Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002165774
 Lịch 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Thu - 05/02/2024 04:59
Nữ Hoàng Vovinam - VS Pham Thị Phượng
Sun - 11/18/2007 00:23

Xem hình

Từ cô thợ may đến "nữ hoàng Vovinam"

TT - Chỉ là một người thợ may bình thường, nhưng trong làng võ người ta gọi cô là "nữ hoàng Vovinam"  - Phạm Thị Phượng.

 Sinh ra trong gia đình "con nhà tông" có đến 12 người theo nghiệp vovinam, mới 29 tuổi nhưng Phạm Thị Phượng đã có 19 năm theo nghiệp võ. 14 năm thi đấu đỉnh cao, Phượng đoạt rất nhiều HCV, trong đó có 2 HCV thế giới.

Duyên nợ vovinam

Mỗi sáng đi qua ngôi nhà nhỏ treo tấm biển "C4/10" trên đường Đồn Ông Vĩnh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM), ít ai biết cô gái đang miệt mài trên bàn máy may kia lại là một trong những nữ võ sĩ hàng đầu của làng vovinam VN.

Là con thứ bảy trong gia đình có mười người con, Phượng là người đầu tiên theo đuổi vovinam và là người truyền niềm đam mê cho anh chị em của mình. Phượng kể: "Hồi nhỏ tôi nhút nhát, lại hay bị bạn bè ăn hiếp nên có ý định học võ để mình cứng rắn hơn. Dường như tôi và vovinam có duyên với nhau thì phải".

Cái duyên của Phượng bắt đầu từ năm 1988 khi vovinam được đưa vào chương trình thể dục tại Trường THCS Chánh Hưng (quận 8), nơi Phượng học. Những đòn thế đẹp mắt khiến cô mê vovinam lúc nào không biết. Cứ như nó ngấm vào máu mình vậy. Sau một năm học võ, gia đình cứ ngỡ Phượng học thể dục nên không quan tâm. Mãi đến khi cô đoạt thủ khoa trong kỳ thi lên đai, mang đai về khoe, lúc đó cả nhà mới... té ngửa.

"Lò võ ông Phòng"

Vợ chồng Phượng - Ảnh: Q.B
Đến đường Đồn Ông Vĩnh hỏi gia đình ông Phòng "vovinam", ba của Phượng, không ai là không biết. Bởi ngoài cô con gái Phạm Thị Phượng nổi tiếng trong làng võ, nhà ông còn đến 11 người con khác (trong đó có cả dâu và rể) cũng theo nghiệp võ.

Ông Phòng theo vovinam từ những năm 1983, 1984 nhưng do mưu sinh nên đành bỏ ngang. Nhưng giờ đây nói về "đại gia đình vovinam" của mình, ông không giấu được sự ngạc nhiên xen lẫn niềm tự hào: "Nói thật, tui cứ tưởng cái nghiệp võ bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè mất, ai ngờ mấy đứa con lại có thể khuấy động lên thế này, còn hơn cả tui ngày xưa nữa.

Âu cũng là tổ đãi!". Cũng theo ông, có lẽ do tổ đãi mà trong nhà có mười mấy đứa con theo nghiệp võ nhưng "chưa bao giờ chúng lớn tiếng với nhau chứ đừng nói là đánh nhau". Ông cho biết thêm: "Sắp tới đây tui cũng cho mấy đứa cháu nội đi học võ. Vovinam là môn võ rèn luyện thể lực, rèn luyện con người rất tốt. Như thằng út tôi lúc nhỏ bị đau khớp, tui cho đi học vovinam đến giờ không còn đau nhức gì nữa...". 

Dù vậy, ba mẹ Phượng cũng không ủng hộ ngay việc Phượng theo nghiệp võ, bởi khi ấy Phượng vẫn còn nhỏ, chưa thể tự đi học võ vào ban đêm. Ngoài giờ học, Phượng còn phải phụ mẹ đơm nút, làm khuy áo... và chăm sóc ba em nhỏ. Để thuyết phục ba mẹ, Phượng cố gắng làm thật tốt công việc của mình để tối đến lại thủ thỉ... xin đi học võ. Trước quyết tâm và đam mê của cô, ba mẹ Phượng đã "đầu hàng".

Những nỗ lực của Phượng đã hái được trái ngọt đầu tiên khi cô đoạt HCV hạng cân 33kg ở giải thiếu niên nhi đồng TP ngay tại giải đấu đầu tiên mà mình tham gia. Cô bé Phượng 11, 12 tuổi khi ấy cũng không ngờ đây là chiếc huy chương mở đầu cho chuỗi thành công rực rỡ của cô sau này.

Từ chiếc HCV này, tiếng nói của Phượng đã có trọng lượng trong việc thuyết phục các anh chị em cùng mình đi học võ. Ban đầu chỉ đi học cho vui, nhưng dần dần anh chị em Phượng nhanh chóng đam mê và đều trở thành những võ sinh xuất sắc của lò vovinam quận 8. Chẳng hạn anh kế Phượng, Phạm Văn Phước, đoạt HCV vovinam toàn quốc năm 1994, 1995. Em gái Phạm Thị Bích Phượng vừa đoạt 2 HCV tại Giải vô địch vovinam toàn quốc lần 16. Em dâu và là người đã biểu diễn với Phượng trong một thời gian dài cũng đoạt HCV nhiều năm liền.

Tại Giải vovinam toàn quốc lần đầu tiên năm 1992, Phượng đoạt HCĐ. Một năm sau, cô được gọi vào đội tuyển quận. Từ cái nôi này, Phượng gặt được vô số thành tích đáng nể khi mỗi năm đóng góp cho vovinam TP.HCM 5-6 HCV tại tất cả giải đấu mà cô tham gia, trong đó có hai HCV vovinam thế giới năm 2004. Cũng chính vì bộ sưu tập huy chương ấn tượng này mà các đồng môn trong làng vovinam VN đã đặt cho cô biệt danh "nữ hoàng".

Hiện với đẳng cấp võ sư chuẩn hồng đai, Phạm Thị Phượng cùng với đoàn của võ sư Nguyễn Văn Chiếu đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới để quảng bá hình ảnh của môn "quốc võ” VN.

Hi sinh hạnh phúc

Kết hôn từ năm 2003 nhưng đến nay cả hai vợ chồng vẫn quyết định chưa vội sinh con với mục đích duy nhất để Phượng thi đấu ở Asian Indoor Games 2009. Nói về "một nửa" của mình, Phượng kể: "Tụi mình đến với nhau cũng từ cái duyên với vovinam".

Ngày ấy, trong những lần tập luyện và thi đấu tại Trung tâm thể thao Q.8, anh Nguyễn Thanh Xuân, một võ sinh vovinam lớp đàn anh, đã phải lòng cô gái có nét duyên ngầm Phạm Thị Phượng. Sự nỗ lực và ý chí cầu tiến của Phượng đã khiến anh nể phục. Mối tình của họ kéo dài tám năm cho đến ngày anh "rước nàng về dinh".

Nhưng phía sau bao vinh quang của vợ trên các đấu trường trong nước và quốc tế, hạnh phúc của hai vợ chồng vẫn chưa đơm hoa kết trái. Song là dân trong nghề nên anh cũng rất thấu hiểu những khó khăn cũng như đam mê của Phượng. Anh tâm sự: "Có con thì cặp vợ chồng nào lại không muốn. Nhưng mình biết sự nghiệp cũng như phong độ thi đấu của Phượng đang ở đỉnh cao, thôi cứ tạo điều kiện cho cô ấy sống hết mình với nghề vài năm nữa".

Tuy được sự cảm thông của chồng nhưng Phượng cũng rất băn khoăn: "Anh ấy rất hiền lại thương vợ nên dù ảnh không nói tôi cũng thấy rất khó xử. Đôi lúc nghĩ lại cũng thấy thiệt thòi cho ảnh. Hiện giờ tôi cũng đang phân vân không biết phải làm sao?". Song để củng cố niềm tin cho vợ, anh Xuân khẳng định: "Sắp tới Asian Indoor Games 3 diễn ra tại VN, đây là giải đấu đầu tiên mà vovinam được đưa vào thi đấu chính thức. Vì vậy, hai đứa ráng đến đó rồi tính tiếp".

Một ngày của Phượng

Phượng - cô thợ may lành nghề ở đời thường - Ảnh: Q.B

Sáng 7g30 có mặt tại tiệm may của gia đình, 13g30 đi dạy võ tại Trường THCS Nguyễn Trung Hòa hoặc Trường THCS Phan Đăng Lưu 2 (quận 8), 17g lại đi dạy võ, 19g30 tập trung vào đội tuyển tập luyện cho đến 21g. Đây là lịch mỗi ngày của Phượng.

"Việc ngồi may suốt ngày có ảnh hưởng gì đến quá trình tập luyện thi đấu không?". Phượng cười nói: "Cũng không vấn đề gì. Hi sinh cho vợ, chồng Phượng đã từ giã nghiệp võ (anh chỉ tập luyện vào buổi tối) và chuyển sang lái xe theo dạng hợp đồng. Tuy vậy, thu nhập của anh cũng chưa có gì ổn định".

Từ năm 2002, sau khi được xếp vào tuyển thủ dự bị tập trung, Phượng mới được hưởng mức lương 700.000 đồng/tháng. Năm vừa qua, khi võ cổ truyền bắt đầu gây tiếng vang và sự chú ý của Sở TDTT TP.HCM, mức lương cô đã tăng lên 1.085.000 đồng/tháng song mức thu nhập ấy cũng còn khá thấp so với mặt bằng chi tiêu.

Tuy khó khăn như thế nhưng chị vẫn có một ước mơ: "Tôi chỉ mong muốn mình trở thành HLV vovinam đào tạo lớp trẻ để kế thừa đàn anh đàn chị và giúp các thầy một phần phát triển môn võ này lên một tầm cao mới". Nói về Phượng, võ sư Nguyễn Văn Chiếu - trưởng ban chuyên môn điều hành vovinam quốc gia - cho biết: "Phượng là võ sinh rất có chí tiến thủ và tinh thần phát triển môn võ. Đây là một môn đồ tiêu biểu của vovinam VN". 

QUỐC BẢO



(Theo báo tuổi trẻ)



Tin liên quan:
Quyết Định Vinh Thăng Hồng Đai III cấp ! [Thu - 05/21/2015 09:53]
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]
Ảnh cưới đậm chất võ thuật của cặp vợ chồng Vovinam [Thu - 02/12/2015 00:41]
Người đẹp trên sàn đấu: Công chúa Vovinam [Fri - 09/12/2014 19:33]
Cựu môn sinh Vovinam giúp người cô thế ! [Sat - 06/21/2014 10:18]
Nguyễn Duy Ngọc - Người truyền lửa Vovinam [Wed - 03/12/2014 09:45]
Vận Động Viên Nguyễn Duy Khánh [Fri - 11/29/2013 10:31]
Bài phỏng vấn Cô Lê Thị Ngọc Anh - VVN Úc Châu [Thu - 11/07/2013 09:39]
Bùi Hùng Cường – Hy vọng mới của Vovinam Cần Thơ [Thu - 10/17/2013 16:12]
Phạm Văn Thắng chinh phục đỉnh cao Vovinam với “Thập Thế Bát Thức Quyền” [Sun - 07/14/2013 09:58]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.078 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.