi (25-5-2010)


    -Chưởng môn Lê Sáng trò chuyện cùng võ sư Lương Thuận Vui (09-8-2010) tại Tổ đường
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  5. #25
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    HƯỚNG VỀ NGƯỜI



    Hướng về phương trời Nam
    Mịt mùng mây xa thẵm
    Lòng ngậm ngùi nhớ , tiếc
    Một bóng hình thân thương
    Đã theo về cõi Phật
    Cùng Sáng Tổ vân du
    Để lại trọn cuộc đời
    Cho hậu thế noi gương
    Vững vàng trãi bốn phương
    Màu trùng dương xanh biếc
    Khắp năm châu soi đường
    Nhân võ đạo vững tiến
    Tay thép - tim từ ái

    Hướng về phương trời Nam
    Mịt mùng mây xa thẵm
    Cung tiễn người đi xa
    Để lại đời sáng chói
    Thuận thiên nhân hòa ái
    Cuộc cách mạng tâm thân
    Còn lưu danh muôn thửơ
    Giọt lệ nào nuối tiếc
    Bóng hình nào không phai
    Trong trái tim hậu thế

    Dẫu người đã đi xa
    Nhưng thanh thản đâu đây
    Vẫn trong từng môn sinh
    Còn người như ánh Sao
    Có người như ánh đuốc
    Khắp trời Vovinam

    Hướng về phương trời Nam
    Bài tập luôn ghi nhớ
    Cương nhu cùng phối triển
    Một phát triển thành ba
    Tâm luôn là võ đạo
    Thấm nhuần trong tri thức
    Giúp ích đời , nhân loại
    Giờ Thầy đã đi xa
    Nén hương lòng tôn kính
    Dâng lên Thầy trọn kiếp

    Hướng về phương trời Nam
    Trái tim dầu nhỏ bé
    Chung nhau cùng xây đắp
    Vững nghiệp đồ mai sau
    Vovinam - Việt võ đạo
    Nhớ ơn người muôn thưở
    Thầy chưởng môn LÊ - SÁNG
    Dành trọn cả cuộc đời
    Môn phái mãi tồn vinh

    KÍNH DÂNG LINH HỒN
    Thầy Chưởng Môn LÊ - SÁNG


    Mặc dầu chỉ được gặp Thầy võn vẹn 4 lần, mỗi lần gặp , thưa chuyện cùng Thầy không quá 30 phút , nhưng âm thanh phát ra từ gịong nói nhẹ nhàng , ngọt ngào như sưởi ấm lòng người môn sinh bên trời Âu xa xăm mà chưa bao giờ được kề bên và chăm sóc cho người , Thầy luôn luôn khuyên bảo , nhắc nhở môn sinh cùng các bậc Thầy tiền bối và cùng các võ sư , Huấn Luyện viên , môn sinh khắp nơi chung sức, chung lòng vượt mọi khó khăn, gian nan , thử thách hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng nhằm xiển dương môn phái mà Sáng Tổ giao cho . Là người kế nghiệp , Thầy nguyện mang hết tâm huyết cùng các môn đồ thân yêu phát huy tinh hoa môn phái không những chỉ ở quê hương Việt Nam nhỏ bé , mà vươn rộng , bay khắp trời xa bao la , kết hợp với các dân tộc trên thế giới làm sao cùng nhau hiểu được và cùng gánh vác xây dựng , phát huy truyền thống tốt đẹp , tính nghệ thuật , tính nhân bản của môn phái nói riêng và của nền võ thuật dân tộc Việt Nam nói chung.

    Lời người còn đó , Nhưng nay mai khi mỗi chuyến về thăm quê hương , bước đến Tổ đường chắc sẽ không bao giờ gặp lại được người Thầy thân yêu mà cả đời Thầy hy sinh cuộc sống riêng mình để dành trọn cho môn phái . Cãm kích và tri ân trước sự hy sinh cao cả đó của Thầy , mặc dầu không phải là thi sĩ nhưng bài thơ nầy chứa đựng tấm lòng tôn kính Thầy của cá nhân cũng như của tất cả môn sinh khắp nơi trên Thế giới đều kính ngưỡng hướng về người Thầy thân yêu như một vì Sao sáng trên bầu trời Vovinam- Việt Võ Đạo bao la.

    Nén hương lòng xin dâng lên người và giữ mãi bên mình hình ảnh Thầy Chưởng Môn LÊ - SÁNG trên bước đường trao dồi , luyện tập , học hỏi, phát triển và quảng bá Vovinam- Việt Võ Đạo.

    Frankfurt am Main CHLB Đức , ngày 30.10.2010
    Môn sinh BÙI- HÙNG- SƠN ( Chuẩn hồng đai )
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  6. #26
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Trang trọng lễ tang

    1. Trong thời gian chờ tiến hành lễ nhập quan, tuy vắng võ sư Nguyễn Văn Chiếu do phải cùng võ sư Võ Danh Hải đi dự họp Hội đồng Thể thao Đông Nam Á tại Jakarta (Indonesia), các võ sư còn lại trong Hội đồng Chưởng quản đã họp và thành lập Ban Lễ tang Chưởng môn Lê Sáng gồm có:

    Trưởng ban: võ sư Nguyễn Văn Chiếu
    Phó trưởng ban: võ sư Nguyễn Văn Sen
    Trưởng tiểu ban Điều hợp: võ sư Nguyễn Tôn Khoa
    Trưởng tiểu ban Tiếp tân: võ sư Trần Văn Mỹ
    Trưởng tiểu ban Nghi lễ: võ sư Nguyễn Văn Vang
    Trưởng tiểu ban Lễ văn: võ sư Võ Văn Tuấn
    Trưởng tiểu ban Trật tự: võ sư Lại Văn Thám


    2. Suốt cuộc đời Thầy đã hy sinh và cống hiến trọn vẹn cho môn phái nên Ban Lễ tang đã mặc võ phục và mang đai Chưởng môn cho Thầy trước lúc nhập quan. Nhiều võ sư, HLV, môn sinh đã lần lượt quỳ bên Thầy để được gần người lần cuối… trong lúc Nguyễn Thị Thanh (vợ võ sư Chiếu) cũng vừa khóc vừa “trang điểm” cho Thầy. Theo lời dặn dò của Thầy, tang lễ được tiến hành theo nghi thức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đông đảo thân nhân, võ sư, môn sinh và thân hữu đã có mặt trong lễ nhập quan (lúc 10 giờ ngày 27-9-2010 tại tầng 1 Tổ đường): Nguyễn Văn Vang, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn Chánh Tứ, Nguyễn Tôn Khoa, Võ Văn Tuấn, Trần Đa, Mai Văn Hiệp, Trần Văn Phước, Nguyễn Văn Hoàng, Phạm Thành Nam, Lưu Thăng, Giang Quân Thiêm, Trần Thế Cường, Lại Văn Thám, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Kim Trọng, Khâu Thanh Danh, Lê Ngọc Sơn, Trần Trung Sơn, Phạm Thị Kim Phiên, Lê Đình Phước, Samuel Nguyễn, Frederic, Hồ Tấn Anh, Lê Hoàng Ngân, Mã Thị Ngọc Liêng, Trần Ngọc Tuyết, Phạm Ngọc Thành, Thiều Thị Tân, Nguyễn Ngọc Phước, Lê Thế Hiển, Nguyễn Thị Ngọc Hân...

    3. Bốn võ sư Nguyễn Văn Vang, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen và Võ Văn Tuấn cầm nến đứng ở 4 góc quan tài. Võ sư Nguyễn Văn Nhàn nâng đầu Thầy và cùng các nhân viên mai táng đưa Thầy vào yên vị trong quan tài trong sự tiếc thương vô hạn… Sau lễ nhập quan, hai bên linh cữu Thầy luôn luôn có 2 võ sư hoặc HLV thuộc Hội Việt Võ Đạo TP.HCM mặc võ phục đứng hầu. Trong lễ phát tang, võ sư Nguyễn Văn Nhàn mặc trọn bộ tang phục của một hiếu tử. Các võ sư, HLV, môn sinh khác (áo sơ mi trắng hoặc võ phục) mang khăn tang trắng (giữa khăn tang có phù hiệu môn phái)… Buổi chiều cùng ngày, từ Hà Nội, võ sư Đặng Bảy - người anh em kết nghĩa với Thầy vào viếng tang và 4 người cháu - con của em gái kế của Thầy là Lê Thị Xuất cũng vào chịu tang cho bác (cậu). Đến trưa 30-9-2010, cô Hoài Hương cũng từ Mỹ kịp bay về thọ tang anh.
    Ngay sau khi được phân công, Tiểu ban Lễ văn đã phối hợp với Văn phòng Môn phái soạn thảo thông báo (thay cáo phó), ảnh chân dung (do quý thầy trong Hội đồng võ sư Chưởng quản chọn) và một bài viết tóm tắt về cuộc đời Thầy để gửi đến các tổ chức Vovinam-Việt Võ Đạo trên toàn thế giới. Chuẩn bị cáo phó đăng trên 3 nhật báo có số phát hành cao nhất tại TP.HCM: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Bên cạnh đó, võ sư Võ Văn Tuấn còn lo chấp bút bài điếu văn cho Hội đồng võ sư Chưởng quản.
    Trước câu hỏi về chuyện phúng điếu của các tập thể, cá nhân môn sinh Vovinam trong và ngoài nước, các võ sư Nguyễn Văn Sen, Nguyễn Văn Vang, Trần Văn Mỹ, Nguyễn Chánh Tứ, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Tôn Khoa và Trần Đa đã hội ý và quyết định: Thầy sống đơn thân, cô Hoài Hương lại ở xa nên không nhận phúng điếu, còn các tập thể, cá nhân môn sinh Vovinam trong và ngoài nước muốn đóng góp thì đưa Quỹ phát triển môn phái.
    4. Từ sự hỗ trợ của Tiểu ban Lễ văn và sự chủ động của các tổ chức Vovinam, đến chiều ngày 27-9-2010 (giờ Việt Nam), rất nhiều mạng (website), đài phát thanh trong và ngoài nước đều đưa tin buồn, tiểu sử Thầy, hình ảnh lễ nhập quan…

    Sáng 28-9-2010, các báo Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thể Thao Hàng Ngày đều đăng cáo phó. Bên cạnh đó, một số báo khác đã đăng tin hoặc bài viết về cuộc đời Thầy như: “Ngôi sao Bắc đẩu Vovinam đã tắt” (Thiện Tâm; Sài Gòn Giải phóng Thể Thao, 28-9-2010) Võ sư Lê Sáng - Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo qua đời (Vũ Hùng-Hồng Long; Lao Động; 28-9-2010)…Từ Indoesia trở về, võ sư Võ Danh Hải đã kể lại những kỷ niệm và gửi gắm tình cảm tiếc thương Thầy trong bài “Nén hương dâng Thầy…” cùng Thư chia buồn của ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam - trên báo Thể Thao Hàng Ngày (30-9-2010). Ngày 13-10-2010, Tường Vũ viết bài Một đời Việt Võ Đạo trên Tiền Phong Online… Sau lễ tang Thầy, cảm tạ của Ban Lễ tang được đăng trên báo Thể Thao Hàng Ngày và Sài Gòn Giải Phóng.

    Theo sắp xếp của Tiểu ban Tiếp tân và Tiểu ban Nghi lễ, các cá nhân đến viếng tang thì đi thẳng lên tầng 1 để thắp hương. Các tập thể đến viếng tang sẽ điền tên đơn vị vào phiếu đăng ký và viết lời chia buồn… vào Sổ tang tại bàn đặt ngay cửa ra vào tầng trệt do võ sư Nguyễn Ngọc Hải (Vovinam Q.8, TP.HCM) và môn sinh Lê Thế Hiển (Văn phòng Liên đoàn Vovinam Việt Nam) luân phiên phụ trách. Sau khi Ngọc Hải hoặc Thế Hiển xướng danh đơn vị, các môn sinh trực đưa lẵng hoa tươi, hoặc hoa cườm hoặc khay trái cây đồng thời hướng dẫn khách lên tầng 1. Gia quyến và các võ sư trực hướng dẫn khách lần lượt thắp hương trước bàn thờ Phật, linh cữu rồi đi một vòng quanh linh cữu Thầy… Trong thời gian tang lễ, từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm không ngớt người ra vào viếng tang Thầy.

    Bên cạnh mời nhà sư tụng kinh cúng cơm, mỗi buổi tối, các anh chị Diệp Khôi, Nguyễn Ngọc Quyền, Lê Thị Kim Liên, Mã Thị Ngọc Liêng, Nguyễn Thị Phụng, Trần Ngọc Tuyết… đều quỳ đọc kinh trước bàn thờ Phật và linh cữu để cầu nguyện cho vong linh Thầy sớm được siêu thoát nơi miền cực lạc.

    5. Lúc 17 giờ 30 ngày 30-9, lễ truy điệu Thầy đã diễn ra trang trọng và rất xúc động với sự hiện diện của gia quyến, các võ sư trong Hội đồng Chưởng quản cùng hàng trăm võ sư đại diện cho các môn đồ của nhiều tổ chức Vovinam trong nước (An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Phước, Kom Tum, Khánh Hòa, TP.HCM, đoàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Bà Rịa-Vũng Tàu…) và ngoài nước (Australia, Đức, Pháp, Mỹ…). Về phía chính quyền và đoàn thể có ông Phạm Văn Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ông Lê Quốc Ân - Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Vovinam thế giới, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, ông Georgre (FFKDA)… Trước đó, ông Phạm Văn Tuấn đã viết vào Sổ viếng tang Chưởng môn Lê Sáng: “Thay mặt Tổng cục TDTT Việt Nam, xin thành kính chia buồn cùng gia quyến. Tổng cục TDTT ghi nhận những cống hiến lớn lao của võ sư Lê Sáng với phong trào võ thuật nước nhà. Cầu xin hương hồn cụ sớm về miền cực lạc”.

    Trong tiếng trống chiêng trang nghiêm cùng niềm tiếc thương vô hạn, Hội đồng Chưởng quản đã thắp hương trước linh cữu Chưởng môn Lê Sáng… Võ sư Nguyễn Văn Sen tuyên đọc tiểu sử Chưởng môn Lê Sáng và võ sư Nguyễn Văn Chiếu thay mặt Hội đồng Chưởng quản, đọc điếu văn kính bái hương linh Thầy. Bằng tấm lòng kính yêu sâu sắc, tiểu sử và điếu văn đã nêu bật lên nhân cách cao đẹp, những công lao và dấu ấn rất to lớn của Chưởng môn Lê Sáng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển môn phái trong gần 70 năm qua cùng lòng tri ân của tất cả môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo dành cho Chưởng môn. Sau đó, toàn thể võ sư, HLV, môn sinh đã đồng ca bài Vovinam tâm ca do chính Chưởng môn sáng tác vào khoảng gần cuối thập niên 60 của thế kỷ 20.

    Tuy lễ truy điệu đã khép lại sau một phút mặc niệm Chưởng môn Lê Sáng và phần trình diễn nhạc lễ, múa lân của CLB Vovinam-Lân, sư, rồng Phù Đổng, quận 6, TP.HCM… nhưng vẫn còn hàng trăm môn sinh tiếp tục đến thắp hương viếng Thầy cho đến tận khuya.

    Môn sinh Nguyễn Hồng Tâm
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  7. #27
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Bức Thơ từ VS. Jean-Christophe BROC


    Xin chào tất cả mọi người,

    Thế là đã 49 ngày kể từ ngày Thầy Chưởng Môn Lê Sáng rời xa chúng ta.
    Theo truyền thống ở Việt Nam thì thời điểm này được gọi là " Lễ cúng cơm "
    Cuối cùng thì linh hồn của Thầy Chưởng Môn Lê Sáng có thể lên thiên đường.

    Nhân thời điểm quan trọng này cũng là kết thúc giai đoạn lễ tang, chúng tôi xin giới thiệu Video của nghi Lễ tưởng niệm và các buổi biểu diễn đã được thực hiện trong 11 ngày tại Hội chợ Quốc tế Marseille trước hàng ngàn người dân.

    Thầy Chưởng Môn Lê Sáng đã dành trọn cuộc đời mình cho Vovinam.
    Thầy đã chuyển quyền "nhân chứng" cho Hội đồng Võ sư và hình ảnh cho các thế hệ Võ Sinh mới.

    Dưới đây hình ảnh được Ông Huỳnh dàn dựng ở buổi Lễ tưởng niệm ngày 01/10/10, vào cái Đêm Hội bế mạc cũng là ngày hỏa táng của Thầy Chưởng Môn Lê Sáng.

    http://www.youtube.com/watch?v=slxrLxmMQ9Y

    Còn đây là video ở các buổi biểu diễn được Patrice dàn dựng :

    http://www.youtube.com/watch?v=pOUxsrpsEz0

    Những buổi biểu diễn và video là niềm vinh dự của chúng tôi, thương tiếc cho sự ra đi của Thầy Chưởng Môn Lê Sáng.

    " Tôi đã bị mất đi người Thầy của Thầy tôi, coi như là người Ông, tôi là một Võ Sinh đang khóc !
    Mãi luôn nhớ Thầy Chưởng Môn Lê Sáng .
    Jean-Christophe BROC


    Ps: Xin cảm ơn Ông Huỳnh và Patrice đã dàn dựng video.
    ************************************************** ************************************************** **

    Bonjour à tous,

    Voici 49 jours que Maître Patriarche LE SANG nous à quitté.
    Traditionnellement au Vietnam ce moment est appellé " Fête du riz "
    L'âme du Maître Patriarche peut enfin monter au Paradis.

    A l'occasion de ce moment important qui est aussi la fin de la période de deuil, nous vous présentons les vidéos des cérémonies et des démonstrations qui ont été faites
    à la foire Internationale de Marseille devant plusieurs milliers de personnes durant
    les 11 jours.

    Maître Patriarche à consacré toute sa vie au Vovinam.
    Il a transmit "le témoin" au Conseil des Maîtres.
    Photo avec la nouvelle génération de Vo Sinh.

    Ci dessous montage photo de Mr Huynh avec la cérémonie du 1/10/10
    le soir de la nocturne qui était aussi le jour de l'incinération du Maitre Patriarche.

    http://www.youtube.com/watch?v=slxrLxmMQ9Y

    Ci dessous la vidéo de Patrice avec les démonstrations
    http://www.youtube.com/watch?v=pOUxsrpsEz0

    Ces démonstrations et vidéos sont en l'honneur de notre regretté
    M° Patriarche LE SANG.

    << J'ai perdu le Maître de mon Maître, un grand Père, je suis un Vo Sinh qui pleure !
    Pour toujours, à Maître Patriache LE SANG. >>


    Jean-Christophe BROC

    Ps : remerciement à Mr Huynh et Patrice pour le montage des vidéos.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  8. #28
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Lệ nhòa đưa tiễn Chưởng môn


    1. Mới 4 giờ sáng ngày 01-10-2010 (nhằm ngày 24 tháng 8 năm Canh Dần), bóng đêm còn dày đặc, không khí u buồn, đông đảo thân hữu, võ sư, HLV Vovinam đã có mặt tại Tổ đường và lần lượt thắp hương tưởng nhớ Thầy, trong lúc hàng trăm môn sinh khác chuẩn bị đội ngũ và một số việc khác để tiễn đưa Thầy.

    Thầy nằm trong linh cữu như ngủ say… Sau các nghi thức tôn giáo truyền thống, nắp quan tài đóng lại. Linh cữu Thầy đã được các võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Nguyễn Văn Vang và Võ Văn Tuấn phủ Việt Võ Đạo kỳ theo truyền thống trước lúc di quan (5 giờ 15). Xe mô tô mở đường, 30 võ sinh mặc võ phục mang tràng hoa tươi và hoa cườm dẫn đầu, hàng chục môn sinh đi bộ phía trước xe tang và rải hoa lan. Hai bên xe tang có 10 võ sư (theo sắp xếp của Hội đồng Chưởng quản) đi bộ hầu Thầy, phía sau xe tang là các võ sư, HLV còn lại và thân hữu. Xe tang chạy chậm từ Tổ đường rẽ sang đường Hùng Vương đến gần ngã tư Nguyễn Tri Phương mới dừng lại… cho mọi người lên xe. Nhìn dòng người tiễn đưa Thầy phía sau dài gần trăm mét, trong đó có nhiều môn sinh trong và ngoài nước vượt ngàn dặm đường xa về đây từ mấy ngày nay để viếng tang Thầy, tôi chợt nhớ có người từng nói đại ý như sau: Trên cõi đời này, con người ai cũng có một đời để sống và một lần để chết. Nhưng sống để được mọi người thương yêu, và chết để người đời luyến tiếc mới là điều đáng quý…

    Khoảng vài trăm thân hữu, môn đồ trong và ngoài nước, gia quyến và láng giềng đã đưa Thầy đến tận Trung tâm hỏa táng và nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM (cách Tổ đường khoảng hơn 10 km)…. Dù già yếu và đang đau bệnh, nhưng với tất cả tình cảm dành cho Thầy, các anh Trần Văn Phước, Trần Phước Thuận… vẫn đưa Thầy đến tận nơi… Nhà quàn linh cữu Thầy không đủ sức chứa, hơn trăm người phải đứng bên ngoài… Tiếng kèn, tiếng đờn của ban nhạc lễ cùng giai điệu Một cõi đi về, Cát bụi, Bên một vì sao … được ban nhạc Vovinam Phù Đổng lặp đi lặp lại nghe buồn da diết trong những phút cuối bên linh cữu Thầy… Rồi trong tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của người thân và môn đồ, linh cữu Thầy được đưa vào phòng hỏa táng lúc 7 giờ 10 phút… Hơn 8 giờ, di ảnh, bài vị của Thầy đã được an vị trên bàn thờ đặt tại phòng thờ Sáng tổ.

    2. Buổi trưa cùng ngày, võ sư Diệp Khôi đã mời các võ sư, HLV tiễn đưa Thầy đến dùng cơm tại quán ăn 3@ trên đường Trần Phú, quận 5. Trước khi mời anh em nâng ly, võ sư Diệp Khôi đã nói một câu mang nhiều ý nghĩa: “Hôm nay, tất cả mọi người đều buồn, nhưng có một người vui. Người đó là Thầy kính yêu của chúng ta vì anh em mình có dịp để cùng nhau ngồi lại…”.

    Hơn 14 giờ, thầy Sen mang bình đựng di cốt của Thầy từ Trung tâm hỏa táng và nghĩa trang Đa Phước trở lại Tổ đường. Các võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Diệp Khôi, Nguyễn Tôn Khoa, Võ Văn Tuấn, Mai Văn Hiệp, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Trần Đa, Võ Danh Hải, Samuel Nguyễn, Nguyễn Xuân Nhân, Đặng Công Hùng… cùng các môn sinh Trần Ngọc Tuyết, Thiều Thị Tân, Hà Thị Minh Phương, Phạm Minh Tân… và tôi “đón Thầy” rồi tiến hành an vị di cốt Thầy tại phòng thờ Sáng tổ lúc 14 giờ 26 phút.

    Lễ tất, mấy anh em ngồi trên băng đá - nơi Thầy thường ngồi trò chuyện hoặc hóng mát lúc sinh tiền. Nhìn những chậu kiểng mà trước đây Thầy vẫn tự tay chăm bón mỗi ngày, chúng tôi không sao tránh khỏi bồi hồi, xúc động… Hình như Thầy vẫn quanh đây, nhưng sao không nghe tiếng Thầy nói, giọng Thầy cười… Ôi! Sao lòng chúng con vẫn cảm thấy bơ vơ…

    Thầy ơi! Suốt cuộc đời Thầy đã hy sinh, cống hiến cho môn phái và hết lòng chăm lo, dạy dỗ chúng con… Giờ đây, xin Thầy hãy an nghỉ…

    3. Thầy mất ngày thứ Hai 27-9-2010, tính đến Chủ nhật 03-10 (26 tháng 8 năm Canh Dần) vừa tròn một “thất” (7 ngày).

    Hơn 9 giờ (03-10), cô Hoài Hương, các con cô Xuất cùng hàng chục võ sư, môn sinh (Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Vũ Đức Thọ, Ngọc Tuyết, Ngọc Liêng, Minh Tân, Ngọc Hân…) đã quây quần tại phòng thờ Sáng tổ chuẩn bị cúng “thất” đầu tiên. Trong lúc chờ đợi, người thì đi chụp ảnh gian phòng Thầy từng nghỉ ngơi cùng những kỷ vật của Thầy còn lại, vài anh chị khác cùng nhau ngồi nhắc lại những kỷ niệm với Thầy ngày xưa… Gian phòng Thầy nghỉ ngơi, làm việc, chiếc ghế Thầy nằm ngủ, chiếc tivi Thầy thường xem… vẫn còn đây… nhưng không xua tan được nỗi trống vắng…

    10 giờ 5 phút, cô Hoài Hương, các con cô Xuất và các võ sư, môn sinh đã dâng hương cúng “thất” đấu tiên… Trang nghiêm, giản dị và tràn đầy niềm thương tiếc.
    Trong tình cảm thân thiết gia đình và môn phái, các con cô Xuất cũng tạm biệt và cám ơn anh em trong môn phái để chuẩn bị quay trở lại Hà Nội… Võ sư Lê Đình Phước đến muộn. Thắp hương cho Thầy xong, Đình Phước bùi ngùi nhắc lại kỷ niệm Trung thu vừa qua với Thầy - vài hôm trước khi Thầy nhập viện lần cuối…

    HLV Vũ Trọng Bảo mang đến những bức ảnh chân dung của Thầy với nhiều kích cỡ khác nhau. Cũng như các anh em khác, tôi chọn 1 tấm mang về…
    Mấy hôm nay, ngồi xem lại các clip video trên You Tube về lễ tang Thầy đồng thời nhớ lại những tháng ngày được gần Thầy, nước mắt tôi sao cứ chực tuôn trào…

    Môn sinh Nguyễn Hồng Tâm

    Hình

    Môn sinh Trung và Tân tại bệnh viện 115.




    Lễ cúng thất tuần
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  9. #29
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    MÙA HIẾN CHƯƠNG BUỒN 20-11





    Thầy ơi ! Hàng năm cứ vào dịp này : mọi môn đồ, thân hữu đều hướng về Thầy, quây quần bên Thầy để Chúc Mừng Thượng Thọ cho Thầy với tất cả những tình cảm mến yêu, thiết tha nhất…,để Thầy an vui tuổi già, sống lâu hơn !!!

    Thầy ơi ! Ngày đầu tiên biết được bệnh tình của Thầy lòng con buồn khôn siết. .. Cùng đi với VS.Christophe vào bệnh viện thăm Thầy, con đã không cầm được nước mắt ‘‘ Hai hàng lệ con thản nhiên tuôn rơi… Như tình thiên liệng ruột thịt, con đã không ngại ôm Thầy và khóc, khóc, khóc.., khóc nấc lên như đứa trẻ mới lên ba, vì con không muốn ngày ấy sẽ đến sớm…’’ !!!

    Như hiểu được, bằng nụ cười bao dung, ôm con vào lòng Thầy trấn an ‘‘ Không sao đâu con, mọi chuyện sẽ ổn thôi ’’ !!!

    Cũng như bao môn đồ yêu văn, thơ và giá trị nhân bản võ đạo do Thầy gầy dựng, vun xới… Con đã âm thầm vận động mọi người viết về Thầy ‘‘ Người Thầy muôn vàn kính yêu, khả ái, độ lượng và bao dung… ’’, và con sẽ sưu tập những bài viết hay khác có giá trị võ đạo cao để đóng thành cuốn tập dâng Thầy nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, mừng Thượng Thọ Thầy. Không ngờ : niềm vui chưa kịp thì nỗi buồn lại đến ‘‘ Thầy đã lìa xa chúng con mãi mãi ’’ !!!

    Nhưng Thầy ơi ! Thầy cứ an tâm yên nghỉ, chúng con mãi luôn nhớ Thầy vào ngày này và bao ngày khác… Chúng con nguyện noi gương Thầy, không ngừng phát huy sự nghiệp trồng người, sẽ viết tiếp trang sử còn đang dở dang của Thầy đưa Môn phái tiến lên ‘‘ Nhân Võ Đạo ’’… Chúng con ‘‘ những nhân chứng sống ’’ sẵn sàng bảo vệ chân lý, không ngại lên án những kẻ thủ đoạn ‘‘ lừa Thầy, phản bạn ’’ vô lương tâm đả phá đi ngược lại công trình nhân bản của Thầy. Xin mượn hai câu thơ nổi tiếng của Cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhân dịp con ghé thăm mộ Cụ ở Bến Tre cách đây vài năm :

    ‘‘ Chở bao nhiêu Đạo, thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà’’


    Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, kính chúc Quý Thầy Cô, Huynh Đệ « Vui – Khỏe – Hạnh Phúc – Đoàn Kết – Thành công… » !!!

    « Transporter tellement de Đạo ( Principe morale ) le bateau n’est pas sombré
    Poignarder tellement de malhonnete, le porte-plume n’est jamais usé »

    A l’occassion de la Journée des Enseignants Vietnamiens , je voudrais souhaiter avec respect à Vous tous tousjours plein de « Joie – Bonne Santé – Bonheur – Solidarité – Réussite … !!!



    Rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 2010
    Môn đồ Lê Văn Hùng
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  10. #30
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    Diễn văn truy điệu võ sư Lê Sáng - Chưởng Môn môn phái Vovinam Việt Võ Đạo
    Đọc trong buổi lễ Chung Thất ngày 19 tháng 11 năm 2010
    .



    Võ sư Chưởng Môn kính mến!
    Anh kính mến,


    Nhớ lại 50 năm trước, ngày Võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc qui tiên, là trưởng tràng, anh đã hướng dẫn chúng em lo tang lễ chu toàn, anh chỉ huy chúng em chuyễn linh cữu của Người, và anh đã đọc điếu văn vĩnh biệt trước mộ phần tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn.
    Ngày anh ra đi, em không được ở bên anh lần cuối và để được nói lời tiễn biệt, thật là vô cùng thất lễ.
    Trong buổi lễ chung thất hôm nay, em xin phép được bày tỏ đôi lời:

    Võ sư Chưởng Môn kính mến!
    Anh Lê Sáng kính mến,


    Anh là người may mắn được sống bên vị Sáng Tổ môn phái nhiều nhất, như bóng với hình, qua bao thăng trầm biến đổi.
    Lời di huấn của Võ Sư Sáng Tổ dành cho anh như còn mới đầy, Người đã nói:

    - Về Vovinam tôi tuyệt đối tin LÊ SÁNG, một môn đệ giỏi nhất và trung thành nhất của Tôi, từ lúc nhập môn cho đến bây giờ, tôi sắp lên đường chu du thời gian, LÊ SÁNG luôn luôn ở bên cạnh Tôi, giờ này là môn sinh duy nhất ở bên cạnh Tôi. LÊ SÁNG có đủ các điều kiện ĐỨC, TRÍ, THỂ để tiếp tục sự nghiệp của Tôi. Tôi tin rằng LÊ SÁNG sẽ đi xa hơn Tôi và cứ thế mà VOVINAM sẽ tiến mãi.

    Lãnh nhận sự ủy thác của Người, suốt hơn nữa thế kỷ qua, với cương vị Chưởng Môn, anh đã đi theo đúng con đường của Người, với ý chí thiết thạch quyết xây dựng sự nghiệp bằng Võ Đạo và thực hiện châm ngôn:

    “Phải làm một cái gì lợi ích cho dân tộc và nhân loại !”

    Dưới sự lãnh đạo của anh, Tinh thầy Cương Nhu Phối Triển và Triết Lý Cách Mạng Tâm Thân đã được khai phá toàn diện.
    Với phương châm:
    *. Sống, Giúp người sống, và Sống cho người khác đã đưa môn phái VOVINAM vượt khỏi biên giới quốc gia để hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng nhân loại.

    Nói cho cùng, không bút mực nào có thể ghi lại được đầy đủ cuộc sống thánh thiện của anh, một đời hy sinh xây dựng nền võ đạo dân tộc, để lại cho hậu thế một sự nghiệp phi thường.

    Theo thời gian, giờ này anh đã vĩnh viễn về cõi vô thường, cùng với võ sư Sáng Tổ là một, luôn luôn tồn tại và gắn bó với cuộc Cách Mạng Tâm Thân là cội nguồn của dân tộc trao chuyền cho các thế hẹ nối tiếp vững bước.

    Trong giờ phút trang nghiêm của buổi lễ Chung Thất, trước bàn thờ Tổ, trước di ảnh của anh, toàn thể môn đồ Vovinam - Việt Võ Đạo miền Bắc California, chân thành đốt nén hương tưởng niệm, nghiêm chỉnh đặt bàn tay Thép lên trái tim Từ Ái, cùng cuối đầu nguyện một long dâng hiến năng lực và tâm huyết cho tương lai dân tộc và nhân loại.

    Kính Cẩn,
    Phạm Hữu Độ
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts