Thành viên có mặt 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 002164721
 Lịch 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Tin Tức Mới Nhất 
Thi lên đai và lễ giỗ cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tại Raleigh
Lễ giổ Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng tại San Jose
Quyết tâm, Cố gắng và Đều đặn...3 yếu tố căn bản cho người môn sinh.
Bài Văn Thi Hoàng Đai : Phan Vương Hải Âu
Luận Văn của MS. Bùi Minh Hải - Vovinam Raleigh
Thư Cảm Tạ Chung - Giải Thi Đấu và Hội Diễn Vovinam Hải Ngoại
Tường Trình Khóa Thi Lên Đai tháng 7 năm 2016
Bản tin the 16th Overseas Vovinam Tournament 2016
Sự Hình Thành căn nhà Vovinam và sân tập - Vovinam House & Garden
Thư Mời - The 16th Overseas Vovinam tournament 2016
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng
Thầy trò tôi 30 năm !
Văn - NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN
Bản tin Tang Lễ Cố VS Trung Trưc - Trang Phước Đức
Thơ viết cho Vs Trang Phước Đức
 
VOVINAM VIET VO DAO Fri - 04/26/2024 04:54
Ý Kiến về lời phê bình của một thành viên diễn đàn Văn Hóa Phương Đông.
Sat - 11/01/2008 16:33

Xem hình

Từ khi Vovinam có nguồn tin được chính quyền công nhận là Quốc Võ, thì có nhiều ý kiến trong và ngoài môn phái nổi lên, người thì đồng tình ủng hộ, người thì không ý kiến, người thì chống đối dèm pha xuyên tạc..

Dưới đây là một đoạn ý kiến của một thành viên bên diễn đàn Văn Hoá Phương Đông được một thành viên diễn đàn Thư Viện copy sang, và đã được một số môn sinh Vovinam luận bàn ý kiến… Xin mời qúi bạn đọc theo dõi:

 

*. Ý kiến của thành viên: - Mrhanlogos

(http://vanhoaphuongdong.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=4400)

 

Nếu cho tôi nói một câu thì tôi nói rằng, việc Vovinam là quốc võ của Việt Nam là một quyết định sai lầm trong lịch sử võ lâm nước nhà. Xét về tính lịch sử và giá trị của môn võ này thì, môn này chỉ là sự chắp vá tầm thường của một số đòn thế của các môn phái khác mà thôi. Về các bực tiền bối thì tôi không bàn và không có thẩm quyền bàn tới, nhưng với hậu duệ sau này, và cách dạy của mộn này đối với môn sinh thì VVN rất kém cỏi so với nền võ học của ông cha ta để lại.

Như các bạn đã biết, võ thuật và võ học Việt Nam chúng ta là một công phu tuyệt diêu nhất mà ông cha ta đã bao phen làm chấn động thế giới. Như với anh TQ chẳng hạn, vẫn sợ võ học Việt Nam (bằng chứng là những thất bại trong các cuộc biinh biến trong lịch sử).

Về tính chất của mỗi môn võ đều vì hai mục đích chính:

(i) Rèn luyện cho con người sức khoả;
(ii) Hướng cho con người có cái TÂM để trở thành một người tốt: ví dụ như: hiếu đạo với tổ quốc, với cha mẹ, với thày trò, với bạn hiền; không ganh đua hiềm khích ghét bỏ lẫn nhau.

Tuy nhiên, các môn phái võ VN bay giờ chỉ chú trọng day con người ta các kỹ thuật đế đấm đá, đánh chém lẫn nhau, chư có ai dạy cho con người ta trở thành một con người đức hạnh, một con người ngoan hiền, một con người của tình yêu thương mọi người đâu. Bằng chứng là các cuộc đấu đài để lên đai, các cuộc phân hơn cao thấp với nhau. Võ VVN cũng thế, tôi chỉ thấy dạy các đòn thế đám đánh, chứ có dạy nhân cách cho người luyên đâu (cách đây mấy năm có một cậu là môn sinh của VVN học tại DH Luật Thủ Đức đã giết người...)chẳng hạn. Vây câu hỏi đặt ra là VVN đã xứng đáng là Quốc Võ của VN chưa????????

Mặc dù VVN đã phát triển rộng rãi, nhưng sự phát triển đó có đánh giá đúng với bản chất của Võ Học mà cha ông ta để lại. Nếu bàn tới võ việt nam của chúng ta,đây là võ của nền văn hoá nông nghiệp, uyển chuyễn, linh hoạt và hoà hợp và mang tính chất Võ của NGƯỜI MẸ. Điều đó cho thấy qua lịch sử, VN ta bị ngoại bang xam lược nhưng khi ta dùng Võ thì thắng là cái chắc, sau khi thắng xong lại THƯƠNG (tinh thần thượng võ). Điều đó đâu có loại Võ Viêt nam bao giờ dạy con người sự TRANH ĐOẠT HƠN THUA lẫn nhau, mà dạy con người ta sự DUNG HOÀ, ĐẠO HOÀ HƠP GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI, VỚI TRỜI ĐẤT, và đó là thứ võ công tuyệt đỉnh của Viêt Nam. VVN có đáp ứng cái cốt lõi của quốc võ không ????

Vậy các bạn sẽ nói lại, học võ mà không đấu đài, không biết ai cao ai thấp thì học võ để làm gì??? ôi, một thắc mắc quá sai lầm. Bình thường khi ta sinh ra đã có võ rồi, học võ là mà để con người càng ích kỷ (đòi hơn thua) thì là tai hại cho xã hội, theo tôi, học MÔN VÕ NÀO, MÀ đễ làm cho con người ta hiểu được cái đạo lý là người hiền từ, vị tha, không sân si mới là môn võ QUỐC VÕ CỦA VIÊT NAM.

Tóm lại, VVN không và sẽ chẳng bao giờ là QUỐC VÕ VIÊT NAM

************************************************************************

 

*. Ý Kiến của môn sinh Bùi Ngọc Bắc – Vovinam Đà Lạt

 

Gửi đến người mà viết những dòng về môn phái VOVINAM – Việt Võ Đạo

Tôi đã đọc qua những lời của bạn nói về môn phái chúng tôi, đọc rất kĩ. Bạn!!! bạn dám viết lên những điều đó, vậy bạn có biết gì về VVN hay không? Bạn đã biết đến VVN trong trường hợp thế nào? Và nếu đã được luyện tập qua VOVINAM, có phải do bạn ham vui và đi học vì bạn bè rủ rê?

- “Môn này chỉ là sự chắp vá tầm thường của một số đòn thế của các môn phái khác mà thôi”. Bạn viết lên câu nói đó, thế bạn hãy quay ngược lại thời gian cùng với tôi, vào cái thời điểm năm 1938 khi sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập ra VVN, Người đã hòa trộn các tinh hoa võ thuật nhân loại, có cả Vật Hà Tây và Võ cổ truyền Bình Định để tạo nên VVN. Vậy thử hỏi bạn, môn võ chúng tôi tầm thường ở chỗ nào? Ở dưới bạn có khen “ Võ thuật và võ học Việt Nam chúng ta là một công phu tuyệt diêu nhất mà ông cha ta đã bao phen làm chấn động thế giới”, VVN là hòa trộn các tinh hoa đó, vậy tinh hoa đó tầm thường mà làm chấn động thế giới àh??

Khi Sáng Tổ sáng lập ra môn phái, đồng thời Người cũng đề ra chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về TÂM và THÂN. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý:

- Tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành. Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tình nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.

- Bạn có phải là người đã đi khắp thế giới, đã bước chân đến tất cả những Võ đường của VVN? Bạn đã tham dự hết tất cả các giờ tập của chúng tôi? KHÔNG, BẠN KHÔNG THỀ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, vì con người chỉ là hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc mênh mông, Vậy nên, bạn đừng chê bai cách dạy của các Võ sư hay HLV trong môn phái chúng tôi. Bằng một trái tim ấm nóng, một tấm lòng nhiệt tình nhất, các VS và HLV đã cố gắng truyền đạt hết tất cả tinh hoa trong mỗi đòn đánh cho chúng tôi. Chỉ có ai không thể lĩnh hội toàn bộ sở học đó mới lên tiếng chê bai.

Trong mỗi kỳ thi của VVN, luôn có phần kiểm tra kiến thức Võ đạo. Và đó là phần quan trọng nhất trong kỳ thi, dù bạn có giỏi đến đâu mà bạn không có Võ Đạo thì bạn cũng không thể lên đai. Bạn nói “Cách đây mấy năm có một cậu là môn sinh của VVN học tại DH Luật Thủ Đức đã giết người”, đó chỉ là một con sâu làm rầu nồi canh mà thôi. Vậy bạn có nghe Võ sư Teakondo giết người chưa? Vậy sao Teak vẫn là Quốc võ của Hàn Quốc? Môn sinh VVN luôn hướng đến Chân –Thiện – Mỹ, luôn luôn điểm tô cho tương lai môn phái, cho tương lai nước nhà. Còn bạn, bạn đã làm được những gì hay chỉ ngồi đây, và tung lên những lời lẽ mang tính phản động, đả kích, chia rẽ Võ phái chúng tôi nói riêng và Đất nước Việt Nam nói chung?

Bạn hãy đọc lại điều này:
*. Quan niệm dụng võ của Việt Võ Ðạo ra sao ?
- Quan niệm dụng võ của Việt võ Ðạo có 4 điểm:
a/ Không thượng đài
b/ Không gây lộn, không thử võ với người hoặc môn phái khác.
c/ Ðể tự vệ
d/ Ðấu tranh cho lẽ phải .

*. VVÐS được phép dụng võ trong các trường hợp nào ?
- VVÐS chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe doạ và bênh vực lẽ phải.

*. Vì sao VVÐS không được phép thượng đài? :
- VVÐS không được phép thượng đài, vì việc thượng đài chỉ là phần thể thao của võ thuật, gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến, hiếu thắng. Trong khi VOVINAM VIệt võ Ðạo là một môn phái võ đạo có mục đích rõ rệt nên muốn góp phần vào công việc cải tạo xã hội, xây dựng con người toàn diện, hơn là công việc thượng đài chỉ có tính chất thể thao.

Đây chính là phần lý thuyết mà chúng tôi, khi thăng cấp lên Lam Đai I, tức là bước vào trở thành Môn sinh của VVN phải ghi nhớ.

Tóm lại, VOVINAM Luôn luôn hướng con người đến lẽ phải, đến sự tinh hoa của Chân -Thiện - Mỹ. VÀ VÌ THẾ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO XỨNG ĐÁNG LÀ QUỐC VÕ CỦA VIỆT NAM, LÀ QUỐC HỒN, QUỐC TÚY CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM, CÓ THỀ SÁNH VAI VỚI CÁC VÕ PHÁI BẠN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

***********************************************************************

 

Vài Dòng Cảm Nhận

Về lời phê bình của một thành viên bên Diễn Đàn Văn Hoá Phương Đông

Nhìn lại lịch sử nước nhà cả 1000 năm bị nô lệ bởi giặc Tàu, dân ta đã chịu bao nhiêu điều khổ lụy, dân chúng đói khổ lầm than, dân ta đến lúc cùng đường chịu không nổi nữa mới đứng lên đánh đuổi giặc đi, rồi được hoà bình bao nhiêu lâu??? rồi lại bị nước Tàu sang xâm chiếm tiếp tục bắt dân ta làm nộ lệ khổ sai, hành hạ trăm điều cay đắng!…

Dân tộc chúng ta có nền võ thuật cổ truyền với nét đặc thù riêng, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi cho toàn thể dân chúng, nhất là những thanh niên khỏe mạnh để cùng nhau tập luyện, gìn giữ quê hương đất tổ không cho bất cứ giặc ngoại xâm nào vào xâm chiếm đất nước chúng ta, mà chỉ chờ đợi giặc đến nhà mới ra đánh… Chúng ta đánh thắng được một phần nhờ vào võ thuật, nhưng điểm chính yếu là nhờ vào ý chí quật cường của dân tộc bị áp bức quá tàn bạo và dã man, nên quyết tiêu diệt quân thù để đem lại hoà bình, cơm no áo ấm cho toàn dân.

- Những môn võ thuật nổi tiếng của dân tộc Việt Nam là gì? Được phát triển ra sao? Có được phổ biến rộng rải ra cho quần chúng không?
- Chắc chắn là không! Nếu có thì dân tộc chúng ta đã hùng mạnh rồi đâu có để bị nô lệ và  đô hộ trên cả ngàn năm như vậy chớ?

Cho đến thời Quang Trung Đại Đế, nền võ thuật Tây Sơn mới bắt đầu phát triển mạnh nhưng cũng chỉ ở lẩn quẩn tại địa phương thôi đâu có phổ biến rộng rải ra ngoài cho toàn quốc đến từng lớp dân chúng ở xa?
Trong quá khứ , võ Thiếu Lâm của Trung Quốc tràn lan sang nước ta, chúng ta học võ của người chỉ học được những đòn thế thấp và bình thường làm sao đánh thắng được những cao thủ võ lâm cao cấp của họ?

Rồi đến thời Pháp thuộc, bao nhiêu phái võ ngoại quốc du nhập vào nước ta, chúng ta lại chạy theo học võ của người, học những chiêu võ bình thường của người mà lại đánh nhau với người ta thì làm sao đánh thắng họ được chứ? Đâu có ai dạy những đòn cao cấp của họ cho mình học đâu?

Nhận ra những yếu điểm đó, nên Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc mới nhìn lại thể tạng của người Việt, nghiên cứu những thế võ cao cấp, hiểm độc của họ, rồi mới lấy võ và vật cổ truyền của dân tộc làm căn bản để sáng tạo, phối hợp, chế biến ra những đòn thế đặc thù riêng của dân tộc, họp với thể tạng người Việt Nam, đặc biệt là dùng những chiêu thức phá giải để khắc chế lại họ thì mới có cơ hội chiến thắng. Vì thế môn Võ Việt Nam tên gọi tắc là Vovinam ra đời, tạo nên một luồng sinh khí mới trong giới thanh niên sinh viên thời pháp thuộc. Thời đó đã có câu khẩu hiệu:
- Ai không học Vovinam là không có lòng yêu nước..

Như vậy tầm mức quan trọng của võ Vovinam vừa đưa ra quần chúng đã có tiếng vang dội khắp nơi rồi, người người cùng nhau gia nhập và tập luyện để phòng thân và giúp ích cho đất nước.

Ở đây chúng ta không đứng ở vị thế của võ phái nầy mà chê võ phái nọ, sẽ có đụng chạm lớn và cũng không xứng đáng là con nhà võ sĩ, nên nhớ rằng:
- Mình cao còn có người khác cao hơn, đừng bao giờ tư phụ hoặc vổ ngực xưng tên: Ta đây là đệ nhất thiên hạ!

Võ phái nào cũng có cái hay riêng của nó, đánh hay, đánh giỏi hay dỡ là do người tập luyện có được trình độ cao hay không mà thôi. Thí dụ như Kick Boxing chỉ có một số đòn thế đơn giản, nhưng tại sao nó nổi tiếng? Chỉ tại vì người ta tập nhiều, tập với tốc độ nhanh, đánh mạnh và ra đòn chính xác…

Trong khi Vovinam chúng ta có quá nhiều đòn thế và bất cứ trong trường hợp nào cũng có thể sử dụng được hết, nhiều người đã nhận chân ra giá trị thực dụng của Vovinam nên mới tham gia đông đảo và được phát triển mạnh trong toàn quốc và lan tràn ra toàn thế giới... Quốc võ ở đây không phải là do Vovinam tự xưng danh hay van xin mà được, mà có danh xưng hay không là do chính quyền cảm nhận sự lớn mạnh và ích lợi của nó mà công nhận…

Như hiện nay là điều kiện cần thiết để có một phái võ đại diện cho nước Việt Nam ra tầm thế giới, mà chỉ có Vovinam mới đủ sức đại diện cho Việt Nam vì Vovinam là một môn phái đa dạng thích hợp cho mọi lứa tuổi và nhất là được sự ưa thích của các giới thanh niên, sinh viên học sinh, và hiện nay Vovinam được phát triển lớn rộng khắp nước Việt Nam và Vovinam cũng có mặt khắp các châu lục khác như: Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Úc cho nên hiện tại Vovinam được chính quyền ưu tiên yểm trợ để cho phát triển  mạnh hơn lên vậy thôi, nhưng theo tôi thấy thì trong quá khứ, chính quyền  đã yểm trợ mạnh mẽ cho võ cổ truyền và các võ phái khác, còn Vovinam thì chỉ mới được yểm trợ trong thời gian gần đây thôi…

Phái võ cổ truyền Việt Nam cũng có những đòn thế đặc thù, những thế đánh rất hay, xuất sắc và đặc biệt… cũng cần nên trân trọng gìn giữ và phát triển lớn mạnh, nhưng cần phải phát huy nhiều hơn nữa để phong trào được phát triển lớn mạnh thêm. Như nước Nhật người ta có nhiếu võ phái nổi tiếng chớ không riêng gì một phái võ và các phái võ của nước Nhật đều được toàn thế giới biết đến như Judo, Karaté, Aikido, Ninja… Mong rằng trong tương lai võ cổ truyền cũng sẽ được vinh danh giống như Vovinam vậy thôi..

Hiện nay Vovinam hằng năm chỉ tổ chức thi hội diễn và đối kháng để tạo phong trào khỏe cho các thanh thiếu niên thi đua tập luyện để phát huy năng khiếu và tài năng. Đây cũng là một cơ hội để khích lệ tinh thần tập luyện của các môn sinh được hăng hái với phương châm: Học phải thực hành, nếu không thực hành, không ứng dụng thì không thể phát huy tài năng và sở trường của mình. Thi đấu của Vovinam không phải là vấn đề thượng đài ăn thua đủ, Có thi mới biết được mình đánh đẹp hay xấu, có thi mình mới biết đánh hay hay dỡ? Để từ đó các môn sinh rút kinh nghiệm cố gắng tập luyện đạt trình độ cao hơn.
Chúng ta cần phải phân biệt : - Thi đấu đối kháng và hội diễn của Vovinam khác xa với Thượng đài. Thượng Đài là đấu võ để cho khán giả mua vui và cá độ, điều nầy khác xa với việc thi đấu của Vovinam.

Một điều quan trọng cần phải nói là:Vovinam là môt môn phái Võ Đạo có chủ trương và đường hướng rõ rệt với mục đích đào tạo và huấn luyện cho người môn sinh trở thành những con người có Tài - Đức song toàn để có thể giúp ích cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Bước chân vào học võ là người môn sinh đã học Võ Đạo, phải thuộc lòng 10 điều tâm niệm, lên cấp cao hơn là phải biết giải nghĩa 10 điều tâm niệm như thế nào, chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân, những phương châm hành xử với đời...Luôn lấy đạo hạnh làm phương châm và lấy kỷ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện hành xử...., nhờ vậy có rất nhiều người đã thành công và tạo nhiều uy tín trong xả hội được nhiều người mến phục qua phương cách làm việc, qua tư cách, tác phong đạo đức đứng đắn của người Việt Võ Đạo Sinh.

Thế giới nầy không có gì hoàn hảo cả, xả hội lúc nào cũng có cái tốt, cái đẹp và cũng không thiếu những cái xấu xa và những cái không tốt đẹp.. Người thì có lúc vầy lúc khác, có người ác có người thiện, trời cũng có lúc nắng lúc mưa, đâu phải lúc nào cũng là mùa xuân đâu???

Đừng thấy hành vi của 1 người hay vài người mà đánh giá trị toàn thể môn phái thì quá thiển cận và sai lầm rồi.

Trân trọng!
Võ sư Cẩm Bình

**********************************************************************************

*. Ý Kiến của Một môn sinh Đà Lạt :

 

Chào bạn bên diễn đàn (Văng) hóa phương đông
Thật sự là tôi cũng chẳng rảnh để mà đi giải thích hay tranh luận với bạn những cái tạm gọi là am hiểu về võ thuật cũng như về vốn hiểu biết cái nền văn hóa của Việt Nam mà bạn đã có. Nhưng nếu không có vài ý kiến về những nội dung mà bạn đã nêu thì tôi rất tiếc cho mọi người phải mất thời gian vì tranh luận với bạn trong khi bạn cũng chẳng thể hiểu gì cả và lại để chính bạn cứ nghĩ là bạn là một nhà có tư tưởng lớn...
Qua bài viết của bạn tôi có cảm giác:
- Bạn chưa từng THẬT SỰ biết học võ là học những gì và học như thế nào nữa chứ đừng nói là học VVN,
- Kiến thức tối thiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam của bạn chỉ là lõm bõm nhưng cũng rất muốn tranh luận.
- Lúc thì bạn đòi tranh với đấu, lúc thì bạn đòi không sân si. Cũng chẳng hiểu được bạn muốn cái gì nữa trong khi chính cách nói của bạn cũng đã quá sân si rồi.
Các môn võ nào cũng muốn cho con người ta khỏe, có ý chí, có đạo hạnh tốt chỉ có một số nhỏ phần tử không biết, không am hiểu được mới nhận định và hành động không đúng thôi. Tôi nghi ngờ bạn quá! Cứ theo lập luận của bạn thì môn võ nào phù hợp với Quốc võ nhất?

*********************************************************************************

*. Ý kiến của môn sinh Huỳnh Võ Hoàng Thiếu

 

Đọc qua những dòng nhận xét ở bên trang web kia đúng là họ chưa thực sự hiểu về mp chúng ta. Nhưng sẽ có 1 số điều cần ngẫm lại...

Hôm đi tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập MP, tôi thực sự khó chịu khi thấy hàng ghế trên mình đều là những anh Hoàng đai nhưng lại tỏ vẻ mất trật tự, buông lời chọc ghẹo 1 lam đai trơn bên Bình Thạnh.

Môn phái chúng ta không phải không có người tài, nhưng có vẻ phần đông vẫn chưa thực sự lĩnh hội được một cách có hệ thống, phần tập thể lực của chúng ta tuy có nhưng chưa đủ ( chỉ phổ biến nhất là nhảy rút gối ), lại chưa được áp dụng theo khuôn khổ, phổ biến rộng rãi. Phần lớn chúng ta được học rộng rãi nhất là những thế nhào lộn vì thế mà nhìn thân pháp một người dễ dàng đoán là người đó học VVN, nhưng nếu phát đòn mạnh mẽ, họ lại nhầm tưởng là người của Taekwondo, Karate. Những người bạn của Thiếu thường nói khi nhắc đến VVN : " Môn này bay nhảy đẹp lắm ", mà ít ai nói rằng " Sức công phá dữ dội lắm ", chẳng hạn.

Và hình như sự giáo huấn Võ đạo cũng chưa được thường xuyên như tập luyện, nếu bảo mỗi môn sinh phải tự tâm học võ đạo thì mấy ai làm được đâu, không phải ai cũng có ý thức ngay từ đầu.
Vĩnh Xuân Quyền, môn sinh mới bước vào tập luyện phải luyện qua Trạm Trang Công, luyện với mộc nhân cho đến một giai đoạn nhất định mới bước vào tập luyện kỹ thuật.
môn phái Thiếu Lâm ngày trước, sau mỗi giờ tập luyện đều có giờ để môn sinh tụ tập ở 1 căn phòng để tụng kinh, tác dụng làm cho tâm tịnh, tiêu trừ tà tâm.

Môn phái chúng ta về Võ đạo rất hay,nhưng có lẽ cần xem xét lại cách truyền dạy như thế nào ? Nếu 3 ngày tập/ tuần, thì 2 buổi tập kỹ thuật, buổi cuối tuần có thể dành nửa thời gian để đối kháng, nửa còn lại thày trò cùng nhau ngồi lại để bàn về Võ đạo.
Phải có hẳn 1 giai đoạn tập luyện công dành cho người mới nhập môn liệu có thừa không ?

Thẳng thắng mà nói, Thiếu nghĩ MP chúng ta, và những đầu tàu cần phải luôn xem lại cách huấn luyện môn sinh. Năng kiếm tìm những tinh hoa độc đáo của môn phái khác, xét lại những khuyết điểm mà ngày càng sửa đổi cho phù hợp với thời thế. Đâu phải ở đâu VVN cũng có cách dạy hay ? Câu nói : " Cao nhân hữu tắc cao nhân trị " là để chỉ cho thấy bất kì người tập luyện nào cũng chưa phải là giỏi nhất, điều đó cũng có nghĩa là không phải môn phái nào cũng hoàn hảo.

Là môn sinh, nếu chúng ta thực sự yêu VVN thì một tố chất mà Thiếu nghĩ không thừa đó là chúng ta phải tự năng động xem xét cái hay cái dở của MP khác và của chính chúng ta, bàn lại cho mọi người cùng góp ý. Lên diễn đàn thì vấn đề chính chúng ta cần bàn là võ thuật.

***********************************************************************************************************

*. Ý Kiến của môn sinh Phong_Châu

 

Thật sự tôi cảm thấy rất bức xúc trước bài viết của thành viên nào đó bên diễn đàn văn hóa phương đông. Không biết thành viên này trình độ cỡ nào mà nói chuyện giống như 1 bậc "cao nhân".

Trích:

Nếu cho tôi nói một câu thì tôi nói rằng, việc Vovinam là quốc võ của Việt Nam là một quyết định sai lầm trong lịch sử võ lâm nước nhà. Xét về tính lịch sử và giá trị của môn võ này thì, môn này chỉ là sự chắp vá tầm thường của một số đòn thế của các môn phái khác mà thôi. Về các bực tiền bối thì tôi không bàn và không có thẩm quyền bàn tới, nhưng với hậu duệ sau này, và cách dạy của mộn này đối với môn sinh thì VVN rất kém cỏi so với nền võ học của ông cha ta để lại.

Nếu nói như thế thì chẳng lẽ: Judo của Nhật, Taekwondo của Hàn Quốc. Cũng là một sự chắp vá tầm thường sao? Bởi vì các tổ sư môn này cũng phải đi học nghệ các võ phái khác để rồi từ từ ngộ ra các đòn thế và phát triển theo một hướng mới. Như judo thì tổ sư của Judo là Jigoro Kano cũng theo học nhiều phái, nhất là Jujutsu để rồi sau đó mới thống nhất các ưu điểm mà ông được học và sáng chế ra môn võ Judo hiện đại vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20... Sáng tổ của chúng ta cũng thế, cũng học hỏi nghiên cứu các võ phái khác 1 thời gian rồi mới sáng tạo ra môn võ mới phù hợp với người VN. Như thế gọi là chắp vá hay sao? thật là tầm thường khi nói câu đó. Thiết nghĩ khi nói một vấn đề gì thì nên nhìn lại bản thân mình là người như thế nào đã... Một người học dốt thì không thể mở miệng ra chê người giỏi hơn mình là kẻ tầm thường.

Trích:

Tuy nhiên, các môn phái võ VN bay giờ chỉ chú trọng day con người ta các kỹ thuật đế đấm đá, đánh chém lẫn nhau, chư có ai dạy cho con người ta trở thành một con người đức hạnh, một con người ngoan hiền, một con người của tình yêu thương mọi người đâu. Bằng chứng là các cuộc đấu đài để lên đai, các cuộc phân hơn cao thấp với nhau. Võ VVN cũng thế, tôi chỉ thấy dạy các đòn thế đám đánh, chứ có dạy nhân cách cho người luyên đâu (cách đây mấy năm có một cậu là môn sinh của VVN học tại DH Luật Thủ Đức đã giết người...)chẳng hạn. Vây câu hỏi đặt ra là VVN đã xứng đáng là Quốc Võ của VN chưa????????

Không biết người này nói mà có biết nghĩ và "nhìn xa" không? hay chỉ biết nhìn theo kiểu "ếch ngồi đáy giếng" nên mới nói một câu như thế. Vì đâu riêng các môn võ của VN mà gần như tất cả các môn phái khác cũng dạy người ta kỹ thuật đấm đá, đi quyền, khóa đòn,v,,v,, hơn là dạy về võ đạo. Mà riêng về VVN bản thân PC nhận thấy "ở đó" có những con người hết lòng vì môn phái, vì sự phát triển của môn phái mà chấp nhận chịu thiệt thòi, dè bỉu, ganh tỵ của người khác. Còn những môn phái khác thì sao? thật sự mà nói thì PC thấy đa số bay giờ các môn phái nói riêng và các CLB dạy võ thuật nói chung đều chỉ biết dạy kỹ thuật và nhận tiền là xong, ít có môn phái nào dạy về võ đạo lắm. Nhưng dù chưa chuyên sâu vào VVN nhưng bản thân PC được biết và nhìn thấy các môn sinh VVN luôn có tình cảm tốt với nhau. Không như các môn khác, như TAEKWONDO chẳng hạn các đơn vị mà thi đấu với nhau thì nhìn nhau là kình nhau rồi đâu như VVN mình.Lúc lên thảm đấu thì là đối thủ nhưng khi cởi giáp ra thì chúng ta là bạn. Đó là cái hay mà không phải môn phái nào có được, vậy tại sao không nhìn nhận cái thực tế ấy? Mỗi con người chúng ta đều có: 2 con mắt và 2 lỗ tai. Đề có thể nhìn thấy cái tốt cái xấu, nghe điều hay điều dở. Vậy tại sao không nhìn thấy những điểm tốt mà toàn nhìn các điểm xáu theo kiểu "Vạch lá tìm sâu".
Và chỉ vì một trong số hàng chục hàng trăm ngàn người tham gia tập VVN phạm sai lầm.Là cả một tập thể lớn không xứng đáng nhận một danh hiệu nào đó sao? Nếu đúng là vậy thật thì chắc có lẽ các môn: Karatedo, taekwondo, thậm chí là cả Aikido... sẽ không xứng đáng để phát triển ở Việt Nam. Vì sao? Đơn giản là bởi vì các môn này nhất là Taekwondo có số lượng người làm ảnh hưởng đến môn phái nhiều nhất. Như là vụ: Võ Sư Nguyễn Văn Vạn thầy của Võ Sĩ Trần Quang Hạ, đã ra lệnh cũng như trực tiếp đánh người gây chết người. Hay mới đây nhất là vụ võ sĩ TAEKWONDO đã đá trọng tài chảy máu răng ngay trước hàng Triệu người trên thế giới đang theo dõi... Như thế có phải môn phái Taekwondo đành phải ngưng hoạt động không? Câu trả lời là không mà ngược lại Taekwondo vẫn phát triển một cách bình thường như chưa có gì bình thường hơn. Vì thế việc đó chẳng là gì to lớn để VVN không xứng đáng để được là Quốc Võ của VN cả.



vvnnews (Theo Thư viện Vovinam )



Tin liên quan:
Tiểu Luận Võ Học - VS Trần Minh Hoàng [Thu - 06/16/2016 08:16]
Cảm nhận về giải Vovinam Việt Nam [Sat - 08/20/2011 10:41]
Hành trình VoViNam Việt Võ Đạo III - Trách nhiệm với lịch sử [Sun - 09/19/2010 01:08]
Hồi Chuông Báo Động (số 3): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 10/03/2009 10:53]
NGƯỜI TRONG CUỘC (Góp ý về quyển LSMP VVN-VVĐ tập 1 của VS Trần Nguyên Đạo) [Fri - 09/18/2009 10:16]
Hồi Chuông Báo Động (số 2): - Đâu là Thật? Đâu là giả [Sat - 09/05/2009 23:20]
Hồi Chuông Báo Động (số 1): - Đâu là Thật? Đâu là Giả?? [Sat - 08/29/2009 21:59]
Canh Tân Môn Phái - Cách Mạng Con Người ! [Tue - 07/07/2009 08:59]
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Hành Trình Vovinam Việt Võ Đạo [Sat - 03/21/2009 16:06]


 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Bình Luận: - Tình Người [Mon - 06/22/2009 10:38]
Thời cuộc với Gia đình [Thu - 02/19/2009 22:45]
Bình luận về chử: Nghĩa [Sat - 08/30/2008 09:54]



.:: VOVINAM VIET VO DAO ::.
Master : Cam Binh Nguyen
Add : 54 South 26 Street. San Jose, CA 95116 - Phone : (408)291-0698
E-mail : vovinamsj@yahoo.com - Website : www.vovinamus.com
------------------------------------------------
Thời gian mở trang: 0.099 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.