Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002165962
 Lịch 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Fri - 05/03/2024 07:46
Những Người Thầy của tôi
Sun - 08/12/2007 23:18

Xem hình
Trong suốt quá trình sinh hoạt với môn phái trải dài hơn 35 năm, tôi đã được hân hạnh thụ huấn rất nhiều thầy và tập luyện với nhiều huynh đệ khắp nơi trên thế giới.

Những người thầy của tôi gồm có:

- Võ sư Trần Phước Thiện hiện cư ngụ tại West Germany
- Võ sư Nguyễn Văn Nhàn nguyên Cục Trưởng cục huấn luyện miền Tây Việt Nam trước năm 1975
- Võ sư Nguyễn Văn Sen hiện là chánh văn phòng tổ đường
- Võ sư Trần Văn Bé hiện cư ngụ tại Chicago tiểu bang Illinois
- Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng

Đầu năm mới, sau ngày Vovinam Day vừa được chính quyền tuyên dương, tôi muốn chia sẻ những niềm vui đến với những người đã từng giúp đỡ, huấn luyện tôi, và cũng muốn giới thiệu đến quí đồng môn khắp nơi những gì tôi đã được học hỏi ở quí thầy!

Khi mới nhập môn tôi được sư huynh Bành Quốc Thanh hướng dẫn vài tháng, rồi chuyển sang cho sư huynh Trần Phước Thiện hướng dẫn cho đến lam đai III cấp. Tại sao tôi gọi họ là sư huynh? Vì lúc dạy tôi, các huynh Thanh và huynh Thiện đều là huấn luyện viên hoàng đai.

Tại miền Tây Việt Nam trước năm 1975, những người mang đai đỏ thì được gọi là võ sư danh xưng là Thầy, còn những người mang đai vàng được gọi là huấn luyện viên- danh xưng là Huynh, con gái thì được mọi người tôn trọng gọi chung một tiếng là Cô.

Hai người hướng dẫn đầu tiên cho tôi hiện tại vẫn còn sinh hoạt với môn phái và đã lên đến hồng đai I cấp. Võ sư Bành Quốc Thanh hiện đang sinh hoạt tại Cần Thơ, còn võ sư Trần Phước Thiện hiện đang sinh hoạt với phong trào Âu Châu tại Tây Đức. Cả 2 người đều là những môn sinh trung hậu, nhiệt tình với môn phái và đã theo sinh hoạt với môn phái một thời gian khá dài - hơn nửa đời người.

1. Võ sư Trần Phước Thiện:

 


Võ sư Thiện là một người hiền hậu, trung thành với môn phái, sinh hoạt với môn phái hơn nửa đời người từ thập niện 60 cho đến nay. Huynh luôn đối xử thành thật với mọi người, lúc nào cũng thương yêu, chăm sóc, lo lắng, hết lòng đến bạn đồng môn. Mỗi khi gia đình bạn đồng môn có chuyện buồn hay khó khăn, huynh đều đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng khả năng hiện có với cả tấm lòng nhiệt tình.

Lớp võ chúng tôi sinh hoạt với võ sư Thiện lúc nào cũng vui, bận rộn và với nhiều tiết mục hấp dẫn như: - Luyện võ phụ trội thêm tại võ đường, hoặc cuối tuần tại nhà của bạn Phạm Thi Kính, hay ngoài bãi cát ở cầu Bắc Cần Thơ, tổ chức sinh hoạt tập thể trong đoàn Anh Hùng Ngày Mai, tập văn nghệ, thi đua thể thao, cấm trại …Chúng tôi đối xử với nhau thật chân tình và hết lòng sống chết vì nhau. Tình nghĩa thâm sâu trong lớp võ đã đưa đến việc chúng tôi kết nghĩa anh em toàn lớp võ 17 người lại với nhau và đã giữ vững liên lạc cho đến bây giờ.

Võ sư Thiện là một đàn anh đáng kính, đáng để chúng tôi noi theo vì tinh thần hy sinh và xả thân cho môn phái. Mặc dầu gia cảnh không đuợc khá giả lắm, lúc nào cũng bận rộn lo toan cho cuộc sống của gia đình, nhưng lúc nào cũng nhiệt tình với môn phái , hể môn phái cần là có mặt, và lúc nào cũng cố gắng làm trọn phận sự được giao phó.

Tôi còn nhớ, có lần võ sư Nhàn giao cho huynh Thiện tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ tại Sóc Trăng. Huynh đã cố gắng hết mình để lo cho buổi văn nghệ, lo đến nổi ngày không ăn, đêm không ngủ. Buổi văn nghệ có nhiều người tham dự, chương trình cũng hay và hấp dẫn, nhưng vì sự kiểm soát vé không chặt chẽ, nên người mua vé vào thì ít mà người vô chui thì nhiều. Khi tính toán lại tài chánh thì bị lỗ nặng, huynh không dám báo cáo cho thầy Trưởng biết, một mình ôm gánh nặng đứng mũi chịu sào dang lưng ra trả nợ một mình… Biết được tình cảnh khó khăn của huynh, trong tình nghĩa đồng môn, cô hoàng đai Nguyễn Thị Tỵ đã phải bán vàng để giúp huynh trả nợ.

2. Võ sư Nguyễn Văn Nhàn:


Vào trước năm 1975, võ sư Nhàn là cục trưởng cục huấn luyện miền Tây, tới lui từ tỉnh nầy đến tỉnh khác để chăm lo sinh hoạt chung của phong trào, nên lúc nào cũng bận rộn, lâu lâu thầy về võ đường Tự Đức chỉ dạy cho lớp hoàng đai, còn lớp của chúng tôi thì thầy luôn ưu ái kêu cả lớp vào văn phòng ngồi nghiêm chỉnh để nghe thầy giảng đạo. Mỗi lần thầy giảng là tràn giang đại hải, thầy nói huyên thuyên, không biết văn chương của thầy từ đâu mà xuất phát ra nhiều thế? Chúng tôi lắng nghe và cố gắng ghi nhớ và thực hành theo lời thầy giảng dạy. Những lời dạy của thầy rất thâm sâu và nhiều ý nghĩa, và tựụ trung lại là cố gắng làm sao để trở thành một người Trung Hiếu Nghĩa. Thầy luôn khuyên bảo mọi người hãy coi môn phái như là đại gia đình, còn các huynh đệ đồng môn như anh em ruột thịt, hết lòng đối xử với nhau, hoà thuận và thương yêu nhau.... Chúng tôi lúc nào cũng cố gắng nghe lời thầy giảng và thực hành đúng lời thầy dạy bảo…

Rồi mỗi khi có tổ chức lễ lộc thì thầy phân công, phân nhiệm cho mỗi người một việc để làm, ai nhận nhiệm vụ là hết mình làm, làm hoàn tất và luôn luôn cố gắng đem về thành công, để cho thầy vui, vì ai cũng mến yêu và kính sợ thầy, vì từ thầy toát ra một dáng vẻ uy nghiêm khiến người đối diện nể phục và trọng vọng. Khuôn mặt thầy luôn nghiêm nghị làm các huynh đệ lúc nào cũng kính sợ mỗi khi gần thầy hay mỗi khi nghe thầy kêu vào dạy bảo.

Vào thời đó ai cũng xem võ sư Nhàn là một thần tượng, luôn sùng kính, chọn thầy làm người gương mẫu, là một kim chỉ nam để noi gương theo. Vì thầy luôn luôn xử sự công bình và liêm chánh, công tư phân minh, và thầy cũng là người tràn đầy tình cảm đối với tất cả mọi người. Tôi đã xem võ sư Nhàn là thần tượng trong lòng từ xưa, cho đến bây giờ cũng vậy. Vì võ sư Nhàn luôn kề cận bên tôi, chia xẻ những nỗi niềm vui buồn, luôn khuyên bảo và hướng dẫn cho tôi đủ mọi mặt về võ đạo cũng như về tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy. Thầy thường hướng dẫn phương cách làm việc, lúc nào cần tiến và lúc nào cần phải lùi. Tình cảm của thầy đối với các môn sinh rất là đầm ấm và chân tình, nên ai cũng quí mến thầy và không bao giờ quên thầy cả.

Cô tư Hương em gái võ sư Chưởng Môn thường nói với tôi:

- Trong Vovinam, cô thương võ sư Nhàn nhất đấy!

Sau năm 1975, tôi mới được võ sư Nhàn chọn làm cán bộ nồng cốt đại diện anh em Cần Thơ mỗi tháng lên Sài Gòn tập luyện với thầy Nhàn và thầy Sen để về hướng dẫn lại các huynh đệ tại Cần Thơ. Thời gian sinh hoạt với thầy Nhàn về võ thuật thì ít mà về võ đạo và tổ chức lãnh đạo chỉ huy thì nhiều. Nhưng nhờ có như vậy nên tôi mới có nhiều kinh nghiệm và thành công sau nầy. Những lời của thầy dạy tôi luôn luôn để trong tâm và thực hành như lời thầy dạy bảo.

Vào thời đó những lời của thầy dạy rất dễ dàng thực hành và không có gì trở ngại, nhưng bây giờ những lời thầy dạy đã không còn áp dụng được nữa thầy ạ! Người bây giờ không có giống như xưa nữa, thời cuộc thay đổi, không gian thay đổi, và lòng người cũng đổi thay. Nhưng em vẫn tiếp tục nghe lời thầy, em sẽ luôn đối xử thành thật với tất cả mọi người, lúc nào cũng nhiệt tình giúp đỡ mọi người, hết lòng lo lắng cho mọi người, mặc mọi người đối xử với em ra sao, em cũng sẽ không màng, vì em nghĩ:

- Ở đời có vay thì có trả thôi, làm tốt thì sẽ được quới nhơn giúp đỡ.

3. Võ Sư Nguyễn Văn Sen:

Trước năm 1975, Võ sư Sen là Trung tâm trưởng, trung tâm huấn luyện Tỉnh Phong Dinh, và cư ngụ ngay tại võ đường Tự Đức - Cần Thơ, sau đó thầy xuống Sóc Trăng để gây dựng phong trào dưới đó, đến năm 1973 được thuyên chuyển sang tỉnh Định Tường (Mỹ Tho, Gò Công…)

Vào thời đó môn sinh rất đông và có nhiều lớp khác nhau, sáng và tối .. Việc giảng dạy các cấp thấp do các huấn luyên viên hoàng đai phụ trách. Còn các võ sư chỉ dạy cho lớp đặc biệt hoàng đai mà thôi, chúng tôi lúc đó chỉ sinh hoạt với thầy qua đoàn Anh Hùng Ngày Mai mà thôi.

Võ sư Sen là một người vui tính và hoà đồng với các huynh đệ, nên ai cũng qúi mến và nói chuyện với thầy một cách tự nhiên không có sợ sệt giống như thầy Tổng Cục Trưởng. Măc dầu không có trực tiếp học võ với thầy Sen vào thời đó, nhưng thầy Sen là cục trưởng Cục huấn luyện Tỉnh Phong Dinh nên dầu học võ với ai cũng đều là học trò của thầy cả, vì thầy chịu trách nhiệm tất cả các lớp võ xung quanh tỉnh từ thành phố, đến quận , huyện, xã…

Cho đến sau năm 1975 tôi mới được dịp tập huấn với thầy vài lần, rồi mãi đến năm 1992 trở về sau, mỗi khi tôi về nước mới có dịp tập luyện võ thuật chính thức từ thầy giảng dạy.

Võ sư Nguyễn Văn Sen là người thuộc nhiều đòn thế và đánh đẹp nhất trong môn phái mà tôi đã từng gặp. Vì từ nhỏ đến lớ,n võ sư Sen tập và dạy võ Vovinam hàng ngày, không có làm chuyện gì khác cả, cho nên không có gì ngạc nhiên khi thấy võ sư Sen là một võ sư chuyên nghiệp, xuất sắc trong môn phái Vovinam. (có thể có những người khác giỏi hơn , mà tôi chưa hân hạnh gặp và thấy, tôi chỉ viết theo cảm nhận riêng của tôi mà thôi).

Học đòn thế từ võ sư Sen như mở rộng được tầm mắt, võ sư Sen phân tích từng nét, từng thế đánh rất rành rẽ, có công dụng hẳn hoi, võ sư Sen có lối đánh rất hoa mỹ, đẹp mắt làm cho bài quyền khi biểu diễn trở nên linh hoạt và sống động hơn, để hấp dẫn người xem. Về phương pháp giảng dạy cho các môn sinh, võ sư Sen hướng dẫn cách tập luyện rất bảo đảm và an toàn cho người tập không gây nguy hiểm. Llàm như vậy các môn sinh tăng thêm phần can đảm khi đánh những đòn cao cấp như song luyện, đòn chân…

Về tánh tình, võ sư Sen là một người hiền từ, nói chuyện hòa nhã, không tranh đua với đời, ít xen vào chuyện của người khác, ai làm gì, nói gì cũng mặc. Thậm chí có nhiều người nói xấu, dèm pha, chưởi bới thầy,… thầy cũng thản nhiên không để ý tới, thái độ điềm nhiên - tự tại là cá tánh của võ sư Sen từ xưa đến giờ.

4. Võ sư Trần Văn Bé :

Sang Mỹ định cư tại San Jose tôi có đến sinh hoạt chung với sư huynh Nguyễn Minh Hải một thời gian. Và sau đó ra mở võ đường riêng với sự tiếp tay của sư huynh Trần Bình là phu quân của tôi hiện tại.

Vào thời đó, hầu hết tất cả những người tại Mỹ Châu vào thập niên 80 không ai nhớ đòn thế cả. Có lẽ võ sư Lý Hoàng Cát Long là người nhớ đòn, vì huynh siêng năng tập luyện thường xuyên và hoạt động liên tục, nhưng võ sư Long bận rộn lo vận động anh em ngồi lại làm việc chung với nhau, chưa có dịp mở đặc huấn, hướng dẫn cho ai đòn thế gì cả.

Riêng tôi có được một mớ vốn đã học và có ghi chép lại thành tập từ Việt Nam đem qua như: - 30 chiến lược, các phản đòn cơ bản trình độ 1,2,3, đơn kiếm , song luyện kiếm, song luyện, I, II, III, song luyện dao, song vật.v..v. là hết đòn. Tôi chạy đi học hỏi cùng khắp, nhưng chả ai nhớ đòn thế để hướng dẫn. Đa số mọi người ở các nơi nhớ man máng, rồi tự ghép lại cho có bài bản để biểu diễn mà thôi .

Cho đến khi Võ sư Trần Văn Bé sang Hoa Kỳ, như là cái phao cứu tinh cho các võ đường, các anh em hồ khởi, phấn khởi mời thầy về để được học thêm những đòn thế mới. Và chính tôi cũng đã mời thầy về mấy lần cư ngụ tại nhà tôi để hướng dẫn đòn thế cho anh em hoàng đai lớp của tôi và lớp của võ sư Hải.

Võ sư Trần Văn Bé là một người hiền từ, thành thật, là người có lòng với môn phái. Võ sư Bé rất siêng năng, thời gian lưu trú tại nhà tôi mấy ngày là võ sư Bé tích cực làm việc mấy ngày, sáng thì làm việc liên tục không ngừng nghỉ để cưa, dũa từng cây dao, cây kiếm, cây đao, đại đao… thầy nhớ rất rành mạch từng kích thước của từng loại vũ khí. Thầy rất có hoa tay, thầy vẽ rất đẹp và làm mấy cây binh khí cũng rất tốt. Cũng nhờ thầy phối hợp với người bạn của thầy là anh Vân đã giúp cho võ đường San Jose có một dàn vũ khí để chưng cạnh bàn thờ trong các dịp lễ, tạo nên một khí thế hào hùng và đẹp mắt.

Võ sư Bé dáng người vạm vỡ, to con, đánh rất mạnh, ra đòn vững chắc, đặc biệt là thầy nhớ đòn rất nhiều, và còn sáng tác ra một số đòn thế mới nữa.

Lúc mới sang, Võ sư Bé rất nhiệt tình và hăng hái, đã đi từ Nam Cali đến Bắc Cali, sang đến Chicago để đặc huấn và hướng dẫn đòn thế cho các huấn luyện viên và võ sư để giúp cho các võ đường có thêm bài bản hướng dẫn cho các môn sinh và cho các cuộc biểu diễn được phong phú và dồi dào hơn.

Một loạt bài bản mới được võ sư Bé hướng dẫn như: Lão mai, nội công tâm pháp, Côn, Song đấu côn, búa, mã tấu, đòn chân, song đoản kiếm, Thái cực đao, hầu quyền…

Năm 1987, một giổ tổ lớn nhất tại Hoa Kỳ được tổ chức tại San Jose, do võ sư Trần Văn Bé làm trưởng ban tổ chức và chủ toạ buổi lễ với sự tham dự của một quan khách đặc biệt đó là: - Phu Nhân Sáng Tổ Nguyễn Lộc đến từ Virginia, cùng rất nhiếu võ sư, huấn luyện viên, môn sinh khắp nơi ở Hoa Kỳ về tham dự, và quan khách hiện diện cũng rất đông đảo cả ngàn người. Võ sư Bé đã để lại tiếng vang cho các anh em trong liên đoàn Mỹ Châu vào thời đó. Sau năm 1990, võ sư Bé cũng như võ sư Lý Hoàng Cát Long lui về ẩn dật, chỉ hoạt động tại địa phương để nhường cho một tổ chức mới ra đời.

5. Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng:


- Ngôi sao sáng chói nhất và to lớn nhất trong môn phái mà ai cũng biết đó là Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, là người đã sáng tạo ra môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, là người đã để lại sựnghiệp phi thường cho dân tộc và nhân loại, mà tiểu sử, công đức của người đã được chưởng Môn Lê Sáng và nhiều võ sư tiền bối đã kể qua trong phần lịch sử môn phái. Do tôi chưa bao giờ được hân hạnh gặp mặt người nên xin nhường lại cho những bậc tiền bối đi trước viết bài kể lại.

- Hiện tại thì võ sư Chưởng Môn Lê Sáng còn tại vị và toàn thế các môn sinh từ lớn cho tới nhỏ, từ trong môn phái cho đến ngoài môn phái ai cũng đều biết đến Chưởng Môn.
Người đã tiếp nối sự nghiệp của Sáng Tổ, lãnh đạo môn phái từ nhiều thập niên qua, đã đưa Vovinam phát triển khắp mọi nơi ở trong nước, bây giờ được phổ biến rộng rãi ra khắp 5 châu từ Chậu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc…

Chưởng Môn Lê Sáng cũng là một thiên tài về võ học như Sáng Tổ.

- Thiên tài là một khả năng thiên phú, khi sanh ra trời đã cho sẳn một khối óc thông minh tự nhiên giỏi hơn người, không cần học mà cũng biết mà lại biết giỏi hơn những người đã học.

Võ sư Sáng Tổ và Chưởng Môn Lê Sáng là những người có thiên tài, cả 2 người không cần học, chỉ đàm đạo, nói chuyện, nghiên cứu mà đã hình thành nhiều thế võ độc đáo cho bản môn. Văn chương của Chưởng Môn uyên bác, cao siêu hơn văn của những tiến sĩ. Tất cả những võ đạo trong môn phái hầu hết đa số đều do chưởng môn viết lên từ những chủ thuyết, lý thuyết, cho đến văn thơ… mà trong môn phái chưa có ai viết hơn chưởng môn được. Do đó, chúng tôi mới gọi người có tài Thiên phú là vậy.

Tôi bắt đầu biết đến Chưởng Môn từ năm 1992 trong chuyến về nước thăm gia đình và ở tại Tổ Đường để tập huấn thêm kế tiếp những kỳ sau của các năm 1995, 1999, tôi vẫn tiếp tục thụ huấn võ thuật từ thầy. Thầy dậy rất sớm từ 5 giờ sáng để tập luyện, tôi cũng phải thức sớm theo thầy để tập luyện cùng thầy. Thời gian đó thầy rất khoẻ, chính tay thầy đã chỉ dẫn cho tôi nhiều bài bản mới như: Song Dao Pháp, Thái Cực Đao, Tiên Long Song Kiếm, Bát Quái Song Đao Pháp, Âm Dương Hồ Điệp Phiến, Hạt quyền

Mỗi lần học xong là tôi phải ghi chép lại và tập luyện suốt ngày để nhớ, nếu không nhớ thì chưởng môn không dạy thêm đòn mới… Bài bản môn phái quá nhiều và lại có dịp được học trực tiếp với chưởng môn, là một niềm hân hạnh mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng và mơ ước tới. Vì thế về Việt Nam bao nhiêu chuyến, tôi chỉ biết học tập và luyện võ mà thôi không có đi chơi đâu cả, nhờ thế tôi mới có đòn thế để về bên đây hướng dẫn lại cho các môn sinh bên nầy.

Ngày xưa nghe qúi thầy nói Chưởng Môn rất uy nghiêm và khó tính, không phải ai muốn đền gần thầy và nói chuyện với thầy là được. Trước năm 1975, tôi được gặp thầy một lần trong đại lể khai phá.Lúc đó thầy rất uy nghi đỉnh đạc đi giữa 2 hàng rào danh dự, tôi chỉ có việc đứng xa ngó mà thôi.

Bây giờ thầy cũng vẫn còn nghiêm nghị, nhưng tánh tình cởi mở hơn, thầy nói chuyện vui vẻ, hoà đồng hơn, không có khoảng cách như xưa, thầy chân tình chỉ dẫn, dạy bảo nhiều điều hay để đem lại sự thành công trên bước đường đi xây dựng môn phái.
Sự hy sinh của thầy đối với môn phái thật là to lớn, có thể nói thầy đã dành trọn cuộc đời để phụng sự cho môn phái, không vợ, không con, không tài sản… cho đến giờ phút nầy, sau bao nhiêu năm hoạt động, thầy vẫn tay trắng hoàn trắng tay….

Chưởng Môn là một người thầy, người cha đáng kính trên đời của tôi, nên tôi xin hứa với lòng là luôn nghe lời thầy chỉ dạy, và cố gắng làm việc ngày một tốt đẹp hơn, để thầy được vui vẻ với nụ cười luôn nở trên môi.

VS. Cẩm Bình



VS. Cẩm Bình (Theo Thư Viện Vovinam)



Tin liên quan:
Quyết Định Vinh Thăng Hồng Đai III cấp ! [Thu - 05/21/2015 09:53]
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]
Ảnh cưới đậm chất võ thuật của cặp vợ chồng Vovinam [Thu - 02/12/2015 00:41]
Người đẹp trên sàn đấu: Công chúa Vovinam [Fri - 09/12/2014 19:33]
Cựu môn sinh Vovinam giúp người cô thế ! [Sat - 06/21/2014 10:18]
Nguyễn Duy Ngọc - Người truyền lửa Vovinam [Wed - 03/12/2014 09:45]
Vận Động Viên Nguyễn Duy Khánh [Fri - 11/29/2013 10:31]
Bài phỏng vấn Cô Lê Thị Ngọc Anh - VVN Úc Châu [Thu - 11/07/2013 09:39]
Bùi Hùng Cường – Hy vọng mới của Vovinam Cần Thơ [Thu - 10/17/2013 16:12]
Phạm Văn Thắng chinh phục đỉnh cao Vovinam với “Thập Thế Bát Thức Quyền” [Sun - 07/14/2013 09:58]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
NHẠC SĨ - VÕ SƯ CAO VĂN CÁT [Thu - 04/09/2015 00:07]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.103 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.