Hồi ký
CHUYẾN DU HÀNH ÂU CHÂU 
Võ sư Cẩm Bình


Lời người thuật sự: 

        Nhân dịp võ sư chưởng môn và võ sư Sen sang Âu Châu. Tôi xin nghĩ phép 2 tuần để làm chuyến du hành sang Âu Châu Với mục đích thăm viếng võ sư chưởng môn, và sẳn dịp gặp gỡ các huynh đệ đồng môn đã 20 năm không gặp mặt. Trong 2 tuần lễ thăm viếng đó có rất nhiều điều lưu niệm và cần ghi nhận, tôi xin được chia bài hồi ký ra làm 2 đoạn: 

        Ðoạn1 : Viết về tuần lễ đầu tôi thăm viếng những huynh đệ củ và tham gia sinh hoạt với phong trào Âu Châu.

        Ðoạn 2: Tôi đi du hành với võ sư chưởng môn và võ sư Nguyễn Thành Xê. 

        Ðây là bài hồi ký ghi nhận lại những sự thật, bằng những tình cảm chân thật, tôi không phải ban văn chương nên không thể có những lời văn bay bướm, chảy chuốt, tả cảnh, tả tình hấp dẩn được mong quí vị niệm tình tha thứ nếu có chổ nào không gãy gọn.

Ðoạn I : Sinh hoạt với phong trào Âu Châu:

        Ngày 27 tháng 5 năm 2001, sau khi làm lễ giổ tổ môn phái xong ngày hôm sau lại phải giúp cho hội võ bị trong hoạt cảnh Hận Nam Quan , cho đến ngày 29 tháng 5 tôi mới rời khỏi San Jose, Võ sư Trợ Huấn Nguyễn Phi Hùng cùng với nữ huấn luyện Lê Thị Thái Hằng và môn sinh Ðinh Lê Thủy Triều lái xe đưa tiển tôi lên phi trường San Francisco, máy bay cất cánh lúc 5 giờ chiều , sau khi dặn dò, nhắn nhủ các huấn luyện viện ở coi sóc lớp tập, tôi vẩy tay chào tạm biệt, bước lên phi cơ United Air Line, chiếc boeing 747 thật rộng lớn như cánh chim đại bàng cất cánh bay lượn trên mây từ vùng trời Mỹ Châu băng ngang qua đại dương bát ngát để đến Âu Châu, sau 11 tiếng đồng hồ, máy bay đáp xuống phi trường Frankfurt, Ðức Quốc. Võ sư trợ huấn Nguyễn Xuân Nhân, vợ chồng cô Liên em võ sư Nhân tại Frankfurt cùng với võ sư chuẩn cao đẳng Trần Thái Quý từ Thuy Sĩ sang đón rước về nhà cô Liên, Sau khi nghĩ ngơi, tâm sự, thăm hỏi, tôi được các huynh đệ dẫn đi thăm thành phố Frankfurt, sau đó đến viếng thăm nhà võ sư Trần Phước Thiện, phu nhâu võ sư Thiện là nữ huấn huyện viên Nguyễn Thị Ty cùng tập với tôi tại võ đường Tự Ðức tỉnh Cần Thơ ngày xưa, đã xa cách nhau hơn 20 năm, gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, rơi lệ nói không ra lời. Tình cảm các huynh đệ miền Tây đối xử với nhau như chị em ruột thịt, dù xa cách lâu năm vẩn như tự thưỡ nào không thay đổi , buổi tối tôi ở lại nhà cô Liên một đêm.

        Hôm sau chúng tôi đến thăm võ sư Nhàn tại Darmstadt. Võ sư Nhàn là Cựu cục trưởng cục huấn luyện miền Tây Việt Nam trước năm 1975, và là võ sư Trưởng của phong trào Âu Châu từ năm 1980 cho đến 1990, suốt cuộc đời võ sư Nhàn chỉ nghĩ đến môn phái, hết lòng hy sinh và phụng sự cho môn phái, nay vì gia cảnh, võ sư Nhàn không còn hoạt động môn phái nữa nhưng lòng lúc nào cũng lo nghĩ về tiền đồ của môn phái nên mặc dầu không dạy võ cho quần chúng nữa, nhưng võ sư Nhàn vẫn dạy võ cho các cháu ở nhà rất nghiêm túc nề nếp, mổi buỏi chiều sau khi tan học về và đã ngũ trưa một giấc ngắn, các em được học tiếng việt nữa tiếng, buổi tối các em được tập võ để rèn luyện thân thể được khoẻ mạnh, các cháu tuy còn nhỏ mà đã thuộc lòng nhiều thơ văn, cũng như những bài hát dân tộc và môn phái.

        Buổi tối tôi trở về họp mặt tại nhà cô Tỵ để gặp gỡ các anh em huấn huyện viên tại Frankfurt như Huynh Sơn, huynh Hùng và huynh Ðoán. Chúng tôi hàn huyên tâm sự, ôn chuyện củ, nói chuyện mới cho đến khuya các huynh đệ mới từ giả ra về. Võ sư Thiện và cô Tỵ có được 2 cháu: 1 trai và 1 gái rất dễ thương và ngoan ngoản, cháu trai đã bắt đầu theo bố đi tập võ.
Sáng ngày 31 tháng 5 , tôi điện thoại thăm hỏi võ sư Dương Quang Việt và cho biết lịch trình tôi sẽ đi Sang Pháp, võ sư Việt la lên:

        - Sau cô không đi dự buổi cấm trại tại Minden lại đi Paris?
Tôi trả lời:

        - Thưa huynh, lúc đầu Bình cũng dự định đi Minden, nhưng có liên hệ với Cao Thanh Trung nhờ chở lên đó, nhưng Trung nói là không thể xuống chở lên được, nên Bình đành ủy bỏ chương trình lên đó, Bình đã liên lạc với phong trào Âu Châu và võ sư Thái Qúy hiện đang có mặt tại đây để sẳn sàng đưa đi Paris.
Võ sư Việt:

        - Tôi đã thông báo cho ban tổ chức bên nây là có cô đến dự, họ đã sắp xếp chương trình tiếp đón, mướn khách sạn, và làm cả quà tặng cho cô rồi, giờ cô có đi thi tôi lên chở cô đi.

        Tôi xin phép bàn lại với võ sư Qúy và cô Ty, quyết định như thế nào, thì Cô Tỵ nói là mấy chục năm huynh đệ thâm giao không gặp mặt nhau, nên đi bên nầy để bàn bè tâm sự với nhau, đi bên kia không ai quen cả sẽ buồn lắm. Tôi phải làm một màn cân nhắc: Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn...cuối cùng tôi phải xin lổi võ sư Việt để đi Paris, và hẹn sẽ đến thăm nhà võ sư Việt sau khi đi Paris về, Võ sư Việt chấp thuận và mời tôi khi ghé ngang nhà võ sư việt phải ở lại một đêm để nói chuyện, tôi đồng ý. chúng tôi chia tay với cô Tỵ, võ sư Trần Thái Qúy lái xe đưa tôi về Thụy Sì, buổi chiều đi viếng thăm thành phố Basel, đây là thành phố nhỏ nằm gần tam biên giới giữa các nước Ðức, Thụy Sĩ và Pháp, đường phố chật chôi, thật khó tìm chổ đậu xe, các nhà ở toàn là những cao ốc được xây cất san sát vào nhau. Võ sư Trần Thái Quý là một người đa tài, nói được 3 thứ tiếng: Phi, Việt, Ðức, và nghe được tiếng Pháp và Anh, võ thuật cũng khá mà nấu ăn cũng giỏi, huynh Quý đã làm món chuối chiên Phillipine rất độc đáo và ngon miệng. Võ sư Quý có vợ là người Phi và đã được 2 cháu rất dễ thương.
Huynh Quý tâm sự:

        - Hồi còn sinh hoạt với võ sư Nhàn, mổi lần có lễ lộc là tất cả các huynh đệ, tỷ muội gì cũng xúm nhau lại trổ tài nấu nướng.
Tôi cười đáp lời:

        - Bên San Jose cũng vậy, mỗi năm vào dịp lễ giổ tổ, các môn sinh nam cũng như nữ đều phải tề tựu lại để cuốn chả giò, làm cơm chiên, mì xào, rau câu, đủ thứ...

        Buổi tối chúng tôi đến phòng tập Basel, phòng tập là một phòng chơi bóng rổ rông rải , môn sinh ở đây được tập luyện chia ra các ngày 2, 4, 6 và, 3, 5, 7. - đây tôi đã gặp lại Bác sĩ Werner Trub, môn sinh lam đai I cấp người đã dùng 2 tuần lễ nghĩ hè của mình sang San Jose để tập võ ngày 4 tiếng vào tháng 11 năm 2000, đây là một tinh thần đáng quý. Theo lời yêu cầu của võ sư Qúy, tôi đứng lớp khỏi động cho các môn sinh và truyền dạy thêm những cú đá nhị cước dùng để áp dụng khi giao đấu , sau buổi tập chúng tôi chụp hình lưu niệm, các nữ môn sinh Thụy Sĩ rất dễ thương đã cùng tôi chụp riêng một số hình để kỹ niệm ngày sinh hoạt tại Thụy Sĩ, các môn sinh Thụy Sĩ đem khoe những tấm hình chụp từ Việt Nam trong chuyến du ngoạn hồi tháng 4 năm 2001, các môn sinh Thụy Sĩ rất thích phong cảnh Việt Nam và khen tặng những người Việt Nam luôn vui vẽ và chân tình, nhất là những món ăn Việt Nam rất ngon miệng và rẽ... Bác sĩ Werner Trub đã trao tặng cho các môn sinh San Jose 1 giỏ kẹo Chocolat, Vì Kẹo chocolat ở Thụy Sĩ nổi tiếng là ngon nhất Âu Châu, còn Võ sư Thái Quý cũng đã trao tặng cho các huấn huyện Viên San Jose một số áo thun Vovinam làm kỹ niệm.

        Hôm sau ngày 1 tháng 6, Võ sư Quý cùng Huấn luyện viên Thái Anh lái xe đưa tôi sang Paris (Pháp) khoảng 6 tiếng đồng hồ lái xe, chúng tôi tới nhà võ sư Trang Phước Ðức chủ tịch hội đồng võ sư thuộc phong trào Âu Châu , chúng tôi đã hơn 10 năm không gặp kể từ khi gặp nhau tại Nam Cali trong đại hôi Vovinam năm 1990. Chúng tôi lại tiếp tục màn ôn chuyện xưa , và bàn định chương trình cho 2 ngày lễ của phong trào Âu Châu cho đến khuya mới đi ngủ.

        Khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 2 tháng 6 năm 2001, võ sư Quý và võ sư Ðức đưa tôi đến hội trường để chấm thi cho cho 18 môn sinh thi lên hoàng đai trơn, hoàng đai I và hoàng đai II cấp. Hội trường nơi mượn làm lễ và sinh hoạt là một phòng bóng rổ rộng lớn (Gymnasium) được chánh quyền Pháp cho mượn miển phí, vì các phong trào võ thuật tại Pháp được chính quyền công nhận đưa vào chương trình sinh hoạt của quốc gia Pháp và được bảo trợ tài chánh mổi khi tổ chức lễ lộc... Môn sinh của phong trào Âu Châu đa số là người bản xứ , có rất ít người Việt Nam , các huynh đệ làm việc theo thứ tự, người thì lo sắp đặt bàn thờ, người thì lo treo bản hiệu, người lo treo cờ, người thì lo ôn luyện cho môn sinh, mổi người một việc, theo sự sắp đặt của trưởng ban tổ chức: Võ sư trợ huấn Huỳnh Quốc Hùng Thư đơn vị trưởng phong trào tại Paris. Ðến 11 giờ Trưa chương trình thi võ đạo bắt đầu, các môn sinh được chia làm 2 toán: toán 1, thi lên hoàng đai Trơn được thi khảo hạch với các võ sư Trợ Huấn: Hùng Thư (Pháp), Stephano (Ý) , Joachim (Ðức), Joe (Geneve - Thụy Sĩ). Toán 2, thi lên hoàng đai I cấp và hoàng đai II cấp được thi với các võ sư : Trang Phước Ðức (pháp), Trần Thái Quý (Thụy Sĩ), Nguyễn Thị cẩm Bình (USA). Môn sinh thi đến từ 5 nước : Pháp, Thụy Sĩ, Ðức, Hoà Lan, và Ý. Ngôn ngữ hỏi khảo hạch chánh là tiếng Pháp. sau đó được dịch ra bằng ngôn ngử địa phương cho môn sinh và giám khảo hiểu. Các môn sinh đa số là người lớn nên ai cũng trả lời rất hay và chính xác, người bản xứ mà thông hiểu về võ đạo của môn phái Vovinam là một điều đáng quý.

        Sau khi cuộc thi chấm dứt, ban tổ chức hướng dẫn mọi người đến dịch quán để dùng buổi trưa, thức ăn được đặt sẳn tại nhà hàng mang lại mổi người một phần nên rất gọn, ban tổ chức đã phân công, phân nhiệm từng nhiệm vụ cho mổi người nên đâu đó ngăn nắp, thứ tự các huynh đệ Pháp làm việc âm thầm và lịch sự, phục vụ mọi người rất chu đáo, tận tâm.

        Sau buổi ăn trưa trong lúc các môn sinh nghỉ ngơi, các võ sư và huấn luyện viên trên 40 người vào phòng trong để họp. 
Sau khi sắp đặt chổ ngồi và nghiêm lễ xong, tất cả an toạ, võ sư Trang Phước Ðức trưởng phong trào Âu Châu đã trân trọng giới thiệu:

        - Hôm nay tôi xin được giới thiệu đến các huynh đệ Nữ Võ sư Nguyễn Thị Cẩm Bình, người đã đi 1/2 vòng trái đất từ Mỹ Châu sang đến Âu Châu để tham dự buổi thi lên đai và lễ giổ tổ của phong trào. Võ Sư Cẩm Bình là người đã theo môn phái liên tục suốt 30 năm không có gián đoạn, là nữ môn sinh đầu tiên được mang hồng đai I cấp, và hiện là chủ tịch Vovinam Việt Võ Ðạo tại Tây Bắc Mỹ Châu.
Tất cả chào mừng bằng tràng pháo tay vang dội, tôi đứng lên nghiêm lễ đáp tạ và đáp lời:

        - Tôi xin chào mừng đến toàn thể quí vị võ sư, huấn luyện viên có mặt tại phòng họp, tôi rất xúc động khi gặp lại các huynh đệ củ đã nhiều năm xa cách và cũng rất vui mừng khi được quen biết thêm với những huynh đệ mới nhất là những huynh đệ Ý, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Ðức...Chuyến đi Âu Châu của tôi với mục đích là thăm viếng, nhưng lại tình cờ được hân hạnh tham dự buổi chấm thi lên đai và lễ giổ tổ môn phái rần rộ như thế nầy thật sự đã làm cho tôi rất vui và cảm động, Tôi xin ghi nhận những ân tình nầy, và hẹn sẽ hồi đáp khi nào các huynh đệ có dịp thăm viếng Mỹ Châu .
Chủ Toạ Võ sư Trang Phước Ðức cho các huynh đệ có thắc mắc gì về tôi xin cứ hỏi, nhiều bàn tay đưa lên xin hỏi và tôi đã giải đáp thắc mắc như sau: 

        1. Tại sao cô theo môn phái lâu dài như vậy ? có phải cô là người nữ võ sư theo môn phái lâu dài nhất và là người nữ võ sư hồng đai i cấp duy nhất hay không ?

        - Tôi theo môn phái lâu dài là vì tôi yêu chuộng lý tưởng của môn phái, Suốt 30 năm từ lúc nhập môn cho tới giờ, tôi luyện tập liên tục không gián đoạn. tôi hết lòng phụng sự cho môn phái là vì tình yêu thương của chưởng môn, của quí thầy và các huynh đệ miền Tây đã dành cho tôi một cách chân tình và thấm thiết, quí thầy và các huynh đệ luôn thương yêu và giúp đỡ tôi, những gì tôi học hỏi từ môn phái đem ra áp dụng ngoài đời được thành công, cho nên tôi coi môn phái như là đại gia đình, là đại ân nhân của tôi.

        - Về việc theo môn phái lâu dài nhất thì tôi không dám nhận vì có một số sư tỹ tại Rach Giá đã mang Hoàng đai khi tôi mới nhập môn như Cô Liên, cô Ánh, Cô Phụng...cho tới giờ phút nầy vẫn còn sinh hoạt, đây là những nữ tướng miền Tây, tôi lúc nào cũng kính phục . Khi tôi thi lên đai thì được môn phái xác nhận là người nữ hồng đai I cấp đầu tiên của môn phái, nghe nói sau nầy có mấy đợt cho các nữ võ sư thi lên đai nhưng tôi không biết có ai đã mang hồng đai I cấp chưa, điều nầy tôi không rõ.

        2.  Xin cô nói sơ về khối Tây Bắc Mỹ và những sinh hoạt ở bên đó!

        - Các võ đường ở Mỹ Châu đều độc lập trong mọi sinh hoạt, mổi nơi tự quản lý, và có đường hướng sinh hoạt riêng, khi nào có tổ chức lễ giổ tổ hoặc đấu tournament thì mới gởi thơ mời về tham dự chung. Khối Tây Bắc Mỹ được thành lập với mục đích nối kết các sinh hoạt chung lại với nhau để các võ sư, huấn luyện viên, môn sinh có cơ hội gặp mặt, trau dồi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Riêng tại miền Bắc Cali đã nhiều lần tổ chức lễ giổ tổ và đấu tournament và đã qui tụ nhiều võ đường trên nước Mỹ về tham dự.

        3.  Tại sao trong phần võ đạo môn phái cấm thượng đài mà ở Tây Bắc Mỹ lại tổ thức đấu Tournament?

        - Tournament là tổ chức thi đua để phát huy cái hay, các nét đẹp của bài quyền, song luyện, đa luyện, còn về phần đấu tự do cũng giống như thi lên đai của môn phái, không có gì sát phạt, tạo cảnh hiếu chiến, hiếu thắng cả, mục đích là tập cho các em biết áp dụng được đòn thế của bản phái được thành công khi lâm trận thật sự đối địch với địch thủ, môn phái cấm thượng đài là cấm môn sinh lên đài đấu võ ăn tiền, đánh cá, đấu bán mạng, hơn thua đủ với người khác. Có tổ chức tournament như vậy các môn sinh mới cố gắng tập luyện kỹ càng, tấn pháp vững chải , và nét hoa mỹ của kỹ thuật mới được phát huy.

        4.  Cô có đi làm không? Hay là người dạy võ thuần túy ?

        -  Tất cả võ sư cũng như huấn viên viên bên Mỹ đa số đều phải đi làm, lo cho cuộc sống của gia đình trước, việc dạy võ chỉ là việc thiện nguyện. Riêng tôi thì buổi sáng đi dạy học cho trường tiểu học, chiều làm cho trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên thành phố. Buổi tối dạy võ, nhờ tôi là nhân viên của thành phố và Vovinam tại Miền Cắc Cali là một hội đoàn thiện nguyện được miễn thuế của chính quyền tiểu bang lẫn liên bang Hoa Kỳ nên các lớp tập tại miền Bắc Cali đều được mượn miễn phí không trả tiền. Nhờ vậy các môn sinh thuộc diện có lợi thức thấp mới có cơ hội được tham gia sinh hoạt Vovinam miễn phí.

        Sau đó buổi họp được tiếp tục trong chương trình nội bộ, các võ sư, huấn luyện viên trong phong trào bàn thảo về sự thay đổi một số điều lệ của bản nội quy của phong trào Âu Châu. Ðến 3 giờ chiều, tất cả mọi người trở về hội trường tiếp tục chương trình thi lên đai cho các môn sinh hoàng đai. Ðể tranh thủ thời gian, võ sư chủ tịch Trang Phước Ðức cho đặt 4 bàn chấm thi như sau:

  1. Võ sư Trang Phước Ðức và 2 phụ tá chấm phần cơ bản và đấu tự do thi lên hoàng đai I và II cấp.
  2. Võ sư Cẩm Bình và Thái Quý chấm thi Quyền và nhảy công lực
  3. Võ sư Trợ huấn Stephano, Joe và Joachim chấm phần song luyện và đấu tự do thi lên hoàng đai 
  4. Võ sư Nguyễn Trung Cang và 2 phụ tá chấm thi song luyện vật và đấu vật 

        Các môn sinh dự thi đã thể hiện tinh thần kỷ luật rất tốt, vì có sự lầm lẩn ban giám khảo đã cho các môn sinh thi nhảy công lực 50 cái và hít đất 50 cái, nên võ sư chủ tịch phong trào họp ban chấm thi và đồng ý tăng thêm cho các môn sinh mổi người 1 điểm , nhờ 1 điểm nầy mà các môn sinh được vớt lên đậu không ai bị rớt, tất cả đều hoan hỉ vui mừng, đây cũng là điểm khuyến khích để nâng đở tinh thần cho các môn sinh từ xa xôi 500 đến 1000 kí lô mét lái xe cả ngày đường về dự thi.

        Sau khi ăn tối, trời bổng đổ cơn mưa tầm tả , chương trình ban tổ chức đự định dẫn các phái đoàn đi thăm viếng Paris by night để chụp hình tháp Eiffel và đi thuyền trên dòng sông Seine bị đình trệ, nhóm quyết định đi, nhóm không chịu đi, lần lựa đến 10 giờ đêm mưa mới nhẹ hạt lại, một số người đòi đi, tôi cũng tháp tùng đi theo vì đã đến nước Pháp, đã đến Paris mà không đi viếng cảnh nầy thì thật là uổng. Dọc đường xa lộ lại có tai nạn xãy ra làm xe bị chậm lại, phải mất hơn tiếng đồng hồ mới tới chổ du thuyền, chiếc du thuyền cuối cùng vừa rời bến, chúng tôi không mua được vé lên tàu để đi dọc theo dòng sông ngắm cảnh Paris về đêm, chúng tôi đành đứng trên bờ để ngắm các chiến tàu chở du khách đi vậy. Ðêm Paris trời tuy mưa, gió lạnh, nhưng có rất đông người qua lại, từng xe Bus, xe nhà đổ khách xuống và rước khách đi nhộn nhịp, quang cảnh Paris về đêm dưới ánh đèn màu lấp lánh trông đẹp và thơ mộng. Tháp Eiffel cao vút, lộng lẩy chắn ngang cầu với bao ánh đèn chớp chớp vào lúc 12 giờ đêm khiến bao xe chạy ngang đều phải dừng lại để ngắm nhìn, đây là một kỳ quan của thế giới, các du khách đều đua nhau chụp hình lưu niệm, tôi và võ sư Quý cũng chụp một số hình lưu niệm, không biết bị tổ trát hay là trời Paris lạnh quá máy hình của tôi hể cứ mổi lần chụp lên là bị tắt máy, tôi gọi đùa là máy automa-stop, chuyển qua máy hình của võ sư Quý, máy nầy thuộc loại automa-lắc, mổi lần chụp phải lắc mới chụp được, chúng tôi cười đùa:

        -Cố gắng đứng làm duyên làm dáng mà không biết có được tấm nào không...
Võ sư Quý nói: 

        - Máy automa-lắc vậy mà chụp tốt lắm à, bảo đảm hình sẽ đẹp
(Quả thật sau đó võ sư Quý đã gởi cho tôi những tấm hình thật đẹp, xin cám ơn võ sư Quý).
Chúng tôi lên xe tiếp tục đi ngang qua đường hầm Paris nơi công nương Diana tử nạn, ở phía trên đường hầm, những người ái mộ đã lập tượng đài dán đầy hình ảnh công nương Diana, phía dưới là những bó hoa tưởng niệm, tôi chụp một vài hình lưu niệm trước tượng đài. Sau đó chúng tôi lên bánh xe xoay vòng thật lớn và cao để ngắm chiếc cổng Khải Hoàn Môn nổi tiếng của Pháp, chiếc cổng nầy được thành lập vào hồi đệ nhị thế chiến, mổi khi quân Pháp thắng trận trở về đều được đón tiếp và ghi công tại chiếc cổng nầy Chúng tôi lái xe chạy thẳng đến chiếc cổng nầy để nhìn cho rõ, đường dẩn vào cổng thật là đông đúc, chật chội, xe chúng tôi nhút nhít cả buổi mới ngang qua được chiếc cổng, nhìn thấy công trình kiến trúc thật là công phu và đồ sộ. Chúng tôi trở về nhà võ sư Ðức vào lúc nữa đêm, tiếp soạn đai đẳng và bằng cấp cho các môn sinh thi đậu sẽ được mang đai vào ngày hôm sau.

        8 giờ sáng ngày 3 tháng 6, chúng tôi có mặt tại hội trường, võ sư Ðức và Quý phân công cho các võ sư khác, người thì lo tổng dợt chương trình lễ, người thì lo tập dợt chương trình biểu diễn, còn các môn sinh còn lại thì tập dợt thêm một số đòn thế mới, tôi và võ sư Quý tập cho các hoàng đai III cấp bài Việt Võ Ðạo Quyền, và tu sửa một số đòn thế cho các huynh đệ khác cho đẹp mắt hơn như bài Song dao pháp, thập thế bát thức, ngũ môn quyền pháp ..., Thấy có trống có lân sẳn mà các môn sinh không biết múa tôi liền hướng dẫn cho các môn sinh múa những bước cơ bản,các môn sinh học gắp rút trong vòng nữa tiếng.

        Sau khi dùng buổi trưa, chúng tôi trở lại hội trường, các môn sinh người Pháp lo sắp đặt bàn thờ rất chu đáo và trang nghiêm, với đầy đủ hình ảnh sáng tổ, lư hương chân đèn, hoa, quả , 2 câu liễn đối được các môn sinh khắc từng chử trên miếng gổ hình thoi treo dọc 2 bên bàn thờ trông rất hay, cờ Vovinam của 5 đơn vi tham dự được treo một bên, cờ quốc gia của 5 nước được treo một bên, các môn sinh tề tụ hàng ngũ chỉnh tề giữa sân tổng cộng có khoảng 50 võ sư và huấn luyện viên các nước về tham dự và khoảng 100 môn sinh tại địa phương tham dự, quan khách ngồi dọc trên khán đài khoảng 200 người, có 2 người Pháp đại diện chính quyền tỉnh đến tham dự và có một đài truyền hình địa phương đến lấy tin tức và quay phim. 
Ðúng 3 giờ, chương trình lễ bắt đầu, M.C Sébastian nói tiếng Pháp và M.C Châu Minh Nhựt nói tiếng Việt điều khiển chương trình lễ, mỡ đầu là chào cờ, Pháp, Việt, Việt Võ Ðạo Kỳ, một phút mặc niệm.. Ðội lân Paris vừa được tôi dạy múa ra bái tổ và trình diễn ngay trước mặt quan khách, Kế tiếp là lễ thăng đẳng cấp khoá 18 Âu Châu , từng em thủ Khoa được mời lên thắt đai danh dự, từng em Á Khoa được mời lên trao đai danh dự, tất cảc môn sinh trúng tuyển được phát đai và đồng thay đai một lượt sau khi quay 3 vòng, Lễ tuyên thệ nhập môn được một môn sinh người Pháp tuyên đọc bằng tiếng Pháp, các tân môn sinh đặt tay lên tim để tuyên thệ nhưng không chém tay ra về trước vì tránh lối chào của Hitler, võ sư chủ tịch phong trào, đại diện môn phái lên chấp nhận lời tuyên thệ của các tân môn sinh và có đôi lời giới thiệu về tôi: một vị khách đặc biệt trong buổi lễ, tất cả vổ tay đón chào nồng nhiệt, tôi đáp tạ vài lời và khuyên nhủ tất cả môn sinh cố gắng tập luyện và sinh hoạt lâu dài với môn phái. 

        Tiếp theo là chương trình biểu diễn võ thuật một chương trình mà khán giả đã chờ đợi trong suốt buổi lễ, mở màn là màn đồng diễn các thế cơ bản của môn phái như: Chém. gạt, chỏ, đấm, đá do toàn thể môn sinh các nơi trình diển theo đội hình tứ trụ trông hùng hồn và lạ mắt, kế tiếp là bài Khai môn quyền, xong các môn sinh theo thứ tự chạy di chuyển đội hình vào trong theo tiếng trống của võ sư Thái Quý và Cẩm Bình. Tiếp theo là các bài Thập tự, Long hổ, tự vệ nữ, tam đấu nữ, song luyện, kiếm, đòn chân...Ðặc biệt tôi và võ sư Quý đã làm sống động hội trường bằng màn biểu diễn: tay thước chống với kiếm, và quạt chống với đao. Khi võ sư Cẩm Bình được giới thiệu lên từng tràng pháo tay nổ dòn đón chào , khích lệ vì đây là lần đầu tiên quan khách cũng như võ sư, huấn luyện viên và môn sinh được xem một nữ võ sư của môn phái biểu diễn. Mổi một thế phản đòn chấm dứt là một tràng pháo tay cổ võ, đến đoạn quạt chống với đao, khán giả ồ lên kinh ngạc và vổ tay cổ võ càng lớn khi thấy trong tay tôi cầm cây quạt có chút xíu mà đấu với cây đao có bề bản đồ sộ, khi chấm dứt bài vì đổ mồ hôi nhiều quá tôi dùng quạt phe phẩy quạt cho mát, khán giả cười vui nhộn lên và vổ tay càng lớn, kéo dài không dứt. Xin thành thật cám ơn khán giả, võ sư, huấn luyện viên và môn sinh phong trào Âu Châu. Tan lễ là màn chụp hình lưu niêm giữa các võ sư, huấn luyện viên và toàn thể môn sinh, rồi từng phái đoàn đã mời tôi đứng chụp hình chung để lưu niệm ngày gặp gỡ.

        Sau buổi cơm chiều các võ sư và huấn luyện viên phong trào lại tiếp tục họp để tổng kết ưu khuyết điểm của buổi lễ, bàn thảo việc ban hành bản nội quy mới, và một số công việc của nội bộ trong phong trào, từng người phát biểu, tổng thư ký ghi nhận, ban tổ chức đúc kết để lần sau tổ chức được hoàn hảo hơn, tất cả làm việc trên tinh thần dân chủ đồng thuận, điều đáng khen là các võ sư và huấn luyện viên trong phong trào cứ âm thầm làm việc không ngại gian lao khổ nhọc, lúc nào cũng lịch sự, tự giác làm, không cần ai nhắc nhở, không khí sinh hoạt của phong trào rất dầm ấm và đoàn kết, mọi người đều thương yêu và quý trọng lẫn nhau, chuyến đi nầy tôi đã học hỏi rất nhiều đều hay, mới lạ của phong trào, và cảm nhận được những tình cảm chân thành của từng môn sinh đối với tôi, họ tự nguyện làm việc như những chiến sĩ vô danh, xin kính chúc các chiến sĩ vô danh của phong trào Âu Châu gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp trong tương lai.

Xem tiếp phần 2

 

 


 

..