kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Nov 2010
    Bài gởi
    9
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Traitim Cách lựa chọn côn nhị khúc dùng trong tập luyện Vovinam

    Trước tiên cho Ken phân tích sơ qua một số loại côn nhị khúc để anh em tham khảo và lựa chọn cho mình một cặp côn vip và phù hợp với quá trình tập luyện an toàn của mình nha!

    Côn truyền thống:
    2 khúc nối lại bằng 1 sợi dây, chính xác là loại dây khá chắc và dẽo đó là dây dù, hoặc là dây xích gắn trực tiếp vào đầu thân côn

    Thử 1 chút: bạn thử cầm 2 tay 2 khúc côn căng thẳng dây ra so dây thẳng tưng rồi xoay ngược chiều 2 thanh côn với nhau thử vài vòng => một mớ bòng bong xuất hiện ngay sau đó và tăng lên dần làm cho cây côn bị thu ngắn lại và cái mớ pòng pong chẳng được đẹp tý nào, các bạn có đảm bảo là khi đánh 2 cây côn sẽ ko bị xoắn dây và nhả dây ko?

    Dây dù


    +Ưu điểm:
    linh hoạt vô cùng với những ai biết xài và khá pro về côn nhị (đã là dây dù thì ko cần và không thể gắn khớp xoay chỉ tổ phí công sức và tiền bạc)

    - Nhược điểm:


    1.Anh em chưa pro thì khó có thể tự vệ một khi chiến với binh khí sắc bén vì không thể che lấp được điểm yếu của cây nhị khúc nối bằng dây dù, 1 nhát thăng thiên vì đứt dây

    2.Anh em chơi côn không hẳn ai cũng biết cách thay dây khi dây tới tuổi (sần sùi te tua gần đứt), và bằng chứng là ko ít anh em gọi cho Ken nhờ thay dây giúp vì đã bị đứt dây(các sản phẩm được mua từ rất nhiều nguồn) và nếu lỡ ko tự kiểm tra được thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên khi đang chơi tự nhiên côn bị đứt dây văng lung tung.... trúng đâu thì chưa rõ

    Dây xích gắn trực tiếp


    +Ưu điểm: chắc hơn dây dù có thể chiến với binh khí sắc bén, dây bền khi được sử dụng là dây xích inox

    -Nhược điểm:1.Khi chiến tự vệ: xích dễ bị xoắn lại khi chuyển thế thủ và ra đòn xích sẽ xoắn trở lại vị trí ban đầu (vị trí bình thường ko xoắn ban đầu) nên nó sẽ làm lệch đuôi côn lúc đang bay => kết qả là đòn đánh thiếu chính xác, đặc biệt là kĩ thuật điểm côn bên chỗ pác Phạm sẽ pó toàn thân ko thể xài được khi chơi côn loại này, các bạn có thế kiếm 1 cây như thế về tập sẽ rõ lời Ken nói có đúng hay ko

    2.Khi biểu diễn: Đặc thù của biểu diễn là cầm sát đầu côn phần có gắn dây xích nên thường sẽ bị xích làm kẹt da tay vào chỗ tiếp xúc với đầu côn, da phía sau cổ , da 2 phía hông và bị trầy trụa hoặc bầm dập da tay ở các vị trí cạnh bàn tay và ngón tay rất nhiều,đối với anh em đã có trình độ tăng dần nhưng vẫn bị như thường chỉ là ít đi thôi

    Ngoài ra với đặc thù dây xích nên bị xoắn rồi nhả xoắn khiến cho đòn đánh biểu diễn sẽ ko được trơn mà cứ lóng ngóng phần đuôi do dây nó vặn vẹo đòi trả lại vị trí ban đầu của nó

    Một điểm nữa cần quan tâm đặc biệt là độ kém bền của côn khi gắn xích trực tiếp vì bản chất gỗ làm côn là gỗ thớ dọc, trong khi lực của dây xích là lực (theo khoa học kĩ thuật là phản lực hướng tâm) xé ngang tiết diện tròn hoặc bát giác nghĩa là tách ngang thớ gỗ (phân tích kiểu dân dã: các bạn thử cầm dao chẻ tre theo chiều của ống tre sẽ rõ) làm cho đầu côn dễ bị nứt tét banh ra

    Nếu các bạn ko tin thì có thể đem 1 cây côn mới toanh làm theo cách này để Ken show thử vài đòn đánh

    Đối với gỗ Căm xe: đánh gió chưa đến 5 phát là tét bét cái đầu chõ nối xích
    Đối với gỗ Cẩm Lai: đánh gió chưa đến 10 phát là cũng bét nhè cái đầu chỗ nối xích

    Nên tốt nhất xài loại khớp nối này bạn nên chọn loại gỗ có bọc đầu bằng đồng, nhôm, inox....

    ngoài ra nên chọn các loại vật liệu khác chịu lực tốt mà ko cần bọc đầu như: nhựa, silicon .......




    Côn kiểu mới:
    thực ra ko phải mới so với anh em đã tập qua loại có khớp quay

    Thử 1 chút: bạn thử cầm 2 tay 2 khúc côn căng thẳng dây ra so dây thẳng tưng rồi xoay ngược chiều 2 thanh côn với nhau thử vài vòng => dây vẫn là dây, thân vẫn là thân, dây vẫn thẳng tưng ko hề bị xoắn


    +Ưu điểm: cải tiến để loại bỏ nhược điểm xoắn dây mà vẫn ko kém phần chắc cú, đòn đánh sẽ linh hoạt và đánh chính xác hơn rất nhiều nhờ khớp quay linh hoạt

    Chiến: Đánh tự tin hơn, chính xác hơn, chuyền linh hoạt hơn

    Biểu diễn: Đường đánh và chuyền côn nhuyễn hơn ko bị lóng ngóng do xoắn dây và đặc biệt là không bị chấn thương kẹt da gây bầm dập ở các vị trí bàn tay, cổ, hông, dưới cánh tay do dây xích đã được nâng lên gắn ở đầu khớp quay nhô cao hơn đầu thân côn roài nên ko còn bị kẹt nữa

    -Nhược điểm: Max tiền hơn do khoản phải trả thêm cho cặp khớp quay

    Sẵn đây phân tích thêm về các loại khớp quay hiện nay

    1. Khớp tàu khựa: Sắt xi giả inox và bao bọc bên ngoài đầu côn => sẽ gỉ sét sau 1 thời gian chơi dính mồ hôi tay, phát ra tiếng kêu cót két rất bực mình và xoay ko được trơn, phần bọc ở ngoài đầu côn sẽ làm mất duyên loại vật liệu mà bạn chọn, vidu: gỗ, tự nhiên lại có 1 đoạn sắt xi ở đầu, nhìn vãi, ko còn cái duyên ban đầu của thân gỗ nữa


    2.Khớp 2 tầng: là loại khớp động tay máy được thu nhỏ để gắn vào côn, gồm 2 phần mỗi phần xoay quanh 1 trục, loại này phiền phức cách chế tạo và sẽ mắc tiền hơn nhiều lần nhưng xoay cũng khá linh hoạt

    3.Khớp quay inox made in Kendo
    , các bạn bấm vào link bên dưới chữ kí của mình sẽ rõ, mình chỉ trình bày và so sánh cho anh em rõ bằng thâm niên và kinh nghiệm sau gần 6 năm chinh chiến bên lĩnh vực kĩ thuật chứ ko có cố ý quảng cáo sản phẩm này tốt sản phẩm kia xấu, chỉ show để anh em đọc và tự so sánh rồi chọn lựa sa cho phù hợp thôi, keke


    Chúc anh em vui@
    thay đổi nội dung bởi: tekatori_kendo1, 11-23-2010 lúc 12:08 PM
    Bán "Dụng cụ tập luyện Vovinam: Rẻ - Bền - Đẹp" => Click here!

    Tư vấn cách lựa chọn côn nhị khúc => Click here!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts