Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002166215
 Lịch 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Sat - 05/04/2024 20:09
Bình Luận về chử: - Lễ
Mon - 07/21/2008 18:04

Xem hình

Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

Những giá trị đạo đức từng được coi là chuẩn mực của Nho giáo, một thứ lỗi thời lạc hậu, liệu có còn thích hợp cho con người của thế kỷ 21 không?

Và đâu là những tiêu chuẩn đạo đức cho con người hiện đại ngày nay?

Ở phương Tây thì họ có đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức để đưa con người vào với những chuẩn mực của xã hội hay không?

Xét về Nho giáo hay những giá trị văn hoá thuộc về thời kỳ phong kiến, thì chúng ta đã từng cố phá bỏ hoàn toàn để xây dựng nên những giá trị mới của xả hội hiện đại. Nhưng thời gian đã cho thấy là chúng ta đã sai, cho dù là đã có từ hàng nghìn năm thì Nho giáo vẫn có những giá trị không bao giờ lỗi thời so với xã hội. Điều quan trọng là chúng ta cần phải giữ lại những cái gì và xây dựng thêm những cái gì?

*. Đề tài hôm nay chúng ta bàn luận về chử Lễ. Như chúng ta đã biết Lễ là kính trên nhường dưới, sống phải có khuôn phép, chừng mực. Nghĩa là phải biết ơn người khác đã giúp đỡ mình, sống phải có tình có nghĩa. Phàm ai làm người cũng đều phải biết đến Lễ - Nghĩa vì mỗi chúng ta khi sinh ra đã được dạy dỗ từ bé.

Ngày nay khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng như một số thay đổi về lối sống, kinh tế và chủ nghĩa. Con người dần quên mất đi chữ Lễ, hay cố tình tìm cách để né tránh nó.



Truyền thống của cha ông ta từ ngàn đời đến nay rất coi trọng chữ lễ. Điều này có từ lâu đời và nhất thiết phải được duy trì bền vững. Mỗi thời đại có sự thay đổi nhất định nhưng với lễ nghĩa thì vẫn luôn có những nét như ngày xa xưa.

Chữ lễ nói đầy đủ thì rất lớn rộng như:

*. Trong gia đình: - Vấn đề lễ nghĩa phải đặt làm đầu vì gia đình là nền tảng, là bài học luân lý đầu tiên cho con trẻ tuân thủ theo phép tắc để từ đó mới bước chân đến trường học rồi tới trường đời, trong nhà phải tôn kính người trên, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác… đây là đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đạo đức nầy không phải một sớm một chiều mà có được, mà nó phải được hun đúc trong cách suy nghỉ và thực tập qua những hành động bình thường hằng ngày, như đi phải thưa về phải trình, khi đến nhà ai phải chào hỏi lịch sự lễ phép, khi muốn làm việc gì phải xin phép chủ nhà, chớ không được tự ý muốn làm gì thì làm, đây là nền văn hoá riêng biệt của dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã trân trọng gìn giữ qua mấy ngàn năm văn hiến.

*.Trong học đường: - Phải kính trọng thầy cô giáo, phải biết lắng nghe, chăm chỉ học hành để khỏi phụ lòng thầy cô, tình nghĩa giữa thầy và trò nói riêng phải luôn được giữ bền vững. Đây cũng là một quá trình hai chiều. Thầy ngoài việc chăm lo, yêu thương người học trò phải biết tu dưỡng bản thân, làm gương cho các em. Trò phải biết đối xử tốt với thầy, lắng nghe hướng dẫn đúng đắn từ thầy. Nhưng có lẽ vì cuộc sống hiện đại mà giờ đây người ta quá chú trọng đến tiền bạc và danh lợi để đánh mất chữ Lễ. Có người từng được thầy cô bỏ biết bao nhiêu công sức để dạy dỗ thành người có tài, sau đó lại ham danh ham lợi mà quay lưng bỏ đi đánh mất phần Lễ - Nghĩa. Ngay khi đối diện với chính người đã đào tạo ra họ mà họ cũng chẳng xem ra gì, nói năng không kiêng nể, xem thường thầy cô để chứng tỏ ta đây có tài hơn người.

*. Trong Môn Phái Vovinam: Người môn sinh luôn phải giữ gìn chữ lễ, gặp người trên trước luôn luôn phải nghiêm lễ, nói năng lễ phép, kính trọng thầy cô là những người đã bỏ nhiều công phu huấn luyện và dạy dỗ chúng ta nên người, người ta thường nói:

*. Không thầy đố mầy làm nên!


Quả thật vậy, nếu không có thầy cô nắn nót tay chân, huấn luyện kỷ thuật từng li từng tí, dạy bảo võ đạo để trở thành người tốt thì làm gì môn sinh có được thành đạt như ngày hôm nay? Vậy bổn phận của người trò là luôn phải giữ chử Lễ đối với thầy cô. Mỗi một ngày thầy cô già đi thêm tuổi, mỗi một ngày học trò lớn thêm một tí, hiểu biết nhiều hơn, thành đạt hơn, nhưng không vì vậy mà bỏ qua phần lễ nghĩa bất tôn kính người trên nhất là những người đã từng huấn luyện, đào tạo ra mình. Hãy luôn nhớ xuất xứ của mình sống sao cho trọn nghĩa ân. Đừng bao giờ chạy theo thầy mới mà quên mất đi thầy cũ, quay lưng ngoảnh mặt chối bỏ thầy mình, bất tôn kính với thầy mình thì tương lai làm sao mình có thể làm thầy để dạy bảo học trò ??

Người môn sinh vì hoàn cảnh chuyển đổi chổ ở, đừng quên thông báo hoặc xin phép thầy củ của mình để được giấy giới thiệu đến chổ mới tiếp tục sinh hoạt khỏi bị gián đoạn và nên liên hệ với thầy củ của mình thường xuyên để giữ tình nghĩa, đó là phần lễ nghĩa, là điều kiện cần phải có đối với người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

Chữ Lễ ngày nay không còn bó buộc khó khăn như ngày xưa, nó thoáng hơn trước rất nhiều, chử lễ là do tự ta ý thức, thông hiểu và làm theo, nó không khó để chúng ta không thể làm được, chỉ cần mỗi người biết tôn trọng với những người đã đào tạo, đã dạy dỗ để chúng ta có được ngày hôm nay như vậy là chúng ta đã có đầy đủ một chữ Lễ.

Bút Nhóm_ Kinh Kha
*************************************************
Bình Luận về chử Lễ

Khi đi ngang qua những ngôi trường, ta thường thấy dòng chữ thật to:
- " Tiên học lễ Hậu học văn".

Điều đó chứng tỏ rằng việc học lễ nghĩa trong các trường học cũng rất được chú trọng đầu tiên, mỗi học sinh nếu không hiểu sẽ hỏi ngay. Việc lễ phép làm đầu tạo nên sự tôn sư trọng đạo.
- " Trọng Thầy mới được làm Thầy'' hay câu" muốn cho hay chữ phải yêu kính Thầy".

Học trò ngày xưa thấy Thầy từ xa đã khoanh tay cuối đầu, khác hẳn ngày nay học trò gọi Thầy Cô là " Ông Thầy, Bà Cô" trong lớp mà cho ít điểm hay góp ý học sinh cá biệt ra đường sẽ bị đánh ngay và học trò kiện Thầy Cô như chưa bao giờ gặp. Thậm chí còn dùng dao đâm Thầy Cô.

Con cái ngày xưa thì đi thưa về trình, bây giờ thấy rất hiếm trong các gia đình, con cái đua đòi theo bạn xấu: chúng nó có cái xe này, cái điện thoại kia. Đòi hỏi không được thì cạy tủ, hành hạ ông bà cha mẹ cho ra tiền mới chịu. Còn đi học xa thì cứ gọi điện thoại về xin tiền ăn chơi hút chích, đến lúc cha mẹ đến thăm thì thôi rồi nó đã bỏ học từ lâu rồi.

Có câu chuyện như thế này:
*. " Cô con gái xin tiền cha mẹ mua máy vi tính để học, người mẹ cũng cố gắng dành dụm và bán đi sợi dây chuyền là vật kỷ niệm cuối cùng của gia đình để đủ tiền gởi lên cho con, nhưng một hôm bà lên thăm con thì cô gái cứ ngồi trong máy vi tính chẳng hỏi han gì mẹ và gia đình, người mẹ buồn quá mới đi ra ngoài hiên nhà trọ ngồi, thì bà nghe được hai cô bạn cùng phòng với con gái mình nói rằng:
- Sao mẹ nó lên mà nó không tiếp cứ lo ngồi chơi game"

Lúc đó bà mới biết rằng mình quê mùa quá không hiểu gì cả còn bị con nó coi không ra gì cả.
Cho nên việc giữ lễ nghĩa là một điều rất quang trọng trong đời sống của chúng ta, có khách đến nhà con cái ra chào
" Lời chào cao hơn mâm cổ"
khách về sẽ khen ngay, còn khi thấy người lạ hay quen đến mà con cái cứ gương mắt nhìn họ sẽ chửi ngay là con nhà mất dạy.
Cuối cùng thì tôi cũng đọc được một câu:
- " Không có gì rẻ tiền bằng lời chào, câu cám ơn và lời xin lỗi".

Đồng Phi Phượng
Vovinam Đà Lạt


Bút Nhóm_Kinh Kha (Theo Thư Viện Vovinam)



Tin liên quan:
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng [Thu - 06/16/2016 08:16]
Cảm nhận về giải Vovinam Việt Nam [Sat - 08/20/2011 10:41]
Hành trình VoViNam Việt Võ Đạo III - Trách nhiệm với lịch sử [Sun - 09/19/2010 01:08]
Hồi Chuông Báo Động (số 3): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 10/03/2009 10:53]
NGƯỜI TRONG CUỘC (Góp ý về quyển LSMP VVN-VVĐ tập 1 của VS Trần Nguyên Đạo) [Fri - 09/18/2009 10:16]
Hồi Chuông Báo Động (số 2): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 09/05/2009 23:20]
Hồi Chuông Báo Động (số 1): - Đâu là Thật? Đâu là Giả?? [Sat - 08/29/2009 21:59]
Canh Tân Môn Phái - Cách Mạng Con Người ! [Tue - 07/07/2009 08:59]
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Hành Trình Vovinam Việt Võ Đạo [Sat - 03/21/2009 16:06]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Thời cuộc với Gia đình [Thu - 02/19/2009 22:45]
Bình luận về chử: Nghĩa [Sat - 08/30/2008 09:54]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.166 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.