Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002166072
 Lịch 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Fri - 05/03/2024 21:49
Tiểu luận VS. VITTORIO CERA
Tue - 12/21/2010 01:26

Ngày sinh: 02 – 06 - 1973

Nơi sinh: Milan, Italy

Cấp đai hiện tại: Chuẩn Hồng Đai – 4th đẳng

Kinh nghiệm Vovinam:

• Từ 10/2010 – Tổng thư ký EVVF

• 1998 – 2010 – Tổng thư ký UNI0Ne Vovinam VVD Italia

• 1994 – 2010 – Thầy huấn luyện Vovinam tại Milan

 

Ngày thi từ huyền đai đến hồng đai:

• Huyền Đai – 08/1994, Borno (BS), Italy

• Hoàng Đai Nhất Cấp – 1st đẳng – 1997, Milan, Italy

• Hoàng Đai Nhị Cấp – 2nd đẳng – 1998, Milan, Italy

• Hoàng Đai Tam Cấp – 3rd đẳng – 25/07/ 1999, HCMC, Vietnam

• Chuẩn Hồng Đai – 4th đẳng – 12/04/ 2004, Frankfurt AM, Germany

Tôi bắt đầu học võ từ năm 1989. Trong thời gian này tôi theo học một thầy và từ đó làm quen với Vovinam từ năm 1992.

Tôi đã từng không biết Vovinam là như thế nào. Khi đó ở Italy, nguời ta chỉ biết Viet Vo Dao với võ phục Đen và không ai biết môn võ này xuất sứ từ Việt Nam với võ phục Xanh. Tuy không nhiều môn sinh ở Italy, nhưng chúng tôi đã tìm hiểu về một môn võ thuần túy Việt Nam với truyền thống và lịch sử. Đấy chính là Vovinam.

Tôi đã bắt đầu từ việc tự tập luyện Vovinam vừa tốt cho rèn luyện sức khỏe vừa tốt cho suy nghĩ trí óc. Thật tuyệt vời khi tôi đã quyết định đúng đắn cho mình con đường tương lai gắn liền với cái mình yêu thích - võ thuật.

Tôi đã dạy cho môn sinh từ rất sớm. Từ năm 1991 và 1992 tôi trợ giảng cho thầy trong các bài học cho nguời bắt đầu. Năm 1994, tôi tự mở lớp dạy Vovinam. Đây là kinh nghiệm đầu tiên, một chút khó khăn lúc đầu nhưng vô cùng thích thú và hữu ích. Khi đó, thật sự rất khó khăn để quảng bá Vovinam vì tôi quá trẻ nên không nhiều người tin tưởng. Tôi đã phải giải thích rất nhiều về như thế nào là Vovinam, tại sao lại võ phục Xanh, “Italian Viet Vo Dao” thật sự là như thế nào vì những điều này khá xa lạ với nguời Italy vốn quen với khái niệm Viet Vo Dao.

1

Vovinam cho người phương Tây

Tại sao lại bàn về điều này?

Vì tôi là người Tây. Tôi đã đến Việt Nam và các nước lân cận vài lần nên tôi biết con người phương Đông. Sau nhiều năm tập luyện Vovinam, tôi đã cố gắng hiểu sâu sắc hơn về võ thuật Châu Á và những điểm tương đồng cho nguời phương Tây.

Những người phương Tây ở đây là thuộc Châu Âu nơi tôi có sự hiểu biết toàn diện hơn.

Tại sao có sự khác biệt giữa phương Tây và Á Đông? Vì chúng ta khác nhau về hình thể.

Hầu hết các môn võ thuật đều xuất xứ từ Châu Á, trong khi rất ít từ Châu Âu. Phong cách võ thuật ở châu âu thật sự khác biệt với châu á vì hình thể người châu âu và sự khác biệt này đã có từ rất lâu.

Võ thuật châu âu chủ yếu dựa trên căn bản sức mạnh vì con người ở đây thích được xem những người khỏe mạnh đấu với nhau. Đấu vật là môn võ yêu thích từ thời Hy Lạp và La Mã. Chúng ta có thể thấy qua hình ảnh các đấu sĩ trong đấu trường lớn, họ đấu với rất nhiều kỹ thuật níu chặt lấy nhau, xô đẩy nhau, vật nhau xuống sàn và dùng các khí giới. Gần như không có các hình ảnh đấm hoặc đá. Điều này không giải thích là không có đấm đá nhưng họ không thật sự tập luyện nó và tất cả những gì họ cần là tập luyện để có một thân hình vạm vỡ khỏe mạnh.

Các quốc gia ở châu á đều có các môn võ cho riêng mình và phong cách gắn liền với con người nơi đấy. Người chuyên dùng kỹ thuật đá, người chuyên dùng đấm, người thích dùng khí giới và kết hợp. Sự chọn lựa thường phụ thuộc vào nơi họ sinh sống như ở rừng, ở sa mạc hay núi và thời tiết nóng hay lạnh. Một số môn võ thuật có xuất xứ ở quân đội, có hệ thống cấp bậc đa dạng.

Tóm lại, võ thuật á đông được sinh ra phù hợp với hình thể con nguời ở đây, ở châu âu thì phù hợp với văn hóa con người.

Những năm gần đây, chúng ta có thể thấy có một số khác biệt giữa bản thân một môn võ thuật á đông được huấn luyện ở châu âu và chính nó nhưng được huấn luyện ở ngay nơi sinh ra. Đôi khi chúng trông như có vẻ khác một chút về phong cách nhưng kỹ thuật chiêu thức thì giống nhau.

Người châu âu xem các môn võ á đông là hình mẫu tốt nhất để học theo. Được tập luyện võ như thế là giấc mơ của hầu hết những người học võ ở đây. Có được những di chuyển nhanh nhẹn trong các chiêu thức là một trong những kỳ vọng của họ nhưng không phải ai cũng làm được. Dĩ nhiên không phải họ không chịu khó tập mà vì có sự khác biệt ở đây.

Khi chúng ta nói về Vovinam cho người Tây, tôi xin nói rõ rằng ở đây chúng ta không có thay đổi gì bên trong các chương trình hay kỹ thuật chiêu thức mà chỉ bàn về một nhìn khác về đánh giá môn sinh và đôi khi cách huấn luyện.

Ở châu âu, chúng tôi thường theo các môn sinh từ lúc bắt đầu, quan tâm họ, giải thích họ chính xác các di chuyển, cách thực hiện các kỹ thuật. Chúng tôi cần có nguời học trong các võ đường nên chúng tôi cố gắng thuyết phục họ ở lại và tiếp tục tập luyện. Điều này không có ở Việt Nam hoặc ở mức độ thấp hơn ở châu âu. Theo kinh nghiệm tôi có ở Việt Nam hoặc một số quốc gia châu á khác, cách huấn luyện thật sự rất khác. Môn sinh bắt đầu và cố gắng học theo. Họ theo các người bắt đầu khác để biết các kỹ thuật và tất cả dựa trên hình thức làm theo cái họ thấy từ thầy dạy.

Tôi có một kinh nghiệm ở Việt Nam cho người mới vừa bắt đầu học võ. Đấy là chị gái tôi và chị bắt đầu tập luyện võ lần đầu tiên trong đời. Chị tôi học Vovinam với thầy Nguyen Van Chieu năm 2001. Bài huấn luyện đầu tiên là Chiến Lược từ 1 đến 10 và Long Hổ Quyền. Điều này khác kỳ lạ ở Italy và cả các quốc gia ở châu âu.

2

Tôi không nói rằng phương pháp này không đúng, vì nó đã được minh chứng là một phương pháp tốt qua đẳng cấp của võ sinh Việt Nam. Nhưng thật sự nó có hiệu quả khi đem áp dụng ở châu âu hay không?

Tôi chỉ có thể nói rằng với chị tôi thì đấy là một phương pháp huấn luyện tốt. Chị tôi đã bắt đầu thích nó, với chị đấy là phương pháp cho Vovinam và tiếp tục tập luyện theo cách này. Bản thân tôi cũng dạy chị theo cách này và đã cho thấy đấy là một phương pháp tốt cho huấn luyện Vovinam mà không cần giải thích quá nhiều về kỹ thuật.

Suy nghĩ của tôi về sự khác biệt này có thể giải thích theo 2 điểm. Một là ở Việt Nam hay các nước á đông, rất dễ có môn sinh tập luyện võ thuật. Có nhiều môn sinh nên chúng ta không quan tâm nhiều đến họ. Nếu họ nghỉ học thì người khác lại đến. Hai là văn hóa tinh thần ở đây. Ở châu âu, người học muốn có nguời quan tâm đến họ, khuyến khích học. Không có những điều này họ thường dễ bỏ cuộc, đặc biệt là người trẻ.

Tôi tập luyện rất nhiều theo phương pháp Việt Nam. Tôi vẫn nhớ buổi tập luyện đầu tiên ở Việt Nam. Khi đó thầy tôi biểu diễn một bài Quyền rất dài và bảo tôi thực hiện lại nhưng tôi không nhớ nên đã hỏi lại nhiều lần. Tuy nhiên sau nhiều lần theo cách này tôi lại thích và thường dạy lại cho các môn sinh khá như vậy. Nó đòi hỏi chúng ta phải tập trung trí óc nhiều.

Chúng ta thường học theo cách có thầy luôn kiểm tra các động tác để đảm bảo nó đúng. Tuy nhiên điều này lại không hữu ích cho người tập vì họ sẽ trở nên thụ động và không thật sự hiểu cái họ đang tập luyện.

Tóm lại, sau nhiều năm giảng dạy cho cả trẻ em và người lớn, vài năm trước tôi đã thay đổi cách dạy và tìm cách huấn luyện sao cho môn sinh có thể tập luyện không chỉ với tay chân hình thể mà còn với đầu óc.

Có phải Vovinam chỉ cho biểu diễn?

Tại sao có câu hỏi này? Vì nó một trong những câu được hỏi nhiều nhất từ những người muốn biết nhiều hơn về Vovinam, những người muốn học nhưng sợ những kỹ thuật khó như họ được thấy.

Dĩ nhiên, câu trả lời là không. Tôi biết rất rõ điều này. Vovinam là võ thuật thật sự. Tuy nhiên, có sự khác biệt nào giữa võ thuật thật sự và biểu diễn?

Tại sao người ta lại hỏi như thế?

Ở Italy, nhiều lần chúng tôi đã nói về nó với mọi người nhưng lỗi là do chúng tôi. Vì chúng tôi biểu diễn Vovinam mang tính chất là “võ thuật biểu diễn” với Đòn Chân Tấn Công và các kỹ thuật phức tạp. Như chúng ta biết trong Vovinam có 21 kỹ thuật Đòn Chân Tấn Công, thế tại sao người ta chỉ nhận ra Vovinam với các chiêu thức này mà không phải là các kỹ thuật tốt khác như Quyền, Phản Đòn hay Khóa Gở?

Vì mỗi lần chúng tôi muốn biểu diễn một phần của Vovinam cho công chúng xem để có thể phát triển Vovinam, chúng tôi chỉ biểu diễn những phần khó trong các chiêu thức. Đây là những nhận xét của người xem “Rất đẹp, tôi rất thích nhưng tôi sẽ không tập vì nó quá khó”,

Ở Italy, chúng tôi cố gắng thay đổi hình thức quãng bá Vovinam. Chúng tôi thích biểu diễn nhiều phần của chương trình huấn luyện, không chỉ nhảy cao, các kỹ thuật bay mà còn Vật, Phản Đòn, Chiến Lược, Quyền và đấu như trong thi đấu. Đây là cách để mọi người hiểu chính xác hơn về Vovinam.

Tôi bàn về chủ đề này vì tôi tin rằng võ thuật Vovinam là rất hiệu quả nhưng điều không may là các kỹ thuật hiệu quả đôi khi bị biến thành các kỹ thuật chỉ cho biểu diễn.

3

Tôi đưa ra một ví dụ, trong quá trình tập luyện cho kỳ thi này, tôi nhận thấy nó không đúng cho kỹ thuật Búa Rìu, và tôi không hiểu tại sao tôi phải thực hiện chúng theo cách này. Ví dụ tương tự cho kỹ thuật Mã Tấu.

Chúng ta biết rõ về nguyên lý “1 thành 3”, và đây là một trong những nguyên lý tôi thích trong Vovinam. Chúng ta có một chương trình huấn luyện lớn và đây là cách để dạy môn sinh hiểu mọi thứ. Tuy nhiên, khi chúng ta tập luyện một mình, sau khi Quyền hay Song Luyện thì có một số điều thay đổi và tôi thích nó. Nhưng vấn đề là tại sao lại đặt “các động tác đẹp” của Quyền hay Song Luyện bên trong riêng lẽ một kỹ thuật lại chỉ cho thấy sự hiệu quả của chúng?

Tôi giải thích rõ hơn:

12 kỹ thuật của Búa Rìu và 9 của Mã Tấu luôn thực hiện động tác đa tấn công. Điều này thật ra vô ích và không thực tế. Các tư thế của Song Luyen đẹp và cơ động nhưng khi tôi biểu diễn thì nó chỉ mang tích chất hiệu quả và cho thấy rằng nó vô ích khi tự vệ từ một người với 3 hay 4 động tác tấn công và di chuyển lắt léo khi tấn công lại. Kỹ thuật cần được thực hiện gọn trong một động tác như trong Phản Đòn Tay /Chân hay các kỹ thuật với Dao Găm, Kiếm hay Côn.

Theo cách này chúng ta có thể biểu diễn Vovinam một cách thực tế hơn. Nhưng điều quan trọng là chúng ta huấn luyện để môn sinh có thể tự vệ trong thực tế và di chuyển để tấn công lại nên việc thực hiện chỉ tập trung một động tác giúp cho môn sinh thành công trong tự vệ hơn thậm chí khi mà họ không thể nhảy hoặc bay cao. Tôi có thể tập theo 2 cách tấn công khác nhau, và học cách để di chuyển tấn công nhưng sau đó ngay lập tức dùng kỹ thuật trên. Tôi hy vọng cách thức huấn lyện này sẽ được giới thiệu trong các chương trình.

Có phải Vovinam là võ thuật cho mọi người?

Tại sao có câu hỏi này?

Vì tôi thường nói mọi nguời có thể tập như thế nhiều lần cho đến khi tôi phát hiện ra thật sự không phải vậy.

Ở Italy, tuổi trung bình của người bắt đầu tập Vovinam khoảng 25/30. Đây là con số rất lớn cho người Việt Nam.

Chúng tôi có nhiều trẻ em tập Vovinam nhưng rất ít các em tiếp tục cho đến 25 hoặc 30 tuổi. Tuy nhiên, với những người bắt đầu lớn hơn thì khả năng tiếp tục tập cũng lớn hơn. Do đó họ có thể khoảng 40, đôi khi 50 tuổi. Làm sao để dạy cho họ ? Vovinam có phù hợp cho họ? Họ có thể tập Vovinam hay không?

Quan điểm tôi là không thể cho tất cả họ nên Vovinam không phải cho tất cả mọi người. Tuy nhiên chúng ta cho thể dạy đến một mức nào đó.

Nếu người bắt đầu tập còn trẻ thì họ không có vấn đề gì vì có thể tập từng bước từng bước nên mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng với người tuổi 30 mới bắt đầu tập võ thuật và không chơi thể thao nhiều thì khi tập Vovinam sẽ có nhiều vấn đề khó khăn.

Cấu trúc của chương trình Vovinam thường rất dễ trong 3 năm đầu sau đó sẽ khó dần lên vì có nhiều kỹ thuật rất khó tập nếu người tập không còn trẻ.

Tôi không nghĩ là chương trình không tốt, tôi rất thích vì nó cho phép dạy các kỹ thuật cơ bản cho người bắt đầu và các cấp cao cho các kỹ thuật điêu luyện hơn. Nhưng ở Italy, chúng tôi nghĩ nên áp dụng vài quy tắc cho người cao hơn 35 tuổi.

Tất cả các cấp cho người sau 35 tuổi không bắt buộc phải đánh nhau và thực hiện tất cả các động tác “acrobatic” như Đòn Chân Tấn Công từ số 11 và các thế ngã xuống đất vì nó không dễ và có thể nguy hiểm.

Quy tắc này dành cho mọi người nhưng đặc biệt cho những người tập muộn vì có thể cơ thể họ chưa sẵn sàng như người trẻ. Theo cách này thì mọi người có thể cùng tập và tiến bộ. Họ chỉ bỏ qua

4

một phần của chương trình nhưng họ có thể tiếp tục thực hiện tất cả các động tác khác nhau mà không gây nguy hiểm cho cơ thể vì tập Vovinam là tập cho có sức khỏe.

Câu hỏi của tôi xuất phát từ vài năm trước. Trong quá trình tập ở Vietnam về Thập Thế Bát Thức Quyền một số người bảo tôi rằng kỹ thuật đá của tôi từ Chiến Lược 26 đến Chiến Lược 27 không đúng. Tôi thực hiện kỹ thuật đá Đá Thẳng Bay với chân phải từ dưới đất. Tôi thấy ngạc nhiên vì tôi đã tập kỹ thuật Quyền này nhiều lần và không ai nói gì. Tuy nhiên tất cả mọi người bảo nó không đúng vì kỹ thuật chính xác là Đá Thẳng với chân trái và Đá Tạt bay với chân phải.

Không phải là không thể nhưng rất khó và không nhanh. Rất khó cho ai? Cho hầu hết những người châu âu vì chân và hông không linh hoạt. Vấn đề tương tự vậy với Lao Mai Quyen trong đó có hai bước nhảy Đá Cạnh Đá Tạt. Chúng ta có thể làm gì ? Tôi không đưa ra giải pháp mà chỉ nêu bật lên vấn đề.

Tôi nghĩ nhiều người không muốn nói về nó vì họ nghĩ tốt hơn nếu như thử mọi thứ dù tốt dù xấu. Tôi thích một chương trình tốt đơn giản hiệu quả hơn là một chương trình phức tạp và thực hiện không tốt. Đây là cách tôi học võ. Tại sao tôi lại học cái không thể dùng được thay vì cái tương tự vậy nhưng đơn giản và áp dụng tốt. Do đó tôi và cả các thầy ở Italy quyết định dạy mọi thứ đúng kỹ thuật nhưng với những người người không cần áp dụng thì dạy cái đơn giản hơn.

Tại sao người Italy bắt đầu tập võ?

Dĩ nhiên có nhiều lí do giải thích tại sao người ta học võ nhưng tôi không hiểu tại sao người châu á lại bắt đầu học võ, có thể vì di truyền họ đã thích. Nhưng ở đây hầu hết mọi người học võ cho mục đích tự vệ. Chỉ số ít người tập võ mà không nghĩ đến tự vệ.

Đôi khi không dễ đề nghị tập Vovinam vì mọi người nghĩ Vovinam chỉ là võ thuật biểu diễn và không hề biết chúng ta có thể dành để đánh nhau và tự vệ.

Nhiều lần tôi tập luyện các kỹ thuật Khóa Gở ở Việt Nam với các võ sinh khác, tôi không thích tính chất thực tế của nó mà chỉ thấy mang tính biểu diễn thậm chí các kỹ thuật tự vệ và điều này không tốt cho Vovinam.

Có thể ở Việt Nam người tập võ vì người ta muốn tham gia đội tuyển, muốn trở thành các thầy nổi tiếng. Nhưng ở Italy và cả châu âu mọi người chỉ tìm cái thực tế từ võ thuật. Mọi người biết rằng nó là môn võ sản sinh từ chiến tranh cho đánh thực tế nên họ muốn nhìn thấy võ thuật cho đánh nhau và có thể tự vệ trong thực tế.

Vovinam có đầy đủ! Vovinam có một chương trình huấn luyện lớn với các kỹ thuật tự vệ tốt như Khóa Gở, Phản Đòn hay Vật, nhưng phương pháp huấn luyện phải khác như kỹ thuật Đòn Chân và thi đấu.

Thi đấu chỉ là một phần của Vovinam. Cấu trúc thật sự của Vovinam là cho đánh nhau. Nhiều kỹ thuật rất hữu ích cho tình huống thực tế nhưng nhiều năm trước chúng tôi đã lược bỏ chúng vì nghĩ rằng chúng chỉ dành cho thi đấu mà không mang tính võ thuật.

Ví dụ tốt nhất cho áp dụng thực tế của Vovinam là khi thầy Nguyễn Văn Chiễu biểu diễn qua Seminar Vật tổ chức ở Milan vào tháng 2 năm 2009.

Bài học này rất thú vị cho huấn luyện thực tế. Được nhìn thấy một người đàn ông 60 tuổi tập những động tác khó và mạnh mẽ đã làm động lực cho tôi luôn cố gắng. Dĩ nhiên, Thầy là một người tuyệt vời với kinh nghiệm lâu năm nhưng khó có các thầy khác ở tuổi 60 mà vẫn còn tập nặng và hiệu quả như vậy.

Dạng học như thế này tôi nghĩ không có ở Vovinam.

Nếu chúng ta tập luyện một kỹ thuật tự vệ tôi không nghĩ về mức độ đẹp của nó mà tôi chỉ nghĩ về cách dùng các tư thế cơ bản mà tôi đã học và sự hiệu quả của nó mà thôi.

5

Trong chương trình chính thức chúng ta có kỹ thuật “Bóp cổ sau lối 2”, thường mọi người tập cùng với Đòn Chân Tấn Công theo sau, nhưng đây không phải là tự vệ mà là “biểu diễn”. Nhiều năm trước, khi chúng tôi tập Vovinam lần đầu, một thầy đã dạy cho chúng tôi kỹ thuật này với một cách theo sau giống như “Vat n° 7 và n° 4”. Ở Italy, kỹ thuật này vẫn không đổi ngày nay vì chúng thật sự là cách để tự vệ.

Nếu theo cách như vậy chúng tôi có thể phát triển Vovinam ở Italy. Chúng tôi đưa ra một võ thuật cho thi đấu với đa dạng các kiểu đánh nhau và kỹ thuật, mang tính chất truyền thống gắn liền với quốc gia sản sinh và một chương trình tự vệ. Theo cách này mọi người ở Italy có thể chọn Vovinam và so sánh Vovinam với các môn võ thuật khác. Họ có thể thấy chỉ có sự khác nhau chứ không nói Vovinam không hiệu quả.

So sánh với các võ thuật khác

Đây là vấn đề thường thấy. Nhiều người hỏi về sự khác nhau giữa Vovinam và các môn võ khác. Nhiều người nghĩ về đánh nhau nên sự so sánh dựa trên cách đánh nhau. Vovinam có thể so sánh với các võ thuật hay các môn thể thao đánh nhau khác?

Câu hỏi của tôi đi cùng với một câu hỏi khác. Người tập Vovinam có thể so sánh với các người tập các môn võ thuật và các môn thể thao đánh nhau khác?

Tại sao tôi trả lời theo cách này? Vì tôi nghĩ rằng Vovinam là một kỹ thuật đánh tốt nhưng đánh Vovinam muốn mạnh thì cần phải có Võ Sinh giỏi và có cảm giác tốt với đánh nhau và cũng như thế với các võ thuật khác và các môn thể thao đánh nhau khác.

Sự so sánh khác nhau có thể dễ nhận thấy khi so sánh với các môn võ thuật khác thay vì các môn thể thao đánh nhau. Ví dụ người tập Kick Boxing của Muay Thai thường tập rất nhiều chương trình nên họ sẽ có sự tập luyện tốt hơn so với võ sinh Vovinam nên khi so sánh thì tôi nghĩ các môn thể thao đánh nhau được yêu thích hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh phong cách thi đấu thì câu trả lời sẽ khác.

Tôi nói vậy vì tôi là người say mê các kỹ thuật nhưng cũng tin rằng võ thuật sinh ra là để đánh nhau.

Một trong những giấc mơ của tôi là một ngày nào đó có một võ sĩ từ Vovinam trong K1 nổi tiếng của International Fight Tournament. Tại sao? Vì tôi nghĩ rằng Vovinam không thua kém hơn bất kỳ võ thuật nào. Nên nếu chúng ta có một vận động viên giỏi có tập luyện các kỹ thuật đánh Vovinam cơ bản thì có thể sẽ là một võ sĩ giỏi trong Tournament như K1.

Năm 2009 chúng ta có World Championship lần 1 theo luật WVVF Competition. Các luật đó tôi rất trân trọng như các vấn đề khác từ WVVF. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cần nghĩ nhiều hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới.

Tôi rất thích các luật mới này vì nó cho phép thấy được những trận đánh tốt với nhiều kỹ thuật Vovinam trong đánh nhau. Những luật thi đấu mới này cho thấy các thế như Don Chan Tan Cong không phải dành chỉ cho biểu diễn mà còn cho thi đấu thực tế và điều này rất quan trọng cho tôi nên tôi rất trân trọng các quyết định này. Tuy nhiên, tôi là một võ sinh thích đánh hau thật tế và Vật nên tôi vẫn không hiểu vì sao lại cấm dùng các kỹ thuật như “Vat n° 7” hoặc “Low kick”.

Nhiều cuộc họp trước tôi thường nghe nói về các thế này nguy hiểm cho đối phương. Nhưng bây giờ, sau khi cho phép Đòn Chân Tấn Công và các mức cao hơn thì tôi vẫn chưa hiểu quyết định này. Trong luật mới có nhiều các áp dụng của Phản Đòn như “Phản Đòn Đá Đạp”, “Phản Đòn Đá Cạnh”, các kỹ thuật này mức độ nguy hiểm không hề thấp hơn so với “Đá Tạt thấp” (Low kick) hay “Vat n° 7”, tại sao lại bỏ qua chúng trong luật?

Tôi không thể đưa ra câu trả lời nhưng tôi có thể đưa ra suy nghĩ về việc chúng ta cần các kỹ thuật này trong luật mới.

6

Cách đánh của Vovinam so với các cách khác

Ở Italy, chúng tôi chưa bao giờ tổ chức Open Tournament giữa các võ thuật khác nhau. Thật sự chúng tôi không thích kiểu này. Chúng tôi thích tổ chức thi đấu cho riêng môn võ của chúng ta và nhiều sự kiện như thế đã được dàn dựng. Nhưng chúng ta cần trả lời vì nó cũng gần với câu hỏi trước.

Trong quá trình tập luyện, tôi đã có nhiều dịp tập cùng các môn võ khác, các thầy khác và các người tập khác. Cách tập này cho phép tôi biết nhiều hơn về Vovinam, để hiểu hơn Vovinam và yêu nó nhiều nhiều hơn vì sau các buổi gặp đó sau các lần so sánh đó thì Vovinam chính là cái mà tôi đã tìm kiếm.

Tôi thấy không có vấn đề gì về tập luyện và thi đấu với các môn võ khác. Không có rào cản trong võ thuật Vovinam. Theo kinh nghiệm tập luyện của tôi thì võ thuật Vovinam luôn là hoàn hảo.

Do đó, tôi hiểu rằng Vovinam có mọi thứ. Ví dụ, nếu bạn tập Karate Shotokan và bạn muốn tập các động tác ôm ghì vật lộn thì ban cần Judo, hay Jiu Jitsu. Tương tự cho người tập Judo, nếu họ muốn tập đá thì họ cần tập một cái gì khác. Vovinam không có vấn đề này. Nếu bạn muốn vật lộn thì chúng ta có Vật, nếu bạn muốn tự vệ thì chúng tôi có, nếu bạn muốn đánh tấn công thì chúng tôi có. Không nhiều môn võ có được hoàn toàn các điều này nhưng tại sao lại có các ngăn cấm?

Trong quá khứ, tôi đã từng tập đánh tấn công với vật lộn, với “low kick” và nó là cách đánh rất gần với môn thể thao đánh tấn công. Chỉ có các kỹ thuật cấm như là dùng gối và khuỷu tay nhưng ngay cả Muay Thai ở châu âu cũng cấm điều này. Do đó không có sự khác biệt trong cách đánh tấn công nghĩa là có thể so sánh được.

Bây giờ các tân môn sinh bị giới hạn ở các thế này và có thể cũng là vấn đề cho các cách đánh khác nhưng điều này không đúng cho Vovinam.

Dĩ nhiên, ai đó có thể nói trong câu lạc bộ chúng ta có thể dạy mọi thứ nhưng nếu ta không áp dụng nó thì nó không giống như vậy nữa.

Thi đấu bên trong câu lạc bộ thì nó không giống như thi đấu đối kháng hoặc đánh với người không cùng cách đánh.

Vat là một phần quan trọng của chương trình nhưng nếu chúng ta không ứng dụng nó thì làm sao chúng ta có thể thật sự học từ nó?

“low kick” chỉ khác so với “Đá tạt” và nó là một thế đá. Không tập “low kick” nghĩa là các võ sĩ không biết cái gì thật sự xảy ra cho anh ta ở tư thế “low kick”, và đây là một thiếu sót cho một võ sĩ.

Trong câu lạc bộ của tôi thỉnh thoảng chúng tôi có các bài học từ các môn võ thuật khác vì tôi muốn các môn sinh có các kinh nghiệm mà tôi có trong quá khứ. Tôi không muốn họ chỉ biết Vovinam mà muốn tạo cho họ biết nhiều về thế giới võ thuật để họ hiểu Vovinam tốt hơn.

Nhiều lần chúng tôi tập Kick Boxing. Đây là cái rất hữu ích cho họ vì với Kick Boxer thì họ có thể dùng “low kick” trong khi Vovinam thì có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nếu võ sinh không biết cách tự vệ từ “low kick” nghĩa là họ có thể thua trận. Cách của chúng tôi cũng có thể áp dụng cho thi đấu vật nhưng nếu một vận động viên không thường dùng nó trong thi đấu thì nó không hữu ích lắm.

Trên đây là cách tốt nhất để khắc phục một thế khó được trình bày.

Tôi không viết các suy nghĩ trên với ý định thay đổi gì đó trong Vovinam. Tôi yêu Vovinam và trân trọng sâu sắc đến những người thầy đã và đang tiếp tục cống hiến cả đời cho Vovinam. Tôi xin cảm ơn chân thành.

Đây là những suy nghĩ cá nhân và có thể không chia sẻ với các người khác. Vovinam không dành riêng cho tôi, nó là cho tất cả chúng ta. Chúng ta thích ứng theo Vovinam và Vovinam có khả năng tuyệt vời để đáp ứng.

7

Tôi đã ghi ra những suy nghĩ về cái mà tôi thật sự tin tưởng về Vovinam trong thế kỷ 21. Vovinam đã gần được một thế kỷ và là một môn võ được đúc kết từ thuở xa xưa của một đất nước luôn chìm trong chiến tranh.

Một đất nước luôn cố gắng xoay xở chống lại những người có vẻ mạnh hơn và tôi nghĩ Vovinam là một biểu tượng thật sự quan trọng của Việt Nam.

Vovinam là Việt Nam. Vovinam cho thấy ước muốn phát triển của đất nước này và thể hiện tính tiến hóa. Vovinam là một môn võ thuật đã phát triển theo đà đi lên của đất nước này như sáng tổ Nguyễn Lộc luôn mong muốn.

Tôi rất hạnh phúc khi thấy Vovinam ngày càng có vị trí quan trọng trong thế giới thể thao nhưng tôi cũng hạnh phúc khi thấy Vovinam tiếp tục phát triển theo cả bên ngoài thể thao vì áp dụng thực tế của Vovinam là nó sẽ luôn ở bên bạn trong suốt cuộc đời như đã minh chứng ở cố chưởng môn Lê Sang.

Dâng tặng đến cố chưởng môn Lê Sáng

Tôi muốn dâng tặng công trình này đến cố chưởng môn Lê Sáng.

Các lần được gặp thầy là một trong những động lực giúp tôi hiểu tốt hơn về Vovinam và mang lại thay đổi lớn trong việc tập võ của tôi.

Lần đầu tiên là năm 1999, kiến thức tập luyện Vovinam của tôi là khác bây giờ nhưng tôi không hiểu và không biết như thế nào. Điều quý nhất là khi các môn sinh bảo tôi sau khi tôi từ Việt Nam về ...” Thầy, có gì đó thay đổi ở thầy, Việt Nam đã cho thầy cái gì đó nhiều hơn bất cứ cái gì khác”…

Tôi không biết có đúng cho lần đó không nhưng nó là sự thật sau chuyến đi Việt Nam lần thứ hai.

Đối với tôi, lần nào về Việt Nam tôi đều thăm cố chưởng môn Lê Sáng. Có thể thầy không nhớ tôi nhưng tôi không quan tâm vì mỗi lần gặp thầy thì đều được tiếp đón nồng hậu như thể đã quen tự bao giờ. Những lời của thầy dù nói bằng tiếng Việt và tôi thường không hiểu nhưng nó truyền cho tôi tình yêu Vovinam và niềm đam mê từ tận trái tim thầy.

Tôi sẽ nhớ người thầy tuyệt vời rất nhiều. Mặc dù chúng ta có nhiều thầy giỏi nhưng sẽ không bao giờ có người nào như thầy nữa. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tiếp tục cùng Vovinam và thích ứng theo sự thay đổi thời gian.

Milan, 14/11/ 2010

Môn Sinh Vittorio Cera

8

Về kỳ thi Hồng Đai Nhất Cấp

Tôi đã chuẩn bị tất cả cho cấp bậc này.

4 Quyền:

Ngoc Tran Quyen

Xa Quyen

Thuong Le Phap

Nhat Nguyet Dai Dao Phap

1 Song Luyen:

Song Luyen Bua Riu

Double techniques:

12 techniques of Bua Riu

9 Techniques with Sung dai luoi le

Dĩ nhiên, tôi biết hết các chương trình kỹ thuật trước cấp đai hiện tại.

Tôi sẽ thực hiện trước 2 người:

Sư phụ Claudio Zilio chỉ với Song Luyen Bua cho đến kỹ thuật số 8.

Và tất cả 12 kỹ thuật của Búa với môn sinh Daniele Marinig, người tập cùng tôi. Tôi cũng thực hiện 9 Sung Dai kỹ thuật với anh ta.

Trân trọng,

Vittorio Cera

Milan, 05/12/2010

Lượt dịch

Môn sinh Hồ Tống Minh Định

 





Tin liên quan:
Quyết Định Vinh Thăng Hồng Đai III cấp ! [Thu - 05/21/2015 09:53]
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]
Ảnh cưới đậm chất võ thuật của cặp vợ chồng Vovinam [Thu - 02/12/2015 00:41]
Người đẹp trên sàn đấu: Công chúa Vovinam [Fri - 09/12/2014 19:33]
Cựu môn sinh Vovinam giúp người cô thế ! [Sat - 06/21/2014 10:18]
Nguyễn Duy Ngọc - Người truyền lửa Vovinam [Wed - 03/12/2014 09:45]
Vận Động Viên Nguyễn Duy Khánh [Fri - 11/29/2013 10:31]
Bài phỏng vấn Cô Lê Thị Ngọc Anh - VVN Úc Châu [Thu - 11/07/2013 09:39]
Bùi Hùng Cường – Hy vọng mới của Vovinam Cần Thơ [Thu - 10/17/2013 16:12]
Phạm Văn Thắng chinh phục đỉnh cao Vovinam với “Thập Thế Bát Thức Quyền” [Sun - 07/14/2013 09:58]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.086 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.