Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002165556
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Tue - 04/30/2024 04:29
Giải nghĩa điều tâm niệm số 6
Sat - 08/11/2007 12:55

Xem hình
Điều tâm niệm số 6

- Việt Võ Ðạo Sinh Chuyên Cần Học Tập, Rèn Luyện Tinh Thần, Trau Dồi Ðạo Hạnh

Điều tâm niệm số 6 nói về: - Ý Hướng Học Tập Và Ðời Sống Tinh Thần của người Việt Võ Đạo Sinh.

Khi đã có ý thức dụng võ đứng đắn, Việt Võ Ðạo Sinh bắt đầu đi vào chủ trương "Cách Mạng Tâm Thân". Muốn cách mạng tâm thân, phải rèn luyện tâm thân. Muốn rèn luyện tâm thân, phải có ý hướng học tập và trau giồi đời sống tinh thần. Có thế chúng ta mới có huy vọng vào được bên trong tòa nhà võ đạo, chớ không chỉ quanh quẩn bên ngoài ngưỡng cửa võ thuật. 

 


Ý hướng học tập của Việt Võ Ðạo Sinh có thể thâu tóm trong 2 chữ: Chuyên Cần. 
· Chuyên: Tập trung tâm trí vào một việc, một sự nghiệp. 
· Cần: Lo và làm hết sức mình, không quản khó nhọc. 
Chỉ giản dị có 2 chữ "Chuyên cần", mà theo được đúng, thật khó biết bao! 


Ý hướng học tập của Việt Võ Ðạo Sinh có 5 điểm căn bản: 


1. Học cho rộng: Học ở đây thuộc phạm vi võ đạo và võ thuật, cả lý thuyết và thực hành, từ những thế, đòn, miếng tới ý thức hệ Việt Võ Ðạo, từ ý thức hệ Việt Võ Ðạo tới các ý thức võ đạo và võ thuật của các môn võ khác trên thế giới. Chỉ giản dị có bấy nhiêu thôi, cũng đòi hỏi ở chúng ta biết bao nhiêu công phu học hỏi, nghiên cứu, thực tập. 


2. Hỏi cho kỷ: Mỗi người đều có óc thiên bẩm, có mức thông minh khác nhau, có chí hướng và nghĩ lực hơn kém nhau. Nhưng tất cả đều giống nhau ở điểm: học đều gì chưa biết rõ, thì phải hỏi. Hỏi ở thầy, ở bạn trong cuộc sống. Hỏi một lần chưa hiểu được thấu đáo, sẽ hỏi nữa, hỏi cho kỷ lưỡng, không bỏ cuộc nửa chừng, không tự ái chán nản. 


3. Nghĩ cẩn thận: Khi đã hiểu rồi, còn phải suy nghĩ thêm về những điều mình đã học. Suy nghĩ càng thêm cẩn và thận trọng, lúc thi hành càng ít lỗi lầm. Thói quen suy nghĩ sẽ làm ta hiểu nhanh, biết rộng, luôn luôn tìm thêm được những ý nghĩ mới, ý kiến mới, ý niệm mới. Thiên kiêu sáng tạo, phát minh, chính một phần lớn là kết tinh của những công trình suy nghĩ. Môn phái Vovinam sở dĩ hình thành được, mở đầu là công trình suy nghĩ của Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Trong lịch sử, những danh nhân làm nên sự nghiệp lớn là những người có thói quen suy nghĩ, chuyên cần suy nghĩ. Người có thói quen suy nghĩ cẩn thận, kỷ lưỡng, là người không bao giờ mắc phải những lỗi lầm quan trọng do sự vội vàng, cẩu thả tạo nên. 


4. Luận cho sáng: Không một sự việc nào trong đời sống không bắt chúng ta phải suy luận. Những luận cứ, nếu càng sáng rõ bao nhiêu, càng dễ tới thành công bấy nhiêu. Muốn luận cho sáng, chúng ta phải hàm dưỡng đầy đủ những công phu quan sát, phân tích, tổng hợp, biện luận, phản luận và kết luận mau lẹ bao nhiêu, trí tuệ chúng ta càng thăng hoa bấy nhiêu, và càng gần với đích thành công bấy nhiêu. 


5. Làm hết sức mình: Làm, trong việc học võ là thực tập võ thuật. Làm, trong đời sống là luyện cho chúng ta một thói quen ham hoạt động, ưa chuộng thực tế, không ảo tưởng. Không một ai thành công lớn hay lâu dài trong cuộc sống nếu những người đó chỉ làm hết một nửa sức mình. Muốn làm hết sức mình, phải luôn luôn tự đào luyện cho mình một kỷ luật tinh thần vững chắc, một ý thức về công việc đầy đủ. Lại luôn luôn vừa làm, vừa học, để mỗi ngày có thêm kinh nghiệm quý giá hơn, gặt hái được nhiều thành quả hơn. 
Kế đó, đến phần rèn luyện tinh thần. 

 


Phương pháp rèn luyện tinh thần của Việt Võ Ðạo Sinh có thể thâu gọn vào việc phát triển và rèn luyện những đức tính: 
· Ðức tính sống khỏe: Khỏe mạnh về cả tinh thần lẫn vật chất, để trí óc được luôn luôn thăng bằng. Trí óc thăng bằng là đầu mối của mọi đức tính. 
· Ðức tính đức độ: Luôn luôn bao dung, điều hoà khắc chế mình và tha thân (người) để cùng tiến bộ. 
· Ðức tính cương trực: Tức đức tính cương quyết và thẳng thắn, một đức tính tối cần cho nhà võ. 
· Ðức tính trầm tĩnh: Chìm lắng và bình tĩnh, để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng nảy, vội vàng, dễ dàng đưa tới thất bại. 
· Ðức tính tháo vát: Rèn luyện thói quen có thể ứng biến với mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp. 
Sau hết, và cũng quan trọng hơn hết, Việt Võ Ðạo Sinh phải trau giồi đạo hạnh. 
Thế nào là "đạo hạnh"? 
Ðạo hạnh chính là 2 tiếng gọi tắt của 5 tiếng "phẩm hạnh Việt Võ Ðạo". 
Phẩm hạnh Việt Võ Ðạo vô cùng cần thiết cho sự rèn luyện tâm thân của Việt Võ Ðạo Sinh trong cả đời công cũng như trong đời tư, vừa phù hợp với đạo và võ thuật, vừa thích ứng với mọi hoàn cảnh. 
Chúng ta đều biết giá trị của cuộc sống có 3 thành tố: Âm tố, Dương tố và Ðạo thể. 
Âm tố, tượng trưng cho sự mềm, sự tĩnh, sự tối. Dương tố tượng trưng cho sự cứng, sự động, sự sáng. Vòng đạo thể bao người, với những phẩm danh: 
    Phối hợp 
    Khắc chế 
    Ðiều hoà 
    Bao dung 
Phối hợp, khắc chế, điều hòa, bao dung, những tính mềm (nhu), cứng (cương), tĩnh, động, tối, sáng của tạo vật, chính là những phẩm tính của đạo, của võ đạo, của Việt Võ Ðạo. Ðó là những phẩm hạnh căn bản mà một Việt Võ Ðạo Sinh phải luôn luôn trau giồi, để làm tròn sứ vụ võ đạo của mình. Và, đó cũng là những phẩm hạnh căn bản, đầu mối của mọi đức tính. 
Tóm lại, tất cả giải đáp trên được đúc kết lại thành điều tâm niệm thứ 6: 
- Việt Võ Ðạo Sinh Chuyên Cần Học Tập, Rèn Luyện Tinh Thần, Trau Dồi Ðạo Hạnh. 

 



VS. Cẩm Bình (Theo Thư Viện Vovinam)



Tin liên quan:
Võ Đạo Tại Tâm [Sun - 08/22/2010 10:27]
Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Nguyễn Trung Trực [Mon - 10/12/2009 11:28]
Bình luận về chử “Trí” [Sat - 09/05/2009 17:26]
Thời đại võ thuật và võ đạo [Sun - 08/09/2009 19:19]
Tâm Tình Mùa Tưởng Niệm! [Sun - 06/21/2009 10:02]
Diễn Từ của Võ Sư Chưởng Môn [Thu - 05/07/2009 22:33]
Chương Trình Võ Đạo mới! [Sat - 04/18/2009 16:54]
Danh Dư Người Võ Sĩ [Sat - 11/01/2008 16:46]
Bàn về Võ Đạo [Thu - 10/16/2008 20:17]
Lý Tưởng Vovinam [Thu - 08/14/2008 12:05]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Võ Đạo Tại Tâm [Sun - 08/22/2010 10:27]
Bình luận về chử “Trí” [Sat - 09/05/2009 17:26]
Tâm Tình Mùa Tưởng Niệm! [Sun - 06/21/2009 10:02]
Chương Trình Võ Đạo mới! [Sat - 04/18/2009 16:54]
Danh Dư Người Võ Sĩ [Sat - 11/01/2008 16:46]
Bàn về Võ Đạo [Thu - 10/16/2008 20:17]
Lý Tưởng Vovinam [Thu - 08/14/2008 12:05]
Mệnh Trời [Wed - 08/06/2008 10:08]
Nổi Lòng các Thầy Cô [Sat - 05/03/2008 14:34]
Tuổi dậy thì [Sat - 04/26/2008 21:45]
Sự Kỳ Diệu của Vovinam [Thu - 01/17/2008 19:25]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.090 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.