LUẬN ÁN

(DỰ THI HỒNG ÐAI I CẤP)

Ðề tài


PHƯƠNG
PHÁP
HUẤN
LUYỆN


Chủ biên: Môn Sinh Nguyễn Anh Dũng
(1992- 1993)




LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

  • Họ và tên: NGUYỄN ANH DŨNG

  • Năm sinh: 1954

  • Ngày nhập môn: 1968 (chương trình võ thuật hoá Học Ðường)

  • Ðẳng cấp hiện nay: Chuẩn Cao Ðẳng

  • Ngày mang đẳng cấp: Tháng 4/1990

  • Quá trình hoạt động: 
    - 1971- 1972 HLV tại võ đường Hùng Vương
    - 1972- 1973 - Quản đốc võ đường Lasan Mỹ Tho

  • HLV võ đường Bệnh viện III Dã chiến Mỹ Tho

  • HLV Tiểu Chủng viện Gioan 23 Mỹ Tho 
    - 1973 - 1975 - Quản đốc võ đường Long HảI

  • Quản đốc võ đường Phước Tỉnh
    - 1976 - 1989 - Ðội biểu diễn Việt Võ Ðạo Quận 8

  • Chuyên trách đặc huấn tại Vũng Tàu - Bà Rịa

  • Huấn Luyện Viên trường Việt Võ Ðạo CLB Võ Thuật trường Ðại Học Thể Dục Thể Thao Trung Ương II 
    - 1989 - 1992 - Vụ trưởng Vụ huấn luyện Việt Võ Ðạo Liên Xô (củ)

  • Ủy viên Văn Phòng Chưởng Môn

Ngày thực hiện luận án: Tháng 2/1992
Ngày hoàn thành: Tháng 1/ 1993



THÀNH TÂM HIẾN DÂNG:

Anh Linh Cố Võ Sư Sáng Tổ NGUYỄN LỘC: Ðấng sáng tổ vô cùng thiêng kính Môn Phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO người khải đạo chủ Thuyết CÁCH MẠNG TÂM THÂN.


TRÂN TRỌNG KÍNH TRÌNH:

Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG: Người thầy cao cả, đã gieo cho con niềm tin tưởng vô biên vào lý tưởng VIỆT VÕ ÐẠO.

TRI ÂN:

  • Võ Sư NGUYỄN VĂN CHIẾU

  • Võ Sư NGUYỄN VĂN SEN

  • Võ Sư TRẦN VĂN MỸ

  • Võ Sư LÊ THANH LIÊM

  • Võ Sư DIỆP KHÔI 

Ðã nhiệt tình hổ trợ và giúp cho tôi những tư tưởng tiến bộ.


KÍNH TẶNG:


Các VÕ SƯ - HUẤN LUYỆN VIÊN Ðã và Ðang tận tâm cống hiến Cho Sự Nghịêp VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.



 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ÐẦU 

PHẦN MỘT - PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TỪNG PHẦN 

CHƯƠNG MỘT: PP/ huấn luyện ÐÒN CHIẾN LƯỢC 

  • Ðòn chiến lược là gì ? 

  • Phân nhóm

  • Trường hợp áp dụng

  • Yêu cầu Huấn Luyện

  • Bãy bước thực hiện

CHƯƠNG HAI: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CĂN BẢN 

  • Ðòn căn bản là gì?

  • Hướng tấn công và nguyên tắc tránh né

  • Yêu cầu huấn luyện

  • Bốn bước thực hiện

CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TÉ NGà

  • Tổng quan 

  • Trước khi dạy té ngã

  • Trong khi dạy té ngã

CHƯƠNG BỐN: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN QUYỀN

  • Khái niệm

  • Nghệ thuật múa quyền

  • Năm bước huấn luyện 

PHẦN HAI - PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHUNG 

CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH, GIÁO ÁN 

  • Phân biệt chương trình và giáo trình

  • Cách soạn giaó trình cấp TVNM

  • Giáo án 

CHƯƠNG II: GIẢI THÍCH GIÁO ÁN 

  • Khỏi động

  • Trọng động

  • Thư giản hồi sức

  • Học đòn mớI

  • Tập hổ trợ

  • Mẩu giáo án 1 

CHƯƠNG III: THUYẾT MINH CÁC BÀI TẬP 

  • 12 lối khởi động chung (diễn tả)

  • Khởi động chuyên môn: BT hợp lực hay tam bộ liên hoàn

  • Bài tập dẻo chân (diễn tả)

  • Bài tập tăng lực

PHỤ CHƯƠNG 

  • Lão Mai Quyền

  • Ngọc Trản Quyền 

LỜI KẾT 

 

LỜI NÓI ÐẦU

Muốn trở thành một tài năng người ta cần phải hội đủ 3 yếu tố cơ bản:

  1. Năng khiếu

  2. Sự chuyên cần

  3. Phương pháp rèn luyện

Năng khiếu được đưa lên hàng đầu bởi vì đây là một yếu tố rất quan trọng, có tính thiên phú, không phải ai muốn cũng được. Ví dụ: một người có giọng nói ồ ề, khàn khàn thì không thể thành công trong ngành thanh nhạc mặc dù anh ta có ước vọng trở thành ca sĩ. Hoặc là người có đôi bàn tay thô kệch vụng về sẽ khó đạt thành công trong lãnh vực hội họa, điêu khắc hay những ngành nghề cần sự khéo léo và vi tế của đôi tay.

Khả năng thiên phú không chỉ thể hiện ở mặt thể chất mà còn thể hiện ở tính chất chẳng hạn như sự thông minh, nhớ giỏi, tính toán, óc sáng tạo v.v... Chính vì sự định hình năng khiếu như vậy loài người đã có những thiên tài lỗi lạc ở nhiều ngành khác nhau như Toán Học, Vật Lý Học, Hóa Học, Vi Trùng Học, Nguyên Tử Học, Nhạc, Họa, Ðiêu khắc, Võ Học....

Khi đã may mắn được trời ban cho một khã năng đặc biệt, bản thân người ấy phải biết phát hiện và trau dồi, nếu không tài năng non trẻ ấy sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Sự chuyên cần tuy đứng hàng thứ hai nhưng rất cần thiết có một lập trường kiên định, quyết thực hiện đến cùng mục tiêu đã đề ra. Nếu không có tính kiên nhẫn để vượt khó thắng khổ trong quá trình học tập và rèn luyện, ta dễ đầu hàng nghịch cảnh để rồi về sau cứ mãi nuối tiếc vì đã phí hoài một tài năng chớm nở.

Hai yếu tố vừa kể trên có tính chủ quan, trong khi yếu tố thứ ba là Phương pháp rèn luyện lại có tính khách quan. Nó tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người Thầy, khả năng nắm bắt tâm lý để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho người học tiếp thu được dể dàng, biết khuyến khích động viên trước những biểu hiện chán nản lười học, cũng như biết sáng tạo những bài tập cho phù hợp để từng học viên được tiến bộ và phải biết bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc để nhanh chóng đào tạo người tài giỏi cho đất nư phảI

VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO ngày càng phát triển rộng rãi, yêu cầu về lực lượng Võ Sư và Huấn Luyện Viên không chỉ trông vào số lượng mà còn đòi hỏi nhiều ở chất lượng. Môn phái chúng ta đã để lại cho đời một tài sản vô giá nhưng nếu không biết sử dụng triển khai, phát huy mạnh mẽ những tinh hoa hầu phục vụ cho xã hội hiện đại, thì chính chúng ta, người của thế hệ hôm nay rất có lỗi với Sáng Tổ và các thế hệ mai sau.

Trong phạm vi bài viết này, với một khả năng còn nhiều giới hạn nhưng bằng một tình cảm chân thành, tha thiết đối với sụ nghiệp của Môn Phái, tôi mạo muội trình bày những phương pháp huấn luyện mà bản thân đã rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm. Rất mong được học hỏi những kinh nghiệm quí giá khác của qúi vị võ Sư, Huấn Luyện Viên đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy, ngõ hầu hình thành được một mẫu huấn luyện chuẩn mực, khai thác được những mặt mạnh của chương trình huấn luyện, giúp môn sinh luyện tập Việt Võ Ðạo một cách dễ dàng, và nhanh chóng nắm bắt những tinh hoa của môn phái, qua đó sự lớn mạnh của phong trào không có tính cuc bộ.

Chương trình huấn luyện cấp Sơ đẳng được phân thành 4 nội dung huấn luyện chính:

  1. Phương pháp huấn luyện Ðòn Chiến Lược

  2. Phương pháp huấn luyện Ðòn Cơ bản

  3. Phương pháp huấn luyện Té Ngã

  4. Phương pháp huấn luyện Múa Quyền

Ngoài ra khi lên cao sẽ có thêm 3 phương pháp huấn luyện và những nội dung khác như: 

  • Phương pháp huấn luyện Song Luyện
  • Phương pháp huấn luyện Ða Luyện
  • Phương pháp huấn luyện Ðòn Chân
  • Phương pháp huấn luyện Vũ Khí
  • Phương pháp huấn luyện vật

Mỗi nội dung nêu trên đều có cách huấn luyện riêng, mục đích giúp môn sinh luyện tập ngay vào trọng tâm của đề tài, để đạt đến thành công bằng một thời gian ngắn nhất, ít tốn công sức nhất, yêu cầu đặt ra gồm ba mặt:

  1. Thể chất

  2. Kỹ năng

  3. Phản xạ 

Tạm thời gọi đó là phương pahp huấn luyện từng phần.

Ngoài ra còn một vấn đề không kém phần quan trọng là cách tổ chức một buổi tập như thế nào để từ tiết mục bắt đầu cho đến tiết mục cuối cùng liên quan mắc xích với nhau hầu đạt hiệu qủa cao, để học viên thấy rằng cứ sau một buổi tập là được một bước tiến bộ cả ba mặt nêu trên. Trong phần II nói về phương pháp huấn luyện chung nêu rỏ các diễn tiến tuần tự đó và có phân tích một số điểm mà đôi khi chúng ta thấy không cần thiết nhưng lại có giá trị trong công tác giáo dục thể chất.

Và mục đích cuối cùung của chúng ta vẫn là sự đoàn kết trên dưới một lòng, chung tay gop sức làm cho môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO ngày càg vững mạnh, đào tạo thật nhiều nhân tài xuất chúng về võ học hầu phong trào đủ sức lan tỏa khắp hành tinh thực hiện hoài bảo NHÂN VÕ ÐẠO, làm vinh danh dân tộc VIỆT NAM trên trường QuốcTế.


VS. Nguyễn Anh Dũng

****************************************

PHẦN I

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TỪNG PHẦN

CHƯƠNG I:   PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CHIẾN LƯỢC

    A./ LƯỢC ÐÒN CHIẾN LÀ GÌ ?

Ðòn chiến lược là tên của một chuổi động tác được sắp xếp hợp lý để trở thành một kế hoạc tấn công. Mổi đòn mang một sắc thái riêng nên được đánh số từ 1 đến 30 để phân biệt và dễ nhớ.

    B./ PHÂN NHÓM:

Trong hệ thống huấn luyện đòn chiến lược của việt Võ Ðạo được chia làm 3 nhóm:

  1. Nhóm 1: Từ đòn số 1 đến số 10: Ít động tác, đơn giản, thực dụng

  2. Nhóm 2: từ đòn số 11 đến số 20: Luyện tay và chân của 2 phía phải, trái linh hoạt như nhau, chứ trọng nhiều đến các kiểu xoay ngưới đánh láy.

  3.  Nhóm 3: từ đòn số 21 đến số 30: Tấn công ồ ạt bằng chuổi động tác thật dài.

    C./ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG:

Trong thực tế lâm trận tùy theo tư thế của đối phương có 2 trường hợp để áp dụng:

  • Trường hợp ta chủ động đánh trước:
    Những đòn chiến lược có thể đánh nhử, dụ đối phương chú ý về một phía, tạo sơ hở để ta đánh tiếp những thế có tính cách quyết định.
    Thí dụ: Chiến lược số 1,2,3,5,8,11,12.

  • Trường hợp đối phương chủ động đánh trước:

Ta áp dụng những đòn chiến lược có thể đánh đầu tiên mang tính chất cản phá và những thế tiếp theo mang tính chất quyết định như: Chiến lược 4, 6, 7, 16, 19, 20.
Trong trường hợp này đối phương bị quán tính tràn tới nên lở bộ, không thể nhanh chóng thối lui hoặc đổi hướng để tránh đòn nên dễ bị ta đánh trúng.

      D./ YÊU CẦU HUẤN LUYỆN:

Từ bước đầu tiên học thuộc một đòn chiến lược cho đến bước cuối cùng - áp dụng thành công - Người tập phải được hướng dẫn qua nhiều bước trung gian, mà mỗi huấn luỵên viên chính là một bài tập mang sắc thái tìm hiểu, sinh động, hứng thú, làm tăng dần khả năng nhanh nhẹn, tốc độ phát đòn, đạt hiệu qủa cao trong lúc thi triễn. Mặt khác vì đây là hình thức đối luyện nên cả 2 phía đều đạt những thành tựu. Phía tấn công sẽ đạt được khả năng đánh giỏi, phía chịu đòn sẽ đạt được khả năng thủ kín.

    C./ BÃY BƯỚC THỰC HIỆN:

1.      THUỘC ÐÒN:
Sau khi thi hành động tác, cho võ sinh đánh đồng loạt, chậm theo lời hô, khi võ sinh tương đối thuần thục tay chân, ta cho tăng dần nhiều động tác thực hiện trong một lời hô.

a.      Thí dụ: Tập chiến lược số 1

  1. Hô tiếng thứ nhất: Chém trái số 1 

  2. Hô tiếng thứ hai: Ðấm thấp phảI

  3. Hô tiếng thứ ba: Bước chân đánh chỏ

b.      Sau khi tương đối thuần thục

  1. Hô tiếng thứ nhất: chém trái, đấm thấp phảI

  2. Hô tiếng thứ hai: bước lên đánh chỏ

c.      Và cuối cùng của bước một

  • Mổi lần hô: đánh trọn đòn

(Cho đội hình đổi hướng về phía sau; khi đã đánh dứt một đòn)

2.      XÁC ÐỊNH VỊ TRÍ:
Trong bước này lúc thi hành động tác, HLV nên thực hiện có đối tượng (phụ tá hoặc một võ sinh nào đó), đòn phát chậm vào đúng vị trí qui định.

Thí dụ: Chiến lược số 1

  • Chém đúng vào ngang tầm mặt đối phương

  • Ðấm vào sườn

  • Chồm lên đánh chỏ vào thái dương.

  • Sau đó cho võ sinh xoay đôi vào nhau

Thế thủ -
Mổi bên được thực hiện một lần, chậm, theo lời hô từng động tác, phía chịu đòn không phản ứng gì cả. Lần lượt đổi bên cho đến khi thuần thục.

3.      PHỐI HỢP VỚI PHÒNG VỆ

Ðể tránh va chạm gây nguy hiểm trong lúc tập ta cho võ sinh áp dụng kỷ thuật che chắn, phòng vệ bằng cách giữ 2 tay song song che ngực (không được đạt tréo), tùy theo tầm đánh của đối phương mà di chuyển hai tay lên, xuống, sang phải, sang trái. Ở bước luyện tập này võ sinh được tạo một thói quen bình tỉnh phòng vệ, hai tay thu về che chở những nơi hiểu yếu, không nên đưa tay qúa cao khi che mặt vì thế sẽ hở ngực, mức cao nhất của hai nắm tay chỉ ngang tới trán.

Cho võ sinh xoay đôi vào nhau - thế thủ
Phía tấn công đánh từng động tác theo lời hô, chậm. Phía chiu đòn áp dụng kỷ thuật phòng vệ che kín chổ đối phương muốn đánh

Lưu ý: không nên đưa tay ra xa ngoài để chặn đòn, dể bị sơ hở.

Sau khi đã thuần thục ta hô nhanh dần và cuối cùng chỉ một lời hô võ sinh phải thực hiện nhanh trọn đòn chiến lược.

4.      KHAI THÁC TRIỆT ÐỂ :

Phải hướng dẫn cho võ sinh nắm vững cách phát đòn hư, thế nhử ra sao để tạo được chổ sơ hở trên người đối phương như ý muốn.

Thế hư phải đánh như thật có nghĩa là cũng nhanh, mạnh, hùng hổ, dữ dằn nhưng không cần trúng vì đối phương sẽ dểdàng tránh đỡ; tiềm lực ta dồn vào thế thật, công đúng vào chổ đối phương vừa hở trong lúc đở đòn hư, để quyết định vấn đề.

Ở bước này vế tấn công phải tìm cách đánh trúng bằng sự dụ địch thông minh, bằng những động tác cực kỳ nhanh nhẹn, võ sinh phải khai thác triệt để sự lợi hại của đòn thế cộng với sự khéo léo của bản thân để đạt được kết qủa mong muốn là đánh trúng đích.

Ðương nhiên là rất khó nhọc thực hiện vì phía chịu đòn đã biết trước và quen với lối phòng vệ ở bước thứ ba. Vẫn tập theo lời hô, qui ước Một: A đánh; Hai B đánh. để tạo phản ứng linh hoạt, nên cho võ sinh đổi cặp trong bước luyện tập này.

5.      BÁM SÁT ÐỐI PHƯƠNG :

Ðặt thêm một vấn đề nữa: Phía chịu đòn không những chỉ che chắn mà còn tránh né đổi hướng hoặc thối lui buộc phía tấn công phải luôn bám sát đối phương để đạt được mục đích cuối cùng: đánh trúng (hẳn nhiên là phải dùng đúng đòn chiến lược mà HLV đang cho tập).

Thông thường khi đã tập thành công bước thứ năm, võ sinh đã có khả năng sử dụng được đòn chiến lược trong giao đấu một cách vững vàng và hiệu quả. Và phía chịu đòn cũng được quen dần với sự né tránh, phòng thủ.


Lưu Ý:
Hãy để phía chịu đòn tự né tránh theo ý họ. Ở bước này vẫn cho võ sinh tập với chế độ qui ước: MỘT: A đánh; HAI: B đánh.

6.      LIÊN TỤC ÐƠN ÐIỆU :

Một đòn chiến lược ta có thể phát ra liên tục nhiều lần trongmột đợt tấn công, ohát đòn lần thứ nhất nếu không đạt kết quả, tatiếp tục phát lần thứ hai, thứ ba,... cho đến khi đánh trúng hoặc dồn đối phương vào chổ cụt, phí chịu đòn có thể tránh hoặc thối lui cho đến khi phía tấn công bị chững lại, lập tức phản công trở lại bằng đòn chiến lược theo qui ước.

Ở bước này HLV hô tên đòn chiến lược không theo tứ tự và để cho võ sinh tập tự do. Phía nào nhạy bén nhớ đòn thì sẽ phát trước và nếu đánh liên tục áp đảo được đối phương khiến bên kia không thể nào phản công lại được thì sẽ thắng.

7.      LIÊN TỤC ÐA DẠNG :

HLV không cần phải hô tên đòn mà hãy để võ sinh tự chọn và trong bước này sự tấn công liên tục phải là tổ hợp của nhiều đòn chiến lược khác nhau, mục đích phát huy sự sáng tạo của võ sinh người Thầy chỉ gợi ý mẩu và khuyến khích mọi người làm theo bằng sự lựa chọn riêng.

Một đòn chiến lược lần lượt được tập dợt qua bảy bước, từ bước một: Thuộc đòn, có tính lý thuyết, chuyển dần đến bước thứ bãy là bước thành công, người tập sẽ thuộc đòn bằng một tâm trạng hứng thú, quen dần với kỹ thuật giao đấu Việt Võ Ðạo. Vã lại bài tập chuyển từ dễ đến khó và tạo điều kiện gần giống giao đấu thực tế nên người tập thực hiện dễ dàng và tích lũy nhiều kinh nghiệm lâm chiến.

Xem tiếp trang kế   

 

 


 

..