LUẬN ÁN DỰ THI HỒNG ÐAI I CẤP
 của Võ sư Nguyễn Anh Dũng


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CĂN BẢN

    A./ ÐÒN CĂN BẢN LÀ GÌ ?

Ðòn căn bản là những kỹ thuật phản công gồm sự tránh né , gạt đỡ, đón bắt và đánh trả hợp lý khi bị tấn công.

Gọi là đòn căn bản vì qua nội dung nầy ngưới tập được trang bị một kiến thức căn bản về kỹ thuật dùng sức trong chiến đấu, nắm vững các nguyên tắc tránh né, gạt đỡ và công vào chổ hở của đối phương, dần dần hoàn thiện một phản xạ tốt cho thân, thủ, bộ pháp, hình thành một nền tảng vững chắc về thân chất và tư duy làm bàn đạp cho ngưới tập tiến sâu vào nền võ học.

    B./ HƯỚNG TẤN CÔNG VÀ NGUYÊN TẮC TRÁNH NÉ :

Trong võ thuật, các thế đánh thể hiện ở nhiều dạng, nhiều kiểu, mang nhiều tên gọi khác nhau của nhiều môn phái khác nhau, nhưng tựu trung vẫn không ngoài những hướng sau đây:

  1. Từ trong ra (như đấm thẳng, đấm thấp, đạp, đạp lái, chém số 3, 4)

  2. Từ trên xuống (như: đấm búa, bật ngược)

  3. Từ dưới lên (như đấm múc, đá thẳng)

  4. Từ ngoài vào (như đấm móc, đấm lao, đá tạt, đá cạnh, đá móc gót ...)

Nếu cô đọng lại sẽ còn hai hướng:

  1. Hướng trực diện (trong ra, trên xuống, dưới lên)

  2. Hướng vòng (ngoài vào)

Cho nên khi gặp một đòn công theo hướng trực diện ta sẽ tránh sang một bên (phải hoặc trái) và khi gặp một đòn công huộc hướng vòng sẽ tránh bằng cách tiếp cận.
Như vậy ta có 3 trường hợp cơ bản về nguyên tắc tránh né. Tưởng tượng ta đứng trên 2 trục ngang dọc (giao điểm như hình dấu cộng + ).

1.      Khi bị tấn công trực diện bằng tay hay chân phải: ta tránh về hướng cánh phải của đối phương. 

*+

Sở dĩ chọn hướng tránh này là để thoát được mũi tấn công và ta ở vào thế tối ưu, tránh được những đòn kế tiếp thuộc bên trái của đối phương.
2. Trường hợp khi bị tấn công trực diện bằng tay (chân) trái: ta tránh về phía trái của đối phương bằng cách di chuyển chân phải trên đường thẳng song song với trục ngang.

+*

2.      Khi bị tấn công bằng đường vòng: ta tránh né bằng cách tiến thẳng vào đối phương.

Sự cô đọng hướng tấn công giúp ta dễ dàng xác định hướng tránh đòn và rút ra nguyên tắc:

  •  Công vòng: Tránh thẳng vào trong

  •  Công thẳng: Tránh ngang cùng phía


Một phương pháp tránh né ngoại lệ khác dùng trong trường hợp bị tấn công trực diện là xoay tròn để hất bạt chân (hoặc tay) đối phương ra ngoài như lối phản đạp phải và trái số 1, và có trường hợp tấn công theo đường vòng nhưng chếch 45 độ như đấm lao thí ta không áp dụng phản như đấm móc được mà phải luồn đầu và tiến vào tiếp cận.

    C./ YÊU CẦU HUẤN LUYỆN :

Mục tiêu đề ra là người HLV phải làm sao cho võ sinh đạt được 2 yêu cầu:
Phải hiểu cặïn kẻ từng kỹ thuật một, từ cách tránh né, gạt đỡ, đón bắt, công vào chổ hở của đối phương. Cho phép võ sinh đặt nhiều câu hỏi tại sao và giải thích thật hợp lý. Nếu không , tất cả sẽ như mớ bòng bong, rối trí người tập.

Ðộng tác phải trở thành phản xạ, qua các bài tập từ dễ đến khó, nhanh mắt, lẹ tay, vững vàng. Mỗi kỹ thuật phải đạt 3 yếu tố: Nhanh , Mạnh, Chính xác.

    D./ BỐN BƯỚC THỰC HIỆN :

1./ Thuộc đòn:
Trong khi thực hành động tác nên giải thích thật rõ ràng và xoáy vào trọng tâm của kỹ thuật, tránh nói nhiều, lan man, lạc đề. Cần có người ra đòn cho ta thực hiện phản công để võ sinh được nhìn thấy cụ thể. Sau đó ta phân kỹ thuật ấy thành nhiều động tác và thực hiện một mình (tưởng tượng có người ra đòn). Cho võ sinh tập đồng loạt như vậy cho đến khi thuộc.
2./ Thực hành chậm: 
Cho võ sinh xoay đôi vào nhau, kỹ htuật được thực hiện chậm, đòn phát trúng đích.
Thí dụ: Tập đòn phản đấm thẳng phải

  • đấm thẳng phải chạm vào càm B (B đứng yên)

  •  B di chuyển chân trái sang phía trái của mình (đinh tấn) tay phải gạt lối số 1. (Mép tay chạm vào cườm tay đối phương)

  •  B chém trái lối số 1 vào tầm mặt đối phương

  •  B đấm thấp phải vào sườn đối phương

Nhắc nhở võ sinh khi phát đòn tay chân phải vận lực đầy đủ (mặc dù đánh chậm) và phải đánh trúng đích (vừa chạm mục tiêu); đồi bên sau một lần phản đòn để tâm lý người tập được hưng phấn.

3./ Ðộng tác nhanh dần :

Sau khi võ sinh đã tương đối thuần thục, ta cho tăng tốc độ luyện tập bằng cách ghép 2 động tác thực hiện trong một lời hô, sau đó ghép 3 và 4 động tác.

Cuối cùng của bước này là mỗi bên phải thực hiện trọn kỹ thuật trong một tiếng đếm.

  • Một : A đánh

  • Hai : B đánh

4./ Luyện phản xạ :

Hãy tạo lực để cho giữa hệ thần kinh thị giác và thần kinh vận động không có khoảng cách thời gian kể từ khi phát hiện cho đến lúc thực hiện. Có nghĩa là để người tập tự quan sát và có phản công kịp lúc.

Nên hướng dẫn người tập quan sát đối phương trong vùng tam giác đôi mắt và hai đầu vai, vì những điểm này giúp ta phát hiện được hướng và tính chất của sự tấn công một cách dễ dàng.

Người HLV không cần phát hiệu lệnh Một, hai để thị giác của võ sinh không được thính giác trợ giúp và chỉ cần nói tên của kỹ thuật như đấm thẳng phải, đấm móc phải .... Rồi để cho hai bên tự tập, mỗi bên ra đòn một lần. Như vậy lớp tập lúc này giống như mất trật tự nhưng có nhiều đt hiệu 

  •  HLV đi chỉnh sửa cho từng cặp mà không ảnh hưởng đến không khí luyện tập

  •  Lượng vận động của võ sinh không bị gò bó, nhiều hoặc ít quá , mà phù hợp vào sức chịu đựng của từng người.

  •  Có sự ganh đua gây không khí hào hứng luyện tập, học mà vui, vui mà học.

  •  Thị giác của người tập nhạy bén dần nhờ sự tập trung quan sát phân biệt được hướng phát đòn của đối phương.

  •  Phản ứng tràng, tránh. né, gạt, đở sẽ được nhanh chóng và kịp lúc.

Trong lúc luyện tập nội dung này không nên cho võ sinh té ngã, vì thế sẽ gây ra tình trạng thiếu tập trung vào trọng tâm rèn luyện và để xãy ra tai nạn ảnh hưởng đến tâm lý chung của cả lớp. Khuyến khích võ sinh nên ra đòn như thật, không nên đánh quá yếu ớt phía bên ngoài để tạo sự cảnh giác và chú ý cao độ trong lúc tập.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TÉ NGÃ

    A./ TỔNG QUAN:

Ðây là một nội dung rèn luyện gây khó khăn không ít cho võ sinh cũng như cho HLV phụ trách lớp. Tâm lý người thường rất sợ té ngã, nhất là trên sàn tập không có lót thảm êm. Có người rất ham thích tập võ nhưng phải bỏ dở hoặc tìm một bộ môn khác vì không chịu nổi sự đau đớn trong lúc luyện tập

VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO có 4 lối té ngã cơ bản:

  1. Té sấp

  2. Té ngang

  3. Té ngữa

  4. Té lộn vai

Các kỹ thuật té ngã này giúp ta tránh được sư va chạm với mặt đất gây gãy tay xương, dập đầu, vỡ mặt hoặc chấn thương nội tạng và cũng là nền tảng cho việc luyện tập đòn chân ở trình độ cao hơn.

    B./ TRƯỚC KHI DẠY TÉ NGÃ: 

Một phương châm trong việc huấn luyện té ngã: hãy kiên toàn các nhóm cơ bắp chủ yếu để phục vụ cho động tác kỹ thuật.

HLV phải có những bài tập hổ trợ để giúp cho võ sinh quen dần. Ngay những buổi đầu nhập học ta có thể cho người tập thực hiện ngay vào cuối giờ hai bài tập sau đây:

             Bài tập “Con Tôm”

Chủ yếu củng cố cơ bụng và phát riển sức nặng của đôi tay. Tư thế như con tôm co đuôi vào và búng mạnh ra sau.
Thực hành:

  •  Ngồi chụm chân nhón gót, 2 mép tay chạm đất ngang hàng và xuôi theo 2 bàn chân (hít vào).

  •  Lưu ý: Không nên áp dụng lòng bàn tay xuống đất mà chỉ tiếp đất bằng mép tay với tư thế bàn tay nghiêng khoảng 30 độ đến 45 độ so với mặt đất.
    Búng dài chân ra sau 2 tay chống thẳng, cả người thẳng, gối không được chạm đất (thở ra).

  • Co tay, hạ thấp người, giữ không chạm đất, 2 cùi chỏ khép sát vào sườn (hít vào)
    Ðẩy thẳng 2 tay nâng người cao lên và thu chân về đúng vị trí ban đầu (thở ra).

  • Số lượng vận động tùy theo sức của võ sinh, không nên cho tập tham mà phải khuyến khích tăng dần số lượng theo số buổi tập.

        Sau 1 tháng luyện tập, bài tập Con Tôm giản lược lại còn 3 động tác

  •  Ngồi xuống (hít vào)

  • Bung chân, co tay, đẩy thẳng (nén khí)

  • Thu về (thở ra)

        Sau tháng thứ hai, bài tập còn 2 động tác:

  • Ðứng (hít vào)

  • Nhảy tung chân ra sau, 2 tay chống đúng vào vị trí 2 bàn chân, co xuống, đẩy lên, nhảy về chổ cũ đứng vào vị trí của đôi tay vừa nhất lên (thở ra).

            Bài tập “Lăn Ngựa Gổ”

Tư thế giống như ngựa gổ của trẻ em, lăn tới lui theo chiều dọc của thân ghể, giúp vùng lưng quen việc lăn tròn, va chạm với mặt đất , cổ được rắn chắc, bụng khoẻ và chân biết co lại.

Thực hành tuần tự như sau:

  •  Ngồi chụm chân, gối co sát ngực, gập đầu cằm chạm ngực, 2 tay giữ song song cặp dọc theo đùi (không được ôm gối), lưng co tròn.

  • Từ từ lăn ra sau, không cho đầu chạm đất, giữ trạng thái dao động tới lui đều đều như trẻ em cỡi ngựa gổ.

(chú ý quan trọng: Không cho cột sống va chạm xuống sàn, chỉ lăn trên 2 bắp thịt lưng).
Ngày đầu tiên tập bài này chỉ nên cholăn tời lui một lần và những buổi tập sau tăng dần số lượng lên.

Dứt bài nên cho võ sinh xoay lưng cõng nhau để kéo cột sống trở về dạng thẳng ban đầu.

      C./ TRONG KHI DẠY TÉ NGÃ:

Nên huấn luyện các lối té ngã theo một tiến trình hợp lý, tập thuần thục lối này, mới dạy sang lối khác.

            1./ Té sấp:

Võ sinh đã quen với bài tập con tôm nên dễ dàng thực hiện lối té ngã này. Lưu ý nhắc nhở võ sinh không được chống thẳng tay, cánh tay co như hình chử V và biết đàn hồi như lò xa. Sau đó bài tập khó dần lên, chuyển từ hình thức đứng ngã tại chổ thành phóng dài trên mặt đất; tăng dần độ cao và khoảng cách.

           2./  Té ngang:

Lối té ngã này khó tập hơn, nên cho võ sinh thực hiện trước tiên bài tập:

        Lăn ngang:

  •  Nằm úp sắp, chống thẳng tay (giống bài tập con tôm)

  • Nghiêng người sang bên phải bằng cách rùn tay phải cùi chỏ xếp chử V hướng vào trong ngực, lăn nhanh sang phải một vòng, đầu vai không được rơi thẳng góc với mặt đất, người thẳng tránh va chạm đầu gối. Lăn xong nằm úp chống thẳng tay.

  • Lăn sang bên trái để trở về vị trí cũ, động tác thực hiện giống như bên phải.

        Bài tập được nâng cao:

  •  Bước 1: Ðứng thẳng té sấp, xếp cùi chỏ lăn ngang (phải, trái)

  • Bước 2: Ðứng thẳng xoay sau bên phải (2 bàn chân không di chuyển khi xoay), tá sấp, xếp cùi chỏ phải lăn ngang.Ðổi bên trái: đứng thẳng phóng người tới trước té sấp, lăn ngang.

  • Bước 3: Ðứng thẳng, phóng người tới trước té sấp, lăn ngang (phải, trái)

  • Bước 4: Ðứng thẳng, xoay người phóng ra sau té sấp, lăn ngang (phải , trái)

        Hoàn tất bài tập:

  • Ðứng thẳng, tung người té ngang sang trái, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ trái lăn ngang.

  • Ðứng thẳng, tung người té ngang sang phải, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ phải lăn ngang.

           3./  Té ngữa: 
            Thực hành động tác:

  1. Ðứng nghiêm: Tay phải dang thẳng,ngang vai, lòn gbàn tay úp, tay trái co lại mép tay ngang má trái (lưng bàn tay xoay về trước)

  2. Lui chân phải về phía sau từ từ rùn xuống sát đất, chân trái giữ thẳng, cằm chạm ngực, lưng tròn, sự va chạm với mặt đất khởi đầu từ gót chân trái lướt nhẹ dọc đến mông tái lăn xéo qua vai phải (thực hành như thế nhiều lần mới cho lộn hẳn ra phía sau). Khi lộn chân trái bỏ xéo quan mang tai bên phải và co lại, trong khi chân phải duỗi dài ra phía sau (để tránh chạm gối phải xuống đất).

            4./ Té Lộn vai:  
            Thực hành động tác:

  1. Bước chân trái tới trước, tay trái để cong che ngang trán, lòng bàn tay hướng về trước, tay phải để cong che ngang ngực, khom người xuống, tay trái chạm đất, càm chạm ngực.

  2. Nhấc bổng chân phải lộn qua phía bên kia, lăn gngười theo chiều dọc thân thể từ vai phải chéo sang mông trái, lung cong tròn, hai chân co sát vào mông, sau đó đứng dậy nhẹ nhàng.


Phụ chú: Sau khi võ sinh đã quen vối cách tập trên người phụ trách lớp nên thay đổi bài tập bằng cách:

  •  Cho võ sinh bước chân phải tới trước và lộn bằng vai phải.

  • Chụm chân lộn tới trước bằng vai phải.

  • Vọt cao người lên và lộn bằng vai phải khi rơi xuống ...., để tạo thói quen linh hoạt với nhiều tình huống.

Nhào lộn chống tay:

Ðộng tác hổ trợ :Nằm ngữa, 2 tay co ngược lên mang tai, lòng bn tay chạm đất, 2 chân co sát mông. Nâng người khỏi mặt đất và ưỡn cong lưng , tập kỹ cho nhuần nhuyễn.
Giai đoạn đầu: Lộn có vật đệm.
Cho một võ sinh nằm úp co người khom lưng làm vật đệm để cả lớp thực hiện nhào lộn. Cần nhắc nhở võ sinh.

  •  Tay chống thẳng chắc chắn ở một bên vật đệm.

  • Chân quăng mạnh sang phía bên kia, tì vai lên vật đệm, ưỡn lưng co chân, trở vể tư thế đứng.

Hoàn tất bài tập: bỏ hẳn vật đệm.
Ðể việc nhào lộn được nhẹ nhàng, đẹp mắt, 2 tay chống phải biết nhúng trong khi bật mạnh lưng, việc trở lại tư thế đứng xảy ra càng nhẹ nhàng càng tốt.
Sự chuẩn bị trong giai đoạn trước khi dạy té ngã càng kỹ lưỡng càng khiến cho việc huấn luyện trở nên dễ dàng và người tập cảm thấy tự tin. HLV không nên nóng ruột, mà hãy bình tỉnh trước một vài võ sinh quá nhút nhát, tìm cách động viên hoặc tạo điều kiện có thảm để xóa tâm lý nhát sợ. Và nội dung té ngã nên cho tập vào cuối giờ để tránh trường hợp vì Rêm Mình mà ảnh hưỏng đến hiệu quả luyện tập của các nội dung khác.

Xem tiếp trang kế

 

   


 

..